Hôm nay,  

Giận kẻ bạc tình

05/10/202308:51:00(Xem: 2943)
Truyện

131412251_2476408459321923_8059539102128036678_n

Lê Điền là một công chức mẫn cán, vợ đẹp con ngoan, mẫu gia đình nhìn vào khối người mơ ước. Đùng một cái, người ta gọi gã là “kẻ bạc tình”. Nhưng nếu nói vậy thì cũng chưa công bằng với gã, bởi vì trước khi làm kẻ bạc tình gã cũng từng là kẻ say tình.
    Chuyện trở về thời thanh niên của gã cách nay hơn 4 thập kỷ, gã từng say như điếu đổ một cô thiếu nữ sáng sớm thường ôm cặp đi học trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm ngang qua nơi Điền thường ngồi cà phê với nhóm bạn gần nhà gã. Nàng học lớp đệ tam trường Trưng Vương. Nàng duyên dáng trong tà áo dài, mái tóc buông lơi, khuôn mặt trái xoan, và đặc biệt đôi mắt đẹp như hút hồn người khác. Nhỏ vô tư chẳng biết gì còn Điền canh me, bí mật đi sau một quãng xa làm cái đuôi theo về tận ngõ nhà nàng. Cách trường không xa, chỉ khoảng cây số. Hóa ra nàng ở cùng khu phố với gã.
    Lúc này Điền đang là sinh viên năm thứ hai trường ĐH Bách Khoa. Thế rồi gã lân la làm quen trước với phụ huynh của nhỏ. Nhân lúc nhỏ đi học, Điền tới nhà nhỏ nhìn vào thấy một người đàn ông luống tuổi (Điền đoán là ba của nàng) đang ngồi uống trà bên hiên, trong sân có nhiều cây cảnh, nhiều nhất là mai. Thấy trước hiên có bàn cờ tướng. Biết Bác Hai (ba của nàng) rất thích cờ tướng. Thế là Điền tìm thầy học lớp cờ tướng. Điền đánh liều vào gặp bác Hai ban đầu vờ hỏi mua cây mai con. Rồi mắt Điền dừng lại ở bàn cờ tướng. Điền nói:
    – Bác có bàn cờ tướng thích thiệt. Con cũng có học chút ít, bác cho con đánh hầu bác vài ván và có gì nhờ bác chỉ vẽ thêm.
    Thế rồi dăm bữa, nửa tháng Điền lại tới đánh cờ tướng, không quên cắp theo lạng trà ngon biếu bác Hai. Cứ vào cuối tuần Điền và bác Hai lại nhấp ngụm trà bên bàn cờ tướng. Có đôi lần thấy nhỏ (Trúc Miên tên của nàng) đi học về, Điền lịch sự gật đầu chào. Khi ra vào đã thành thân quen, Điền mới hỏi:–
    – Nhỏ năm nay học lớp mấy rồi!
    Gã đã biết, nhưng hỏi cho có chuyện. Lâu dần nàng nghĩ bụng anh Điền là bạn cờ tướng của ba mình, ra chiều thân quen. Có những bài toán khó, Điền lại giảng giải cho nhỏ. Rồi Điền trở thành gia sư cho Trúc Miên. Càng lớn nàng càng đẹp lạ. Đôi má ửng hồng, đôi môi hình trái tim rất gợi cảm. Gã thèm đôi môi như thèm trái táo chín mọng. Mỗi lần vô tình chạm phải bàn tay thon ngà ngọc của nàng là Điền có cảm giác như có luồng điện chạy trong người gã.
    Khi gã đã ra trường xin được vào làm ở một công ty nước ngoài và vẫn tiếp tục đeo bám mục tiêu cho đến khi Trúc Miên vào đại học. Ra trường nàng đi làm công việc văn phòng. Gã thưa chuyện với ba mẹ nàng xin cho gia đình sang dạm ngõ. Đám cưới của Nguyễn Điền và Trúc Miên diễn ra vào một ngày đẹp trời trong niềm hân hoan của hai họ và bạn bè. Bây giờ họ là của nhau. Nàng cũng yêu chàng lắm. Gã và nàng đã có tuần trăng mật đáng nhớ. Khuôn mặt nàng, đôi mắt nàng, đôi môi nàng đã đẹp rồi mà thân hình của nàng đẹp như một tòa thiên nhiên với làn da trắng nõn nà, vòng eo thon nhỏ khuôn ngực đầy đặn. Gã đắm chìm trong hạnh phúc đầu đời như cuộc đời mới bắt đầu từ đây. Họ trao nhau cái hôn vồ vập và những ngọt ngào đắm say cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Họ có cảm giác họ là một cặp trời sinh nên trong cuộc sống thường ngày hay trong tình ái với niềm hạnh phúc vô biên.
    Trúc Miên yêu chồng, đảm đang chu toàn, biết vun vén gia đình. Gã cũng lo làm ăn và họ xây được tổ ấm với căn nhà khang trang trong nội đô. Công việc làm ăn của hai vợ chồng đều thuận lợi, thu nhập ổn định, nàng ngoài công việc chính ở văn phòng còn nhận thêm việc về nhà làm thêm, ngoài ra nàng còn làm cộng tác viên của một số tờ báo. Nàng sinh được hai đứa con kháu khỉnh dễ thương! Cuối tuần gia đình nàng lại về ngoại, lúc về nội. Các con học hành khôn lớn. Ngoảnh đi ngoảnh lại các con đã trưởng thành, có công việc ổn định. Gia đình như vậy hạnh phúc, viên mãn.
    Nhưng cuộc đời ai biết được chữ ngờ. “Ăn no rững mỡ” là câu nói trong dân gian. Nghiệm lại quả đúng vậy. Thời bao cấp kinh tế khó khăn, nghèo mà thương nhau, khi đổi mới, đời sống của người dân có khá lên, đặc biệt gã từ công chức nhà nước đã bước lên chức vụ mới đứng đầu một cơ quan, khi gần nghỉ hưu gã lại xin thêm được công việc mới ở trung tâm xúc tiến việc làm chuyên tuyển người đi lao động xuất khẩu, có cả du học nước ngoài. Công việc đưa đến cho gã thu nhập cao.
Thế rồi một hôm có một phụ nữ đẹp, đôi mắt ướt tình tứ, hình thể hấp dẫn, ngực nở, eo thon cặp mông đầy nhấp nhô theo nhịp chân. Nàng đến trung tâm liên hệ cho con đi du học. Qua câu chuyện được biết cô tên là Mỹ Nga, hiện là giáo viên mầm non, trạc tuổi ngũ tuần nhưng thân hình bốc lửa lắm! Câu chuyện qua về dần dần quen biết đã nảy ra một mối quan hệ mới. Và ngày càng khăng khít hơn khi thấy gã quen biết rộng, ngoài việc đưa con nàng du học rồi còn nhận làm giúp làm thẻ đỏ cho nàng. Nàng cảm động lắm!
    Họ hẹn nhau tại quán cà phê vườn cây xanh mát. Gã ý tứ chọn bàn khuất sau một cây phát tài lá sum suê. Nàng đưa mắt tình tứ ngước nhìn gã. Đôi má ửng hồng e ấp. Bỗng nàng làm rơi chùm chìa khóa xuống sàn nhà. Nàng cúi xuống nhặt, chiếc cổ áo rộng để lộ đôi ngực đầy vun, trắng nõn sau tà áo mỏng tanh. Gã nhìn đắm đuối, nuốt nước bọt đầy ứ trong miệng gã. Tiếng nhạc du dương êm đềm như đưa gã vào mộng. Gã ngồi dịch sát lại bên nàng. Làn da nàng ấm lên, gã chạm vào bàn tay nàng rồi nắm chặt, nàng để yên trong tay chàng nỏng bỏng, đưa gã vào cảm giác đê mê, gã đặt lên bờ môi gợi tình của nàng một nụ hôn sâu. Họ như bay bổng lên chín tầng mây. Những cuộc hẹn của họ sau đó diễn ra ở một nơi khác kín đáo hơn. Họ lao vào nhau như không còn biết trời trăng gì nữa. Gã gục mặt vào đôi gò bồng đảo của nàng, bàn tay của gã lướt như chạm trên phím đàn dường như có bản nhạc tình đưa hồn gã từ vùng đồi núi đến hải đảo, đến cả bờ cỏ xanh ở thung lũng mượt như nhung. Nàng cũng ghì chặt lấy gã cuồng nhiệt không kém. Từ đó gã say và nàng cũng say. Họ nghiện nhau như nghiện á phiện. Cũng từ đó họ đặt cho nhau cái nickname mới: Bò Mộng và Cỏ Non (gọi vậy cho thơ mộng chứ tuổi nàng không còn “cỏ non” nữa). Và họ thường nhắn tin qua lại cho nhau:
    Bò Mộng: Em làm gì đó?
    Cỏ Non: Ngồi nhớ anh.
    Bò Mộng: Giờ làm sao cho hết nhớ?
    Cỏ Non: Chúng ta gặp nhau chỗ cũ nghe.
    Nhiều đoạn tin nhắn của gã và nàng không hiểu sao lại bay về nguyên xi không sót một dòng vào điện thoại của Trúc Miên. Trúc Miên đọc xong bàng hoàng, Trái tim đau thắt như ngàn mũi kim đâm vào rướm máu. Nàng lảo đảo khuỵu xuống, cảm thấy trời đất như sụp đổ. Nét mặt chị thất thần, tiếp theo những ngày sau đó, cuộc sống thật buồn như tận thế! Trúc Miên không thiết ăn uống nữa, thấy cuộc đời vô nghĩa quá khi không ngờ người chồng đầu ấp tay gối cùng nhau chia sẻ ngọt bùi gần nửa thế kỷ – từ tuổi thanh xuân cho đến nay tóc ngả màu phai bây giờ lại trở chứng. Chị buồn và tức vì bị chồng phản bội. Điều đó Trúc Miên chưa bao giờ nghĩ đến. Nàng yêu chồng lắm! Gia đình bên ngoại ai cũng quý chàng. Tại sao bây giờ lại đổ đốn ra như vậy. Không muốn tin nhưng những dòng tin nhắn ngày ngày vô tình hay cố ý lại tới tấp chuyển tiếp về máy của chị. Trúc Miên thì nghĩ rằng do mình thường lên chùa cầu nguyện “xin cho con thấy rõ sự thật” nên có đấng vô hình độ nội dung những cuộc hội thoại về máy nàng chăng? Hay là mấy đứa con giỏi công nghệ, nó chuyển tiếp tin về cho má nó đọc? Cũng không thể! Vì mấy đứa ngoan và hiền lắm! Mẹ nó báo với 2 đứa nhưng tụi nó không nói gì. Mặt tỉnh rụi à! Nó cũng chẳng lên kế hoạch gì phụ má nó cả.
    Và họ lại có những cuộc hẹn hò đầy mặn nồng:
    Sáng dậy, Cỏ Non nhắn: Anh ăn sáng chưa?
    Bò Mộng: Chưa! Sáng nay con gái anh nấu bún nhưng anh không ăn.
    Cỏ Non: Sao vậy?
    Bò Mộng: Nhìn mặt bả anh nuốt không vô.
    Cỏ Non: Vậy thôi tới đi ăn với em!
    Rồi hai người lại bên nhau. Các tin nhắn lại bay về tra tấn con tim vợ gã. Một hôm, sau khi đã suy nghĩ lung lắm Trúc Miên quyết định gọi gã vào phòng khách nói chuyện, pha bình trà kèm dĩa trái cây. Vợ gã phân tích phải trái cho gã nghe. Rồi chị gặp mặt cô tình nhân để dàn xếp, khuyên nhủ. Mỹ Nga cũng chỉ tỏ ra nhún nhường ầm ừ cho qua chuyện. Trúc Miên cũng đã tìm hiểu, hẹn gặp gặp chồng Mỹ Nga để nói chuyện. Hai kẻ bị chồng (vợ) phản bội khuôn mặt đau khổ đã kể cho nhau những gì họ đã biết. Trúc Miên cũng đã gặp ba má cô ấy. Ba má cô ấy cũng là người đàng hoàng, họ rất buồn và cảm thấy mình là phụ huynh có lỗi không dạy được con.
    Sau những nỗ lực hàn gắn của Trúc Miên và hai gia đình, gã và Mỹ Nga đã buông nhau ra. Hứa không gặp nhau nữa!
    Gã lúc đầu cũng sợ mất mặt, mất uy tín có xuống nước, xin lỗi vợ và các con. Ở nhà một thời gian nhưng ngày nào nỗi nhớ nhung nhân tình như cào xé ruột gan gã. Những nụ hôn nồng cháy nàng dành cho gã, thân hình gợi cảm cứ hiển hiện trong tâm trí gã. Hình như bứt rứt, nên gã ngày nào cũng gây gổ với vợ gã. Không thể chịu nổi nên Trúc Miên đành bất lực cho gã tự do, muốn đi đâu thì đi.
    Lại nói về lúc làm có tiền rủng rỉnh bởi gã có nguồn thu nhập khá từ công việc mới gấp đôi tiền lương hưu của gã, khoản này gã tiêu riêng, ngoài ra Trúc Miên trả lại cái thẻ lương hưu cho gã nữa. Cũng là một sự giải thoát buông bỏ cho nhẹ lòng. Kể từ đây Trúc Miên khỏi bận lòng chăm sóc gã như trước. Gã lại tung tăng những tháng ngày ngọt ngào đắm say của gã và tình nhân.
    Lại nói về Mỹ Nga, sau khi gặp gỡ gã, nàng ngày càng chán chồng. Trước sự níu kéo của chồng và gia đình, nàng không lay chuyển. Nàng đã làm đơn li dị chồng. Chồng nàng lại về cung cúc sống với mẹ. Còn nàng đưa hai con về ngoại làm một cái nhà trong vườn đầy đủ tiện nghi, trang trí bắt mắt. Mẹ nàng nói với vợ gã là không biết gã làm gì mà nhiều tiền thế, cung cấp cho con gái bà không thiếu thứ gì. Ban đêm khi có dịp đi qua trước nhà nàng trúc Miên thấy sang chảnh sáng rực cả khu xóm.
    Như vậy, ở tuổi người ta không còn trẻ nữa nhưng người ta vẫn cứ say nhau đến lạ. Với vợ bây giờ mà nói thì gã là kẻ bạc tình. Nhưng với nhân tình mới thì gã vẫn là kẻ say tình. Gã chắc mẩm đây mới là tình yêu đích thực chờ đợi gã gần nửa thế kỷ. Gã cảm thấy ngày xưa Từ Thức có vào động tiên thì cũng chỉ đến thế là cùng. Hay như Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi cũng chỉ say nhau đến vậy thôi. Dù cả hai đều đã đi qua những lần đò. Rồi gã nghĩ mối tình Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi đã đi vào lịch sử tình ái nhân loại đấy thôi! Họ đâu còn trinh nguyên khi đến với nhau mà vẫn si mê không thể nào cưỡng nổi. Bên nàng, gã mới thấy thiên đường và khi gã trườn trên tấm thân ngọc ngà cuồng nhiệt của nàng, gã tưởng tượng mình là Đường Minh Hoàng đã tìm được “Dương Quí Phi” của đời mình.
    Trúc Miên dù rất yêu chồng nhưng đành bất lực buông bỏ. Đợi khi các con lập gia đình ra riêng, nàng về phường Bến Nghé sống với ba má nàng lúc này đã trên 80 tuổi. Hằng ngày Trúc Miên lo chợ đò cơm nước chăm sóc ba má, rồi rằm, mùng 1 cùng má đi chùa tụng kinh niệm Phật. Hi vọng cuộc sống trở lại bình yên trong tâm trí nàng.

 

– Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện xảy ra trên một chuyến xe Greyhound. Xe đò Greyhound có vẽ con chó sói xoải cẳng phi nước đại bên hông là thứ nối liền các thành phố bên Mỹ và Canada. Nhiều người trong chúng ta chắc đã từng ngự trên những chuyến xe xuyên liên bang này. Tôi cũng đã từng xuôi ngược với Greyhound. Từ Montreal qua Washington D.C. thăm bạn bè dân thủ đô nước Mỹ như các ông Dzương Ngọc Hoán, Nguyễn Tường Đằng. Từ Vancouver qua Portland thăm ông Từ Công Phụng. Từ Seattle về Vancouver sau khi cưỡi du thuyền đi Alaska thăm mấy chú gấu tuyết. Nói như vậy để thấy tôi cũng có chút kinh nghiệm khi chen vai thích cánh cùng những người không có hoặc ngại lái xế riêng.
Hai chữ giang hồ không mấy xa lạ trong đời sống của mỗi người đều thường đề cập trong thơ, văn, điện ảnh… và cũng là câu nói thường tình với cá nhân, nhóm người trong xã hội. Tác phẩm Thủy Hử ban đầu là Giang Hồ Khách Truyện, sau lấy tên là Thủy Hử vì “căn cứ địa” Lương Sơn là vùng đầm, hồ nên Thủy Hử (bến nước). Truyện nầy qua bản dịch của La Thần và Á Nam Trần Tuấn Khải, gồm 3 cuốn, năm 1973, sau đó với Tử Vi Lang nên rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Trong truyện Thủy Hử của của nhà văn Thi Nại Am (1296-1372) ở Trung Hoa vào triều Nguyên-Mông (1295-1368), kể về câu chuyện của Tống Giang triều nhà Tống, nổi dậy kéo theo “giang hồ hảo hán” gồm 108 người đến núi Lương Sơn. Gọi là anh hùng Lương Sơn Bạc.
Ở Sơn Tây, tôi là khách lạ nhưng mang tâm trạng sâu đậm như người trở về nguồn cội. Đầu tiên tôi tìm mua tấm bản đồ tỉnh lỵ nhưng không ai bán, họ chỉ dẫn địa điểm Thành Cổ rồi theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc của hình vuông ấy là sẽ tìm ra mọi nơi. Hướng Nam đối diện với phố Quang Trung còn gọi là Cửa Tiền, Cửa Hậu ở hướng Bắc có phố Lê Lợi và nếu đi thẳng đến cuối đường sẽ gặp sông Hồng, hướng Đông là Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ và cuối cùng hướng Tây hay Cửa Hữu có phố Ngô Quyền.
Buổi sáng cuối tuần, mùa đông chớm về với những cụm mây xám nhạt, lơ lửng trôi trên bầu trời California, không khí se se lạnh, tôi và Hoàng ngồi ngoài hàng hiên quán Coffee Lovers của Thành phố Hoa vàng nhìn trời hưu quạnh. Bên hai ly cà phê sữa nóng và dĩa bánh Patechaud, Hoàng nói chậm dãi, nhỏ nhẹ, kể cho tôi nghe về quê ngoại của Hoàng thời niên thiếu.
Theo thông lệ trước đây, hằng năm vào đầu tháng 9, CVKer 65 Bok Thân có tổ chức buổi tiệc gây quỹ cho địa phận Kontum. Năm nào Bok Thân cũng thành công mỹ mãn, gởi về quê nhà nhiều số tiền lớn lao dùng cho các hoạt động bác ái của địa phận. Sau dịch cúm Tàu phù, kinh tế trì trệ, dân chúng cũng ngại đám đông nên Bok Thân phải uyển chuyển tổ chức 2 năm một lần; lần này là Đêm Tình Thương lần thứ Sáu.
Memphis là thành phố lớn của tiểu bang Tennessee, nổi tiếng là một trong những cái nôi của dòng nhạc Blues & Jazz của nước Mỹ. Cách đây 4 năm, tôi lái xe đến thăm Memphis chỉ để được nghe nhạc Blues “nguyên chất” tại B.B King’s Blues Club, một trong những “việc đáng làm trong đời” đối với những người mê nhạc Jazz. Nghe nhạc Jazz ở Memphis sẽ thấy được dòng nhạc như chảy trong huyết quản của người da đen ở Miền Nam Hoa Kỳ. Vào đầu tháng 10 năm nay, tôi trở lại thành phố Memphis, nhưng đó không phải là đích đến của chuyến đi. Memphis có phi trường chỉ cách Tu Viện Mộc Lan khoảng hơn một tiếng lái xe. UH, một cô bạn đồng tu đã từng cùng học với một vị thầy, cùng sinh hoạt trong một nhóm Phật tử ở Quận Cam California được chấp nhận vào ni đoàn, làm lễ xuống tóc xuất gia tại Mộc Lan. Tôi cùng một nhóm bạn nhận lời mời đến dự sự kiện trọng đại của một đời người này.
Đọc xong email của Cathy, Khôi mỉm cười khoan khoái, bước xuống phòng khách pha cho mình ly cà phê nóng của buổi sáng cuối tuần. Trời đã cuối Thu, những chiếc lá khô cuối cùng lao xao đuổi nhau theo những cơn gió nhẹ trên mặt đường, tạo nên một âm thanh vui tai. Hàng cây khô trụi lá khẳng khiu đang rung rinh trước gió, chuẩn bị cho những ngày đông dài sắp tới. Khung cảnh thật bình yên. Bình yên như tâm hồn Khôi sau những tháng ngày băn khoăn, ray rứt đã qua.
Vào cuối tháng 5 vừa qua, tôi lại có dịp quay trở về lại mái trường xưa, để tham dự buổi lễ ra trường của một cháu gái Cynthia Ngô, được lãnh nhận bằng Tiến Sĩ Luật Khoa, tại Đại Học Oklahoma City University (OCU), mà tôi là người đỡ đầu (God Father) khuyến khích cho cháu này theo học ngành luật khoa, cũng tại ngôi trường trước kia tôi học.
Dù bạn chưa từng đến Huế, nhưng đã từng nghe tiếng địa danh này qua hai câu hò quen thuộc: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương... ..
Đây là chuyện tình yêu xưa, xa xưa lắm rồi, nhưng dư âm vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm đến thế hệ chúng ta hôm nay… hình như con người sống nương tựa rất nhiều vào tình yêu… tình yêu cho con người nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhiều gia vị đậm đà đáng sống. Nếu hỏi tại sao là vậy, thì thưa rằng bên cạnh tình yêu và cuộc mưu sinh, ta còn có những gì? Bầu cử ư, bầu cử đã qua rồi, ngã ngũ rồi, không còn gì để bàn nữa. Nhưng nếu bạn muốn theo dõi hậu bầu cử, đó cũng là ưu điểm, coi thế sự cuộc đời sẽ diễn tiến ra sao những ngày sắp tới. Trước mắt, bên cạnh, xung quanh còn vây phủ đe dọa đầy chiến tranh tàn khốc hủy diệt đe dọa sự sống còn của nhân loại bằng những vũ khí của khoa học hiện đại tân tiến, cộng với lòng ác độc của tham vọng, của chính trị không phương giải quyết.
Một người bạn nói với tôi rằng có những bài thơ hoặc những đoạn văn nằm hoài trong đầu của mình từ hồi còn nhỏ, nên khi được nhắc tới thì tự động tuôn ra. Tôi thấy có lý. Mỗi khi có dịp nói chuyện với ai về lòng biết ơn, tôi cứ như theo quán tính, chia sẻ một bài thơ ngày xưa tôi học ở bậc Tiểu Học. Không hiểu vì sao! Vì mình có tính hoài cổ? Hay vì đầu óc tuổi nhỏ dễ khắc ghi? Hay vì đây là bài học bắt buộc trong sách giáo khoa? Hay chỉ đơn giản là vì bài thơ có lời lẽ giản dị mà sâu sắc?
Nắng đã tắt từ lâu. Trời đen thẫm bên ngoài. Mùa đã về qua những chiếc lá vàng rơi rải rác theo những câu thơ trong những tạp chí văn chương của thành phố. Mùa thu nằm co trên trang giấy. Heo may lẩn quẩn đầu môi những kẻ gạ tình. Không có mùa thu ngoài đời sống ở nơi này. Hơi nóng vẫn râm ran không khí. Bên ngoài vắng gió. Trong này, chiếc quạt trần lờ lững quay. Và cuộc đối thoại nhì nhằng mãi chẳng đi đến đâu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.