Ngôi nhà của Tổng Thống George Washington ở Mount Vernon
Sau khi thăm thú và chiêm ngưỡng những tượng đài kỷ niệm trong quần thể kiến trúc lịch sử, những bảo tàng viện, những vườn cây (Botanic garden) và chim muông ở trung tâm Thủ đô, chúng tôi lên xe tiến thẳng về Mount Vernon, trang trại của Tổng thống George Washington, nơi ông đã sống ở đây trong lúc sinh thời. Trang trại được tọa lạc trên một ngọn đồi thơ mộng bên dòng sông Potomac.
Căn nhà chính được xây gần như ngay trên đỉnh đồi, khá khang trang và rộng lớn. Nhà có kiến trúc cổ, hai tầng, có nhiều phòng ngủ cho gia chủ và phòng ngủ dành cho khách, rồi nào phòng tiếp khách, phòng đọc sách, bếp, phòng tắm ... Mọi phòng đều được tân trang đẹp đẽ, tuy nhiên chúng vẫn giữ được những nét cổ kính nguyên thủy lúc ban đầu. Hàng hiên phía sau nhà nhìn thẳng xuống dòng sông Potomac chảy phía dưới chân đồi. Từ hàng hiên này, ta có thể nhận ra, hẳn là cảnh trí phải đẹp lắm khi ngắm nhìn dòng sông Potomac chảy lững lờ phía dưới vào những buổi chiều tà, hay khi ngồi nhìn mặt trời lặn, hay những đêm trăng sáng.
Phía sân sau là một dẫy nhà bên hông, gồm những gian nhà dành cho gia nhân, nhà chứa cỗ xe ngựa kéo Washington thường dùng khi đi xa, rồi nhà ướp thịt cho mùa đông...
Mộ cũ và mới của Washington
Nếu ta lần theo con đường nhỏ nằm ở phía sau nhà một quãng không xa, ta sẽ gặp ngôi mộ cũ của Washington, ngôi mộ thật đơn giản, nếu không có bảng hướng dẫn thì không ai biết đó đã từng là ngôi mộ của vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Tiếp tục theo bảng hướng dẫn, ta sẽ đi từ ngôi mộ cũ để đến ngôi mộ mới của Washington. Ngôi mộ mới trông khang trang hơn nhưng vẫn giữ những nét bên ngoài thật đơn giản, khiêm tốn nhưng trang nghiêm. Người gác ngôi mộ luôn nhắc nhở du khách nên giữ yên lặng tuyệt đối để không làm kinh động người nằm trong mộ đang an giấc. Đứng trước ngôi mộ của người “cha đẻ” ra đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới này, tôi liên tưởng tới ngôi mộ của những vị vua chúa dưới triều đại phong kiến ngày xưa và những lãnh tụ ngày nay trên đất nước mình. Thế mới biết, nền tự do dân chủ của một cường quốc như Hoa Kỳ được xây dựng nên để làm nền tảng cho hậu thế, đã bắt đầu bằng những việc nho nhỏ, đơn giản nhưng đầy ý nghĩa như thế này.Thật đáng ngưỡng mộ thay. Tôi nghiêng mình chiêm ngưỡng trước linh cữu Tổng thống Washington với tư cách của một công dân Hoa Kỳ.
Thật ra, cái thích thú khi đến thăm trang trại Mount Vernon chính là được xem những hình ảnh, những đoạn phim (movies, video clips) trưng bày rải rác trong ngôi nhà, mô tả những sự kiện liên quan tới cuộc đời chiến binh và sự nghiệp của Washington. Ta có thể coi đây như là một “bảo tàng viện” thu nhỏ ghi lại một số lớn những biến cố thăng trầm quan trọng trong thời kỳ người dân thuộc địa chiến đấu chống lại sự cai trị của người Anh để giành độc lập và để xây dựng nên một quốc gia tự chủ, mà vị tướng Tổng tư lệnh chỉ huy “Quân đội Giải phóng” lúc đó không ai khác hơn là tướng Washington tài ba. Tài liệu lịch sử của thời lập quốc tại đây thì nhiều lắm. Nhưng có một đoạn phim làm tôi xúc động nhất, đó là đoạn phim diễn tả lại trận đánh ở thành phố Trenton, bên bờ sông Delaware River thuộc phía New Jersey. Đây là trận đánh phản công vùng lên từ tình thế tuyệt vọng của Washington xẩy ra vào mùa đông cuối năm 1776, với một lực lượng dưới ba nghìn (3.000) người đói rét, ô hợp phải chiến đấu với ba mươi lăm nghìn (35.000) quân đánh thuê tinh nhuệ người Đức do nước Anh thuê mướn. Sự chiến thắng của trận đánh này có thể được coi là một trong những trận đánh quan trọng và quyết định trong công cuộc đưa cuộc chiến đấu “Giải Phóng” của Hoa Kỳ đến thành công.
Bức danh họa trận chiến Trenton
Phía dưới chân đồi Mount Vernon có một khu đất rộng diễn lại sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của một ngôi làng cổ xưa rất sinh động, có lẽ vào thời kỳ của thời lập quốc. Từ đây chúng tôi dùng phà chạy dọc theo sông Potomac đến một thành phố nhỏ rất dễ thương bên bờ sông. Nhân dịp này chúng tôi được ngắm cảnh hai bên bờ sông đầy thơ mộng và đầy thú vị.
Nghĩa Trang Quốc Gia và ngôi nhà của tướng Robert E. Lee
Chúng tôi có dịp đi thăm nghĩa trang Arlington National Cemetery (Nghĩa Trang Quốc Gia) vào một ngày nắng đẹp. Nghĩa trang Arlington nguyên thủy là trang trại của tướng Robert E. Lee, rộng 2,5 km2, bị chính quyền thời đó tịch thu làm “Nghĩa Trang Quốc Gia” vì tướng Lee được coi là người có tội với đất nước và là kẻ phản bội trong hàng ngũ quân đội vì lý do tướng Lee đã từng phục vụ cùng họ trong nhiều năm trước đó, sau lại bỏ hàng ngũ để trở thành Tổng tư lệnh quân đội “miền Nam” (Confederate) trong chiến tranh Nội Chiến (1861-1864). Nghĩa Trang Quốc Gia này dành cho tất cả những người có công với tổ quốc Hoa Kỳ, kể từ tổng thống, tướng lãnh tới binh sĩ vô danh trong các cuộc chiến liên quan tới Hoa Kỳ như cuộc chiến tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam ... và những nhân vật nổi tiếng khác trong nhiều lãnh vực.
Mục đích ban đầu của chúng tôi tới đây là tìm ngôi mộ của kiến trúc sư Pierre Charles L’Enfant, một nhân vật như đã nói ở trên. Thật vất vả mới tìm được nó vì ngôi mộ nằm riêng rẽ một mình trên đỉnh đồi cao nhất tại trung tâm nghĩa trang. Ngôi mộ trông rất đơn giản, nhưng ở vị trí trang trọng nhất, từ đấy ta có thể nhìn thấy tổng quát toàn thể Thủ đô Washington phía xa xa. Đặc biệt nữa là ngôi mộ nằm ngay trước cửa của một ngôi nhà lớn, đó là nơi sinh sống của gia đình tướng Robert E. Lee trước khi cuộc Nội Chiến xảy ra. Chúng tôi được thêm cơ hội vào thăm ngôi nhà của một nhân vật nổi danh trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng sinh sống ở đây.
Ngôi nhà ở của gia đình tướng Lee khá lớn, hai tầng, gồm nhiều phòng ốc sang trọng, xinh xắn và cũng là nơi tiếp khách thượng lưu, danh tiếng thời bấy giờ. Tướng Lee thuộc một gia đình quý tộc ở Virginia, có liên hệ thân cận với Tổng thống Washington, và tướng Lee là “chắt” rể (?) (theo sơ đồ gia phả tướng Lee) của Tổng thống George Washington được trưng trong ngôi nhà. Qua việc thăm ngôi nhà này, tôi biết được một chi tiết nhỏ khá lý thú mà tôi chưa được biết trước đó. Sau cuộc đầu hàng của “Miền Nam” (Confederate) trước sức mạnh của “Miền Bắc” (Union), tướng Lee bị tước quyền “công dân Hoa Kỳ” và mãi cho tới năm 1975, Tổng thống Gerald Ford mới ký quyết định trả lại quyền công dân lại cho ông ngay tại trên bàn giấy trong phòng làm việc của tướng Lee xưa kia. Nói chung, những di tích còn lại trong ngôi nhà này có rất ít dấu vết lịch sử mà chủ yếu là sinh hoạt gia đình. Khác với ngôi nhà của Tổng thống George Washington ở Mount Vernon, tuy cũng là nơi sinh hoạt gia đình của tướng Washington nhưng ở đó chủ yếu ghi lại những hình ảnh cuộc chiến đấu oai hùng trong những trận chiến lừng danh của thời kỳ “Chiến Tranh Giải Phóng” vào thời kỳ đầu lập quốc mà ông từng là Tổng tư lệnh quân đội “Giải Phóng Quân”.
Đài tưởng niệm Ngũ Giác Đài
Nơi cuối cùng chúng tôi đến thăm là một di tích lịch sử mang tên The National 9/11 Pentagon Memorial (Đài Tưởng Niệm Quốc Gia 11/9 của Lầu Năm Góc), tọa lạc ngay bên ngoài Ngũ Giác Đài (Pentagon - Bộ Quốc Phòng Mỹ). Đây là đài tưởng niệm dành riêng cho sự kiện bi thảm xảy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tất cả 184 người thiệt mạng trong cuộc tấn công bởi cuộc cướp máy bay dân sự American Airlines Flight 77 của bọn khủng bố rồi đâm nhào xuống một “cánh” của Ngũ Giác Đài. Mỗi nạn nhân được ghi tên trên những “bảng ghi nhớ” để tưởng niệm ở đây. Trong số 184 người thiệt mạng có 125 người thuộc nhân viên Ngũ Giác Đài và 59 người là hành khách và phi hành đoàn trong máy bay.
Những sự kiện lịch sử Hoa Kỳ xảy ra tại Thủ đô Washington quả thật không ít, phải nói là nhiều lắm, nhưng chúng tôi chỉ xin được nhắc thêm đến tên một nhân vật có liên quan đến bài Quốc ca Hoa Kỳ, đó là con đường mang tên Francis Scott Key, gần Ngũ Giác Đài,để vinh danh người đã làm bài thơ bất hủ, được viết lên trong sự kiện lịch sử khi xảy ra trận chiến quân Anh tiến đánh Washington D.C đã được kể ở trên. Và sau này bài thơ ấy đã trở thành lời ca của bài Quốc ca Hoa Kỳ. (Xin đọc bài “Baltimore với hải cảng Inner Harbor” của cùng người viết).
Sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam
Như mọi cộng đồng người Việt khác sinh sống rải rác trên nước Mỹ, cộng đồng người Việt ở Thủ đô Washington cũng có những sinh hoạt không kém nhộn nhịp về mọi mặt so với những thành phố đông đảo người Việt khác như ở miền Nam California, miền Bắc California hay ở Houston và Dallas của Texas.
Hoạt động kinh tế và thương mại. Những sinh hoạt kinh tế, thương mại đa dạng của cộng đồng người Việt Nam tại Washington nói riêng và trên toàn thể nước Mỹ nói chung đã đóng góp, tuy còn khiêm tốn nhưng tích cực cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Một số sinh hoạt thương mại chính ở đây tập trung vào khu thương mại Eden Center. Nơi đây có nhiều văn phòng dịch vụ, cửa hàng ăn uống lẫn siêu thị. Có lẽ vì ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 nên một số bàn ăn được bày ra ngoài trời. Nói chung không khí sinh hoạt ở khu này rất sinh động. Phần lớn những người đến đây vẫn mang khẩu trang.
Sinh hoạt văn hóa
Chúng tôi cũng đã có cơ hội gặp hai chị Lê Thị Ý và chị Lê Thị Nhị, cả hai đều là nhà thơ và nhà văn, cùng là hiền muội của nhà thơ nổi tiếng Vương Đức Lệ (tên thật là Lê Đức Vượng, người được giải thưởng hạng nhất toàn quốc về thơ thời Đệ Nhất Cộng Hòa).
Nhà thơ Lê Thị Ý nổi tiếng vì thơ chị hay, đặc biệt được nhiều người yêu thích qua những bài thơ của chị được phổ nhạc, trong đó có bài “Ngày mai đi nhận xác chồng” do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Chị tặng tôi vài tập thơ đã được in như “Quê hương và người tình”, “Vùng trời yêu dấu” và tuyển tập thơ văn “Quê hương và kỷ niệm” chị viết chung với các nhà văn và nhà thơ khác như Phượng Kiều, Vương Đức Lệ và Lê Thị Nhị.
Nhà văn kiêm nhà thơ Lê Thị Nhị chắc không xa lạ với cộng đồng người Việt ở Washington D.C bởi những hoạt động đóng góp văn hóa của chị ở vùng này từ nhiều năm qua. Người chị nhỏ nhắn nhưng những hoạt động của chị thì không nhỏ chút nào, một người làm việc xông xáo, nhiệt tình và không biết mệt mỏi. Chị đã và đang cố gắng giữ gìn, phát triển ngôi nhà “Nhà Việt Nam” do chị sáng lập. Nơi đây nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng được diễn ra cũng từ nhiều năm nay, đặc biệt cho giới trẻ. Tôi đã được chị tặng cho vài tác phẩm của chị đã được in như “Đôi mắt hoàng hôn”, “Sóng thời gian”. Và chị cũng không quên tặng tôi ba cuốn thơ của nhà thơ Vương Đức Lệ dù tôi đã có ba cuốn thơ ấy trong tủ sách do chính anh Vượng gửi tặng gồm “Thơ tình Vương Đức Lệ”, “Thơ giữa đời thường”, “Thơ Vương Đức Lệ” và cộng thêm tập thơ “Thơ Mai Trung Tĩnh” của nhà thơ Mai Trung Tĩnh. Chúng tôi có cơ hội được đến thăm viếng và đốt nén nhang trên mộ anh Vượng ở một nghĩa trang tại Washington.
Chị Nhị nay vẫn còn tiếp tục là chủ nhiệm của tờ nguyệt san Thế Kỷ Mới kế thừa từ anh Lê Đức Vượng trong nhiều năm nay, chị Hồng Thủy là chủ bút cùng với ban biên tập hùng hậu gồm những cây viết nổi tiếng ở vùng Washington nói riêng và hải ngoại nói chung. Tờ nguyệt san Thế Kỷ Mới bị tạm đình bản trong hai năm qua do dịch Covid-19, nay mới tục bản trở lại được vài ba số. Nhắc đến chị Hồng Thủy tôi không thể quên được buổi ra mắt tác phẩm “Những cánh hoa dại mầu vàng” của chị ở Washington D.C cách đây hơn mười năm (2010) mà tôi đã có cơ hội tham dự.
Hoạt động xã hội,hoạt độngchính trị của cộng đồng Việt Nam ở nơi đây cũng rất khởi sắc. Một đài phát thanh và truyền hình của cộng đồng dành cho vùng Thủ đô Washington. Tôi có dịp được vào thăm buổi phát hình tin tức bằng tiếng Việt của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), tiếng nói chính thức của quốc gia Hoa Kỳ.
Thế mới biết sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ta ở Washington D.C thật nhộn nhịp và đủ mầu sắc.
Tình nghĩa
Chúng tôi đến Washington D.C, không phải chỉ để được hưởng những cảnh đẹp, những di tích lịch sử, món ăn Việt Nam ngon miệng, mà còn có nhiều điều mà chúng tôi sẽ luôn lưu lại trong lòng và nhớ mãi không quên, ấy là tình cảm nồng ấm mà chúng tôi đã nhận được từ sự tiếp đón ân cần của những người bạn thân quen đã lâu năm nay mới gặp lại như một số các bạn đồng khóa, đồng môn hay một số các bạn đồng nghiệp cùng làm việc tại Việt Nam ngày xửa ngày xưa, và từ những người chúng tôi vừa được quen biết lần đầu đang sinh sống ở đây.
Đặc biệt trong chuyến đi chơi kỳ này, một cơ duyên hy hữu, tôi đã được gặp nhà văn Nguyễn Văn Tới, người đã từng đoạt giải thưởng hạng nhất viết về đề tài “Viết Về Nước Mỹ” do tờ báo Việt Báo (Nam California-Orange County) đề xướng hàng năm, và nhà thơ Nợ Ơn Lê Văn Tư.
Chúng tôi trở về San Jose, mang theo trong lòng biết bao nhiêu cảnh đẹp, biết bao nhiêu hiểu biết, biết bao nhiêu tình nghĩa, và biết bao nhiêu ân tình. Xin cám ơn tất cả mọi người.
Thương nhớ Hoa Thịnh Đốn.
– Nguyễn Giụ Hùng
(4/2022)
Ghi chú: Tài liệu lịch sử được sưu tầm và gạn lọc từ những sử liệu Hoa Kỳ.
Ở xứ ấy, người ta ngủ đến trưa mới dậy. Chàng nhớ thế khi nghĩ về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu khi còn bé, mỗi lần nghĩ thế, đều lấy làm ngạc nhiên, và lấy làm ngạc nhiên về sự ngạc nhiên ấy. Thế mà giữa một thành phố châu Âu, chàng lại gặp chúng. Trên nền tường trắng và mặt biển xanh, giữa những màu xanh và trắng, chỉ hai màu ấy, đôi khi xanh và đỏ, chàng gặp lại chúng, hồ hởi, tưng bừng, nó và chàng như hai thằng bạn thời mặc quần xà lỏn nay gặp nhau
Lơ đảng nhìn mây trời và đèn đường, tôi từ tốn chuyển xe sang tuyến trái để cua. Cha tôi thường nói, “Con phải tập bỏ tính lơ đểnh, nếu không, sẽ có ngày gặp phiền phức.” Nhưng lơ đểnh là nơi nghệ sĩ lang thang, ngẫu hứng tìm thấy những sáng tạo không ngờ. Chợt thoáng trong hộp kính nhìn lui, thấy chiếc xe đen nhỏ bắn lên với tốc độ nguy hiểm, tôi chuyển xe về lại bên phải, sau gáy dựng lên theo tiếng rít bánh xe thắng gấp chà xát mặt đường, trong kính chiếu hậu, một chiếc xe hạng trung màu xám đang chao đảo, trơn trợt, trờ tới, chết rồi, một áp lực kinh khiếp đập vào tâm trí trống rỗng, chỉ còn phản xạ tự động hiện diện. Chợt tiếng cha tôi vang lên: “đạp ga đi luôn.” Chân nhấn xuống, chiếc xe lồng lên, chồm tới như con cọp phóng chụp mồi. Giữa mơ hồ mất kiểm soát, tử sinh tích tắc, tôi thoáng nhận ra trước mặt là thành cây cầu bắt qua sông.
Danh đi làm lúc 5 giờ sáng, ra về lúc 2 giờ trưa, từ sở làm đến đây khoảng 10 phút đường phi thuyền bay. Giờ này vắng khách. Những lúc khác, buôn bán khá bận rộn. Áo quần lót ở đây khắn khít thời trang, từ đồ ngủ may bằng vải lụa trong suốt, nhìn xuyên qua, cho đến hàng bằng kim loại nhẹ, mặc lên giống chiến sĩ thời xưa mang áo giáp nhưng chỉ lên giường. Hầu hết khách hàng đến đây vì Emily và Christopher. Người bàn hàng độc đáo. Họ đẹp, lịch sự, làm việc nhanh nhẹn, không lầm lỗi. Cả hai có trí nhớ phi thường. Không bao giờ quên tên khách. Nhớ tất cả món hàng của mỗi người đã mua. Nhớ luôn ngày sinh nhật và sở thích riêng. Ngoài ra, họ có thể trò chuyện với khách về mọi lãnh vực từ triết lý đến khoa học, từ chính trị đến luật pháp, từ du lịch đến nấu ăn… Khách hàng vô cùng hài lòng
Sau hơn ba mươi năm gắn bó với cuộc sống ở Mỹ, ông Hải và bà Lan quyết định về hưu và bắt đầu một chương mới của cuộc đời. Quyết định này, mặc dù bất ngờ với những người xung quanh, lại xuất phát từ một ước mơ giản dị-sống những ngày cuối đời an nhàn tại quê hương. Hai ông bà đã dành dụm được một khoản lương hưu kha khá, cộng thêm số tiền đầu tư từ kế hoạch lương hưu 401k, đủ để họ cảm thấy có thể an tâm sống thoải mái ở Việt Nam.
Mẹ chị vừa bước qua tuổi 90, cụ đã bắt đầu lẫn, không tự săn sóc mình và không dùng máy móc được nữa.
Bố chị mới mất cách đây hai năm và Mẹ chị xuống tinh thần rất nhanh sau khi Bố mất. Bắt đầu là buồn bã, bỏ ăn, thiếu ngủ, sau đi tới trầm cảm.
Chị đi làm bán thời gian, giờ còn lại cả ngày chạy xe ngoài đường đưa đón mấy đứa nhỏ, hết trường lớp thì sinh hoạt sau giờ học. Chị không thể luôn ở bên Mẹ. Chị tìm được nhà già cho Mẹ rất gần trường học của con, lại gần nhà nữa, nên ngày nào cũng ghé Mẹ được, Mẹ chị chỉ cần trông thấy chị là cụ yên lòng.
Má ơi! Thế giới vô thường, thay đổi và biến hoại trong từng phút giây nhưng lòng con thương má thì không biến hoại, không thay đổi, không suy hao. Nguyện cầu ngày đêm cho má, hướng phước lành đến cho má. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng ba đời mười phương gia hộ má vượt qua đau bệnh để sống an lạc trong những ngày tháng tuổi già bóng xế.
Truyện đầu tiên kể nơi đây là kể về một tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca. Khi đó, ngài được gọi là một vị Bồ Tát. Ngày xưa rất là xưa, có hai người thợ săn, là hai vị thủ lĩnh của hai ngôi làng gần nhau. Hai vị trưởng làng đã lập một giao ước rằng nếu con của họ tình cờ khác giới tính, họ sẽ sắp xếp cho hai đứa con này kết hôn với nhau. Đó là một thời phần lớn hôn nhân là do sắp xếp của ba mẹ. Một vị trưởng làng có một cậu con trai được đặt tên là Dukūlakumāra, vì cậu bé được sinh ra trong một tấm vải bọc đẹp; vị trưởng làng kia có một cô con gái tên là Pārikā, vì cô bé được sinh ra ở bên kia con sông. Khi chàng trai và cô gái lớn lên, cha mẹ hai bên đã kết hôn cho hai người con này. Tuy nhiên, chàng trai Dukūlakumāra và cô gái Pārikā đã có nhiều kiếp tu, cùng giữ hạnh trong sạch, cho nên cô dâu và chú rể cùng cam kết bí mật với nhau rằng hai người sẽ ở chung nhà như vợ chồng, sẽ yêu thương nhau như vợ chồng nhưng sẽ không làm mất hạnh trong sạch của nhau.
Rõ ràng thằng bé đã thức. Nhưng khi An bước đến bên giường, mắt cu cậu nhắm tịt lại vờ như đang ngủ. An cù vào nách con : — Giả bộ này. Giả bộ này… / Bin uốn éo người, cười khanh khách. An xốc con dậy, hôn vào đôi má phúng phính: / — Con đánh răng rồi ti sữa cho ngoan nhé. Mẹ đi làm đây. / Bin choàng vòng tay nhỏ xíu quanh cổ mẹ, giọng ngọng nghịu: / — Mẹ ứ đii… / Bà đưa tay đỡ lấy cu Bin: / — Sang đây bà bế. Chiều mẹ lại về với Bin nào. / Chỉ nũng nịu với mẹ chút thôi, chứ Bin rất ngoan. Chưa bao giờ em khóc nhè, vòi vĩnh như những đứa trẻ khác. Sự hiểu chuyện của con, nhiều khi làm An nghe buốt lòng.
Chiếc ghế đá hầu như rất quen thuộc, dù nó cũng như mọi chiếc ghế khác trong công viên. Tháng Sáu. Bầy ve kêu inh ỏi. Chúng vô tư thật! Đoan ngồi xuống. Mấy buổi chiều nay, tan học, Đoan ghé khu vườn rộng lớn này, như một người trở về, cảm giác thật khó tả. Chợt nghe trong đầu vẳng lại lời của một bài thơ:
Cuộc đời trung úy Đỗ Lệnh Dũng, một sĩ quan VNCH, là biểu tượng bi tráng của lòng trung thành, khí phách giữa chiến tranh tàn khốc, và là minh chứng cho nỗi đau kéo dài của những người lính và thương phế binh miền Nam sau cuộc chiến.
Lớn hơn anh Hợp một tuổi, tháng 4 năm 1975, anh Đăng chưa xong năm thứ nhất về Cơ khí ở Phú Thọ, vận nước xoay chiều, ba anh cũng phải đi "học tập cải tạo" như hơn ba trăm ngàn Sĩ quan QLVNCH. Là con trai đầu lòng, anh Đăng bỏ cả ước mơ, bỏ trường về quê, điền vào chỗ trống của người chủ gia đình mà ba anh bỏ lại. Anh sinh viên kính trắng của Phú Thọ bỗng chốc trở thành phụ xe, lơ xe, cũng đổi đời như gần hai chục triệu người dân miền Nam.
Bây giờ trời đã tối, nhiều người đi ngủ sớm. Bọn trẻ học bài dưới bóng ngọn đèn dầu ở ngoại ô, ngọn đèn đường gần bờ sông. Trước hàng rào kẽm gai, một người lính mang súng đi đi lại lại, một đôi tình nhân đi chơi về muộn. Ngọn đèn hỏa châu sáng bừng góc trời một lát rồi tắt. Người yêu quê hương đã đi ra khỏi mảnh đất của những hận thù dai dẳng mà vẫn muốn trở về. Người nông dân muốn cày lại thửa ruộng của mình. Người thợ sửa đồng hồ muốn ngồi lại cái ghế vải nhỏ thấp của mình sau tủ kiếng bày đồng hồ cũ và mới. Lò bánh mì chiếu sáng nhấp nhô bóng những đứa trẻ bán bánh mì đứng trước cửa sổ với bao tải lớn đựng bánh nóng mới ra lò. Con chim về ngủ muộn biến mất trong bụi cây chỗ anh đứng.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.