Hôm nay,  

If You Are Not Happy...

3/28/202319:27:00(View: 2954)
Tạp văn

maple-tree

Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!

 

Như trường hợp vợ chồng chị bạn thân, là người chung nhóm với tôi ở trại tỵ nạn Thailand. Anh chị gặp nhau và yêu nhau ở trại, được làm phép hôn phối tại Nhà Thờ trại Panatnikhom. Nhưng họ không được may mắn, cả hai cùng lần lượt rớt thanh lọc, khi chị mới sanh đứa con đầu lòng.

Sau một thời gian nghĩ suy bàn bạc, chị ôm đứa con trai chưa đầy năm và cái bụng… mới có bầu lần nữa về nước, anh ở lại trại tỵ nạn, khu biệt giam, quyết chí tuyệt thực, mổ bụng chống đối hồi hương, vào ra bệnh viện cấp cứu mấy lần, cuối cùng vẫn bị cưỡng bách về Việt Nam khi trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á chính thức bị xoá sổ.

 

Về nhà, anh chị buồn quá, đẻ thêm đứa nữa, lao vào buôn bán làm ăn kiếm sống, khá chật vật cho một gia đình với năm miệng ăn. Bên cạnh đó, anh liên lục lên văn phòng Toà Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn kiện cáo, đấu tranh, nộp đơn khiếu nại. Lý do vì gia đình anh thuộc diện “dân hư”, vượt biên và hồi hương, bản thân anh có trong danh sách “hồ sơ đen” vì từng chống đối chương trình cưỡng bách hồi hương và đặc biệt, anh là thành viên sinh hoạt rất tích cực của tổ chức “Việt Nam Quốc Dân Đảng” trong trại tỵ nạn, nên cả gia đình anh đã bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam gây khó dễ khi trở về hoà nhập cuộc sống. Nhờ cố gắng, bền bỉ không nản lòng suốt mười mấy năm trời, “lên bờ xuống ruộng” với Văn Phòng Toà Đại Sứ Mỹ, kết quả là cả gia đình đã được phỏng vấn, được chấp thuận qua Mỹ định cư diện “chính trị đặc biệt” giữa năm 2012.

Nhận được tin, tôi vui sướng mấy ngày liền. Vừa qua đến California, anh phone ngay cho tôi:

 

- Tạ ơn Chúa! Gia đình anh chị đã được cứu vớt lên thiên đàng. À mà không, phải nói rõ hơn là được đưa từ địa ngục lên thiên đàng. Không còn từ ngữ nào diễn tả được niềm hạnh phúc này. Được hít thở không khí dân chủ, được tự do ngôn luận, được quyền làm người.

 

Chị cũng hào hứng không kém gì chồng:

 

- Ba đứa con của anh chị đã được đi học ngay lập tức, chẳng tốn một xu học phí nào, đứa nhỏ còn có xe bus đón đưa mỗi ngày. Có tưởng tượng chị cũng không dám nghĩ đến ngày này em ơi!

 

Anh vẫn còn say sưa niềm vui lớn lao:

 

- Anh hài lòng và mãn nguyện với những gì anh đã hy sinh, kiên nhẫn đợi chờ, bù đắp lại là tương lai tươi sáng của các con, đó là điều vô giá, không có bạc tiền nào so sánh được. Bao nhiêu người ở Việt Nam có tiền tỷ nhưng đâu dễ được qua đây cả nhà năm người làm công dân xứ Hoa Kỳ? Gia đình anh còn hơn trúng số độc đắc em ơi. Tạ ơn nước Mỹ, cám ơn cuộc đời!

 

Anh chị thay phiên nhau nói liên tục, có cho tôi mở miệng được câu nào đâu nà! Mà thôi, tôi có thể hiểu được nỗi niềm lâng lâng ngất ngây ấy, nhất là anh, cứ lập đi lập lại hai câu “trúng số độc đắc” và “anh chị là …triệu phú tiền đô và tỷ phú tiền Việt Cộng, chứ còn gì nữa, phải không em?”

 

Giờ đây, chị có công việc ổn định, đi làm Nails cho tiệm của một người bà con, làm cả ngày vẫn không biết mệt mỏi. Anh vì sức khoẻ yếu hơn sau mấy lần mổ bụng ở trại, nên chỉ đi làm parttime. Thằng con trai lớn, ngày xưa được sinh ra ở trại tỵ nạn, vừa ra trường về ngành Cảnh Sát, đứa con trai kế cũng sắp tốt nghiệp College và cô con út đang học Đại Học. Cuối tuần, anh chị dành thời gian lái xe ra vùng ngoại ô, ngắm cảnh, câu cá, nghỉ ngơi hoặc chăm lo vườn tược rau trái sân nhà.

 

Còn một trường hợp bên xứ lạnh tình nồng là hai người em hàng xóm cũ của tôi. May mắn thay, cách đây khoảng hơn chục năm, thời kỳ Canada mở cửa cho người vào định cư theo diện có tay nghề (không cần bằng cấp cao hay tiền bạc), mà họ được qua Winnipeg với sự bảo trợ của người cô ruột.

 

Lần gặp nhau ở thành phố Edmonton của tôi, nghe tụi nó rộn ràng tâm sự:

 

- Tụi em vẫn còn nghĩ mình nằm mơ chị à. Qua đây, con gái em đi học, nó thích lắm. Được thoải mái học hỏi những điều mới lạ, không phải lo sợ “sao đỏ học đường” theo dõi, không gò mình theo thành tích, chỉ tiêu. Hôm nọ chồng em bị đau ruột thừa, vào bệnh viện cấp cứu, được mổ và nằm viện mấy ngày, bác sỹ y tá chăm lo với trách nhiệm lương tâm và tình người. Trong bệnh viện có tủ lạnh có sữa, nước trái cây, yogurt, bánh mì, người nhà bệnh nhân nếu đói cứ việc lấy thoải mái, vậy mà khi xuất viện, tụi em chỉ việc xách giỏ ra về, không phải trả một đồng nào. Nói thiệt với chị, hai vợ chồng đi bộ ra bãi đậu xe mà không dám đi nhanh, vì nghĩ nếu họ quên thu tiền, nên có ý chờ họ kêu lại để trả viện phí.

 

Nhìn mặt chúng nó rạng rỡ như hoa mới nở, thấy thương ghê nơi. Tôi nói:

 

- Thì Canada nổi tiếng với chương trình Y Tế toàn dân mà. Còn công ăn việc làm thì sao, hai đứa có khó khăn gì không?

 

Hai vợ chồng phá lên cười, giành nhau nói:

 

- Xời ơi, chỉ sợ không đủ sức làm 2-3 jobs thôi chị! Ở xóm mình, em đã không ngại đi làm quán ăn, chồng em đi làm thợ hàn nóng nực cực khổ, thì qua đây chẳng có việc gì làm khó được tụi em hết á, chịu khó thì cái gì rồi cũng có.

 

- Vợ em ban ngày đi làm hãng thịt gà, chiều tối và weekends thì làm bánh trái thức ăn bán cho bà con đồng hương xung quanh kiếm thêm tiền, vì tụi em còn gia đình hai bên ở Việt Nam. Tụi em say mê đi làm trong niềm vui được lo cho người thân khi họ cần giúp đỡ, cảm giác đó hạnh phúc biết bao. Chúng em nhớ ơn Canada vô vàn, Canada thật tuyệt vời!

 

Cả hai trường hợp trên, họ đã mua nhà, ổn định cuộc sống, và việc trả nợ nhà cũng chỉ là vấn đề thời gian.

 

Ai cũng biết, quê hương mình, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, vẫn là đẹp nhất. Nhưng khi quê hương bị tàn phá bởi độc đảng, bất tài, tham nhũng, hèn ác thì người dân đành dứt áo ra đi, dẫu biết cuộc đánh đổi nào cũng có mất mát, hy sinh.

Vậy mà có một số người, sau khi mỏi mòn chờ đợi, trầy trật để qua được xứ tự do, thì cứ than vắn thở dài, như là bị “trời đày”, thậm chí còn chê bai này nọ. Nếu họ là người già cả, như cây cổ thụ bị bưng gốc qua xứ khác không thể thích nghi, thì có thể thông cảm. Còn nhiều người, tiếc thay, lại than vãn những chuyện vớ vẩn, thậm chí chỉ vì tiếc món bún riêu cua đồng, bún mắm, ốc bươu luộc chấm mắm gừng, trà sữa, bánh tráng trộn… Trời ạ, có cho không biếu không tôi mấy món “Ma-dzê in Việt Nam” đó, tôi cũng xin phép “no, thanks!”.

 

Tôi có một bác họ xa, trước đây được con cái bảo lãnh qua Mỹ từ thập niên 80s. Mấy năm trước vợ bác qua đời, bác quyết định về Việt Nam sinh sống với số tiền hưu rủng rỉnh, vì bác nhớ quê nhà, nhớ chòm xóm thân yêu, nhớ cảm giác mỗi sáng bước ra ngõ ngồi nhâm nhi ly cafe và tô phở nóng, xem thiên hạ đi qua đi lại cũng thấy vui. Rồi dịch Covid bùng nổ, bác loay hoay thấp thỏm mãi bên Việt Nam vẫn chưa có cơ hội được chích vaccine, và may mắn thay, bác đã kịp bay về Mỹ chích vaccine trước khi cơn dịch tàn phá bao người dân Việt Nam vô tội vì bọn chính quyền chỉ giỏi nổ nhưng ngu và tham trên cả mạng sống của người dân.

Bác tâm sự, tôi cứ nghĩ về Việt Nam hưởng tuổi già cuối đời, nhưng vài lần phải vào bệnh viện xếp hàng chen chúc chật chội, nếu không có “phong bì” sẽ bị quát tháo, ghẻ lạnh, nay thêm vụ Covid vaccine đã cho tôi thức tỉnh. Lần này tôi thề sẽ không bao giờ rời bỏ quê hương thứ hai của tôi nữa.

Mong rằng bác giữ lời hứa, cũng như xưa kia nhiều người xuống tàu vượt biên, trước bàn thanh lọc phỏng vấn cũng thề hứa đủ điều …À mà thôi, chuyện đó sẽ nói sau, trong một bài viết khác.

 

Riêng tôi, hễ nằm ngủ mơ thấy ngôi nhà cũ cùng cha mẹ anh chị em ruột rà, hàng xóm thân thương, hoặc kỷ niệm dưới mái trường với bạn bè, với người xưa thì không sao. Chớ đêm nào mơ thấy “màu vàng xanh” của mấy tên công an khu vực, “màu xám đặc cán mai” của các cán bộ mặt mỡ bụng phệ chèn ép người dân, “màu tương lai tối thui” của đồng bào Thủ Thiêm, Lộc Hưng, hoặc “màu đỏ máu” của màn “tự té lầu” trong nội bộ “đồng chấy đồng rận”… là mồ hôi hột của tôi vã ra như tắm. Bừng tỉnh dậy sau cơn ác mộng, nhìn qua cửa sổ thấy tuyết đang rơi, nhéo người cùng giường một cái cho chắc ăn, tôi mới hoàn hồn sung sướng, biết mình đang ở Canada.

 

Tôi bỗng nhớ câu nói nổi tiếng của một Tổng Thống Mỹ từng nói cách đây không lâu: “Không ai ép buộc các bạn phải đến Mỹ cả, nếu bạn không hài lòng với đất nước mới này, bạn có thể rời khỏi nơi đây!”

Còn câu nói sau đây là của… tôi:

 

“Tôi thề, sẽ không năn nỉ níu kéo, và sẽ tiễn bạn ra đến tận cổng phi trường”.

 

Xin thề!

 

– Kim Loan

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Pháo bông rực rỡ trên bầu trời, phản chiếu đẹp lung linh trên dòng sông Hudson River chạy dọc theo “thành phố trái táo”, xứng đáng là trung tâm thương mại, văn hóa của thế giới. Thị trưởng Bill de Blasio và ban tham mưu của ông khéo léo ngăn chận tụ tập đông người ở nơi "phồn hoa đô hội", có mật độ dân số rất cao bằng cách chỉ cho đốt pháo mỗi 5 phút ở một địa điểm khác nhau trải dài theo thành phố lớn nhất nước Mỹ. Địa điểm đốt pháo cũng không được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như thường lệ . Quyết định rất thông minh này đã giữ cho New Yorkers an toàn, không có số bệnh nhân tăng vọt như các thành phố khác ở Mỹ sau lễ Độc lập .
Hai mươi ba tháng Chạp. Hình như năm nay Tết sắp về mà không ai đợi chờ. Sài Gòn bây giờ đang sống trong những ngày mới mẻ. Một cái mới lạ lùng, khó chịu, vì thành phố và cả miền Nam đang ngột ngạt trong một nếp sống lạ lẫm sau ngày phần còn lại của đất nước đã lọt vào tay chính quyền miền Bắc. Người lớn nhìn nhau bằng cặp mắt lo âu, thì thầm trao đổi với nhau những lời lẽ bi quan trước viễn cảnh đen tối của dân tộc. Nhưng tuổi trẻ dường như không bị chi phối bởi thế giới rắc rối của người lớn. Giọng nói, tiếng cười của chúng vẫn ròn rã, trong vắt, không gợn chút ưu tư. Gần như hầu hết bầy trẻ trong cả cư xá đang rộn ràng chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ cuối năm. Thuý và Bảo cũng bị cuốn hút vào không khí tưng bừng đó.
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà lại không bình thường nếu người trong cuộc không có tên là Thomas Jefferson. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá tại miền Bắc Virginia. Con đường hun hút không một bóng người, dẫn tới bờ sông dòng nước hung hãn chảy xiết là nỗi tuyệt vọng của một lão ông đơn độc, đang nhìn thấy thần chết mỗi lúc mỗi đến gần. Không có phương tiện nào để qua sông trong mùa này. Lão ông biết vậy, nhưng không thể biết hết những bất ngờ mà ông lại phải trở về nhà ngay, đành cố lết tới bờ sông, hy vọng ai đó có phương tiện qua bên kia, sẽ giúp đỡ. Lão ông đã ngồi đó, từ khi mặt trời đứng bóng và bây giờ, mặt trời đang lặn ở phương tây.
Đã tự nhủ lòng không xem giờ, nhưng thỉnh thoảng con mắt vẫn cứ liếc nhìn vào cái góc màn hình, thời gian trôi qua sao mà chậm dễ sợ, cứ như rùa bò sên chạy. Hải lấy mảnh giấy nhỏ dán lên góc màn hình, che con số hiển thị để khỏi phải uể oải sốt ruột. Thời gian trong hãng dài lê thê, dù chỉ là giờ hành chánh chứ có phải làm thêm chi đâu, những lúc bận bịu thì còn đỡ, công việc khoả lấp thời gian, những lúc rảnh rỗi thì thời gian chẳng biết làm gì cho hết. Người ta thường lý luận: "Thời gian tâm lý không khớp với thời gian vật lý” là vậy. Không ngờ Hải laị “nếm vị" của nó một cách thấm thía như thế.
Có nhiều cách để mừng sinh nhật của nước Mỹ. Năm nay, có lẽ “ở yên trong nhà” là quà mừng sinh nhật lớn nhất mà "nữ thần tự do" và "uncle Sam" mong muốn. "Stay home, save lives, please”. Mất một ngày vui họp mặt gia đình, bạn bè. Hay có thể mất đi một người thân, một người bạn vì tụ tập đông người; và làm chậm đi tiến trình hồi sinh của đất nước. Bạn có lựa chọn nào? Đất nước có thể có những sinh nhật rực rỡ năm sau, và nhiều, nhiều năm sau nữa. Nhưng nếu bạn mất một người thân, một người bạn thì mãi mãi bạn sẽ không tìm lại được. Xin hãy nghĩ đến điều này trước khi quyết định bạn sẽ mừng sinh nhật thứ 244 của Mỹ như thế nào.
Nếu bạn muốn có sự bình an tương đối, không phải nhìn người khác bằng "con mắt mang hình viên đạn" khi họ vô tình đến gần mình trong vòng hai thước, hãy tạm thời về sống ở Connecticut (tiểu bang "lạnh cong xương sống, cóng xương sườn" vào mùa Đông, nhưng tuyệt vời vào mùa hè). Tiểu bang Đông Bắc bảo thủ, êm đềm này đang có một điều mà cả nước Mỹ đang mơ ước: số người bị nhiễm COVID-19 giảm hơn 50% vào trung tuần tháng 6 (theo số liệu thống kê của Johns Hopkins University). Dù vậy, Connecticut vẫn bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cho tất cả mọi người trên 2 tuổi, nếu không giữ được khoảng cách 6 feet.
Hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác! Nhưng, vốn chẳng có chi tuyệt đối, nên buổi chiều nay, mới khác những buổi chiều từng qua. Nắng đã tắt nhưng cái nóng còn oi ả, lết theo bước chân mệt nhọc của một gã thanh niên nghèo khó. Gã có vẻ là một kẻ ăn xin, với y phục rách rưới, lôi thôi, trên tay lại ôm cái bát bẩn thỉu đã sứt mẻ. Hình như gã đã đói lả, vì bước chân xiêu vẹo, ngả nghiêng, tiến được một, lại lùi hai! Cuối cùng, chịu không nổi nữa, gã dựa vào cánh cổng một dinh thự.
Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nhatrang, Trọng nhìn theo lọn tóc bỏ sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, Trọng gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng yên tiếp tục đạp xe đạp, nàng không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.
Thưa ba, mỗi năm ngày báo hiếu từ phụ, lại cận kề Ngày Quân Lực 19 tháng 6 của Việt Nam Cộng Hòa, rồi ngày lễ Tạ Ơn. Con xin gởi ba tấm lòng thành ghi nhớ ơn tiền nhân, nhớ ơn ba trong ngày báo hiếu từ phụ, ngày lễ Tạ Ơn. Ba đã cho con dáng dấp hình hài lành lặn nầy. Ba cho con tâm hồn tươi vui, khỏe mạnh nầy. Ba đã cho con tất cả, tất cả những gì con hiện có… Con đã làm những việc thiện, và những việc... mà ba đã dặn dò chỉ dạy...
Từ những ngày đầu tiên khi bắt đầu có bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ, đầu tháng 3, Nic Brown, 38 tuổi, một chuyên viên IT ở vùng ngoại ô Tuscarawas County, tiểu bang Ohio, đang khỏe mạnh, bỗng dưng thấy khó thở, và sốt cao. Anh tự lái xe đến một urgent care clinic ở gần nhà. Tại đây, Nic được điều trị với phương pháp dành cho một bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn, và thỉnh thoảng tim "đập lỗi nhịp" không bình thường. Chỉ trong vài phút, tình trạng xấu đi, Nic bất tỉnh. Anh được xe cấp cứu đưa đến Cleveland Clinic Union Hospital ở Dover, Ohio. Ở bệnh viện, anh được xác định là đã bị nhiễm Coronavirus.
Sáng nay như những buổi sáng khác, cô gái theo thói quen đi dạo dọc bờ biển, vừa để hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai, vừa để tập thể dục. Trên bãi biển lác đác vài người chạy bộ, hoặc đi xe đạp. Quang cảnh bình yên, gió thổi nhè nhẹ, từng con sóng bạc đầu xô vào bờ êm đềm như hát rồi nhẹ nhàng xoá đi những vết chân in hằn trên cát trả về cho cát sự phẳng lì và mịn màng vốn có. Nơi xa xa mặt trời đỏ rực đang nhô lên từ dưới biển, mặt biển và bầu trời được nhuộm một màu đỏ cam đẹp đẽ xen kẽ những đám mây và sắc xanh của nền trời buổi sớm mai tạo thành một bức tranh vô cùng hoàn mỹ. Cô gái bỗng dừng chân, tầm mắt nhìn về hướng cách cô không xa, một người đàn ông cao lớn đang nắm tay một bé gái nhỏ xinh đi ngược về phía cô, bé gái kéo cha đuổi theo con sóng rồi vội vã chạy lên bờ như sợ sóng đuổi kịp, cả hai đều cười đùa vui vẻ. Nhìn cảnh thân thương ấy tự nhiên con bất chợt muốn khóc, có thứ gì dâng nghẹn trong cổ. Có một nỗi nhớ như máu thịt trong con,
Hồi tôi đi lính, sau 9 tuần làm tân binh ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được chuyển lên Đà Lạt. Đà Lạt với tôi chỉ là trong mơ, trong mộng, trong trí tưởng. Tôi không nhớ những năm tháng ấy (1968), tân nhạc Việt Nam đã có những bản nhạc ca tụng Đà Lạt chưa? Như "Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đà Lạt Hoàng Hôn, Thương Về Miền Đất Lạnh?"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.