Hôm nay,  

Mùa Xuân Anh Đào

28/03/202320:06:00(Xem: 3221)

Tùy bút

 

hoa dao

Cách nay mười năm tôi có một chuyến sang Nhật Bản vào mùa xuân. Chọn đi vào dịp này là để xem anh đào ngoài chuyện viếng các thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ, Kim Các Tự, các đền đài, cổ thành, hào lũy… qua các thời trị vì của các tướng quân cũng như thăm một số thành phố như Tokyo, Kyoto, Kobe, Nagoya, Osaka…Tôi đến Nhật vào đầu tháng tư mà trời vẫn còn những cơn mưa, lúc vào ban sáng, lúc đến buổi chiều nhưng hoa anh đào vẫn không thay đổi sắc diện. Phải nói là hoa anh đào tuyệt đẹp làm choáng ngợp người xem. Đi bộ, ngồi trên xe chạy trong thành phố hay từ thành phố này sang thành phố khác, đâu đâu cũng thấy một màu hoa anh đào dưới bầu trời có lúc trong xanh, có lúc xám xịt bởi mây mưa che phủ. Có một điều là mưa không lớn, du khách có thể che dù đi dưới mưa để ngắm hoa. Anh đào đỏ ngập trong vườn thượng uyển, quanh hoàng thành. Anh đào nở rộ dưới chân những cổ thành rêu phong. Anh đào làm bóng mát che những tảng đá đứng vững ngàn năm. Anh đào bao phủ trên những mái đền thần đạo huyền bí. Anh đào trang điểm quanh những ngôi chùa cô tịch đã đi vào lịch sử vạn niên của xứ mặt trời. Anh đào chao nghiêng rơi rụng theo những ngọn gió thổi về “con đường triết học” của các nhà sư trầm mặc thuở nào. Anh đào mơ mơ hồ hồ dập dềnh trên những hào lũy chạy quanh vách đá thiên thu. Anh đào bay bay theo những vạt kimono thiếu nữ che dù e ấp dưới cơn mưa chiều rơi trên cổ thành Kyoto… Nhiều lắm…những anh đào…anh đào…ở xứ Phù Tang.

 

Dù là anh đào ở thủ đô nước Mỹ hay là anh đào ở thủ đô Nhật Bản, chắc chắc những cánh đào rực rỡ ấy cũng không phải là những thứ đã khắc sâu thấm đậm trong tâm hồn tôi như những cội đào gầy guộc, cành đào nhỏ bé, cánh đào mong manh của những cây anh đào thời bé thơ của tôi. Có lẽ những cây anh đào ở Đà Lạt ngày xưa đã lớn lên cùng tuổi tôi của thời thập niên bốn mươi năm mươi thế kỷ trước. Tôi nói đến những cây anh đào thời xa xưa – gọi như thế cho có vẻ cổ tích – khi tôi mới năm bảy tuổi đã thấy những cây anh đào này rồi, khoảng chừng chưa tới hai chục cây, được trồng dọc theo hai bên đường Lê Đại Hành. Những người “cổ tích” chắc nhớ con đường này. Nó bắt đầu từ trước mặt rạp hát Hòa Bình đổ xuống hồ Xuân Hương và tạo một khúc quanh phía bên kia Cầu Ông Đạo rồi chạy lên thêm một đoạn dốc đến trước nhà thờ Con Gà, phía sau tượng Đức Mẹ Maria rồi chia hai nhánh thành đường Trần Hưng Đạo. Những cây anh đào nghiêng nghiêng theo con dốc là tụ điểm của những ngày hoa nở vào mùa Giáng Sinh cho đến gần Tết âm lịch. Du khách đến thành phố Đà Lạt – khi xưa gọi là thị xã – vào dịp này chắc chắn sẽ có những tấm ảnh chụp chung với anh đào để mang về làm kỷ niệm. Có một nơi khác mà dạo đó tôi cũng thấy có anh đào. Đó là tại Vườn Bích Câu nằm giữa con đường vòng quanh hồ Xuân Hương, dưới chân Đồi Cù và họa hoằn cũng thấy đôi ba cây anh đào trước sân nhà của các cư dân thị xã. Xin mở ngoặc: tôi không nói đến nhiều loại anh đào người ta trồng khắp hang cùng ngõ hẻm ở Đà Lạt trong vài thập niên nay vì tôi là người thuộc loại “cổ tích”, chỉ nhớ chuyện xưa. Chuyện ngày nay ở Đà Lạt tôi không muốn biết. Hình như những loại anh đào và hàng trăm loài hoa khác người ta trồng hiện nay là để che lấp những núi bê tông mọc lên khắp nơi!

 

Nhắc tới Đà Lạt, hồi ấy được gọi là thị xã, ngoài một số tên được gọi như thành phố sương mù, thành phố ngàn thông, thành phố ngàn hoa… người ta còn gọi nó bằng một cái tên khác gắn liền với một loài hoa: thành phố Hoa Đào. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên gọi Đà Lạt là “Xứ Hoa Đào” qua hai bài hát nổi tiếng “Ai Lên Xứ Hoa Đào” và “Bài Thơ Hoa Đào” sáng tác vào đầu thập niên 1960 của thế kỷ 20. Năm tôi học bậc tiểu học ở trường tư thục Tuệ Quang, hầu như ngày nào tôi cũng thấy nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Giáo sư Hoàng Nguyên dạy môn Việt Văn bậc trung học. Sau đó thầy bị bắt vì hoạt động đảng phái. Bẵng đi một thời gian khá lâu, sau biết nhạc sĩ ở Sài Gòn, dạy học rồi vào quân đội và tử nạn năm 1973. Khoảng hơn mười năm trước, tình cờ tôi có gặp một vị quen, vốn người Đà Lạt, trước dạy học biết khá nhiều về nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Nhắc chuyện cũ, vị này cho biết dạo đó nhạc sĩ Hoàng Nguyên có “thích” một cô nữ sinh học trò học lớp đệ lục tên SK. Tôi có biết chị này, thuộc loại người đẹp của xứ anh đào. Lại một tình cờ nữa. Năm 2012 tôi gặp chị SK trên một chuyến cruise ở bờ tây nước Mỹ. Nếu chị không nói tên và gốc gác Đà Lạt thì tôi không sao biết được. Tôi có hỏi chị có biết nhạc sĩ Hoàng Nguyên và tên vài người nữa thì chị bảo có biết. Thế thôi. Hiện chị ở bên Canada.

 

Hoa anh đào Đà Lạt đã làm tốn rất nhiều giấy mực của giới nhạc sĩ, thi sĩ, các nhà văn nhà báo và để lại trong tim của triệu triệu người vì trong đời đã có ít nhất một lần được ghé thăm thành phố ngàn hoa. Đà Lạt thuở đó là nơi du lịch nổi tiếng, ai đến một lần suốt đời nhớ mãi với hình ảnh hai hàng anh đào chạy đổ theo con dốc từ trung tâm xuống đến hồ Xuân Hương. Đà Lạt là nơi du khách ưa thích chụp ảnh kỷ niệm như “Vườn Bích Câu” “Thung Lũng Tình Yêu” “Rừng Ái Ân”… và những thác nước mang tên có âm hưởng bên trời Âu như Prenn, Datanla, Gougha, Pongour… và những con suối mang tên “Suối Vàng” “Suối Bạc” “Suối Tiá” “Suối Thông” “Suối Tiên”… Vào những ngày còn chiến tranh người ta khó có thể đến những nơi xa xôi nên chỉ thả bộ lên Đồi Cù, vòng quanh hồ Xuân Hương, ghé thăm Vườn Bích Câu hay khám phá một không gian thơ mộng có đồi có suối như “Thung Lũng Tình yêu”.

 

Anh đào ở Mỹ và Nhật nở vào những ngày cuối tháng ba đầu tháng tư.Tôi không biết Đà Lạt, anh đào còn nở vào những ngày đầu mùa đông như ngày xưa hay không?

 

cahu 2

 

Có câu chuyện “trộm hoa anh đào” mà tôi và mấy người bạn là thủ phạm. Xin kể. Dạo đó chúng tôi có một nhóm sinh hoạt văn nghệ báo chí. Trong nhóm có mấy chị đều là những người từ Sài Gòn lên Đà Lạt học ở viện đại học Đà Lạt. Tết Ất Tỵ năm 1965 các chị này chuẩn bị khăn gói về Sài Gòn ăn Tết. Đám con trai trong nhóm chẳng biết có món quà gì tặng cho mấy nàng nên mới nghĩ ra cách là đi kiếm mấy cành anh đào để làm quà. Sau vài ngày chạy vòng thành phố để “nghiên cứu” chúng tôi phát hiện được tại một ngôi nhà nằm trên đường Võ Tánh, cách nhà Lê Uyên Phương vài căn về phía trái, gần ngã ba trường Bồ Đề có ba bốn cây anh đào vừa chớm nụ rất đẹp. Thế là chúng tôi chuẩn bị hai chiếc cưa nhỏ để đột nhập vào sân trước của ngôi nhà không có cổng. Những ngày cuối tháng chạp, trời không trăng không sao, hai đứa gồm tôi và Nguyễn Quang Tuyến cầm cưa lủi vào sân trong khi Trần Trọng Thức (chồng nữ tài tử Kim Cương sau này), Phùng Thuận đứng bên ngoài để chờ. Đồng loạt tôi và Nguyễn Quang Tuyến ra tay hành động và bắt đầu cưa được mỗi đứa một cành. Khi sắp ra tay cưa cành thứ hai thì từ bên trong nhà có tiếng la lớn “Ai đó?” Tôi và Tuyến ngưng cưa. Tôi nói nhỏ với Tuyến: “Tiếng thằng Tân bên khoa học” rồi tôi la lớn để đáp lại “Châu Đen đây!”. Từ bên trong lại có tiếng của Tân “Mày làm gì đó?” Phóng lao phải theo lao nên tôi trả lời ngay: “Xin mấy nhánh đào tặng người đẹp Sài Gòn”. Tân đáp lại: “Đừng có cưa hết cây nghen cha nội!” Tôi và Tuyến chờ Tân và ai đó sẽ ra sân tóm đầu hai đứa nhưng sau vài chục giây thấy bên trong nhà im bặt nên tôi và Tuyến ra dấu cho nhau để cưa tiếp. Kết quả là chúng tôi dứt được sáu cành đào mang ra giao cho Thức và Thuận. Tân đây là Nguyễn Xuân Tân, tác giả bài hát “Dậy Mà Đi”, nhà anh chàng ở đường Phan Đình Phùng, không biết sao anh ta lại có mặt tại ngôi nhà này và đã đồng tình cho bọn tôi cưa đào. Cả bọn chẳng đứa nào hiểu vì sao. Mấy hôm sau gặp Tân, anh chàng hỏi: “Mấy cha cưa được mấy nhánh của người ta vậy? Cả bọn cười: “Chỉ có sáu nhánh”. Về sau nhiều lần gặp Tân tại Sài Gòn và sau này ở Mỹ, tôi nhắc lại chuyện cũ và hai đứa cùng cười và mới biết thêm rằng đêm hôm đó Tân hẹn hò với bồ ở trong ngôi nhà có mấy cây anh đào, chỉ có hai đứa. Thì ra là thế…

 

Khi tôi được sang Mỹ tị nạn, sau ba năm tôi có một căn nhà ở vùng tây bắc thành phố. Sau khi tạm yên ổn, tôi liền nghĩ đến phải trồng vài loại hoa để nhớ Đà Lạt. Đà Lạt có nhiều loại hoa nhưng tôi chọn ba thứ. Thứ nhất là anh đào, thứ nhì là hoa hồng và thứ ba là hoa pensée. Sau ba lần dọn nhà tôi vẫn trồng ba loại hoa kể trên là chính ngoài những thứ hoa khác trồng theo mùa. Hiện nay ba cây anh đào phía sau nhà và một cây ở trước nhà đều nở hoa vào tháng ba cho đến tháng tư. Năm nay có một cây nở đúng vào dịp tết nên tôi có được ba bốn bình anh đào chưng trong nhà, nhìn rất mãn nhãn. Riêng cây anh đào ở một góc sân sau đã 17 tuổi, trước đại dịch Covid 19 tôi thường mời bạn bè Đà Lạt đến nhà họp mặt. Cây anh đào đang nở hoa là hậu cảnh cho những tấm ảnh của các chị cựu nữ sinh trung học Bùi Thị Xuân. Từ đại dịch đến nay chưa nghe ai có yêu cầu đến chụp hình bên cội đào nhà tôi nữa.

 

Vào đầu tháng giêng năm 2023 có một luồng khí lạnh từ phương bắc kéo xuống nơi tôi ở khiến cả lũ bông hoa cây trái đều vĩnh viễn ra đi. Mấy cây anh đào cũng cùng chung số phận. Tình cờ một buổi sáng còn vương vấn cái lạnh chừng như của Đà Lạt, tôi bước ra sân sau nhìn về phía cây anh đào ở góc hàng rào thấy có ba đóa anh đào màu hồng thắm đậu trên cành. Những ngày sau đó tôi thấy có thêm năm bảy đóa, chục đóa và mỗi ngày mỗi nhiều... Nhìn các cành thấy còn cả vài trăm nụ đang ngấp nghé nở. Tôi hy vọng vào hạ tuần tháng ba này cây anh đào của tôi sẽ nở rộ cùng với thời gian anh đào nở ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tôi lại ngồi ngắm hoa với tách cà phê buổi sáng… để nhớ Đà Lạt… nay đã “nghìn trùng xa cách”...

 

Phong Châu

(Thượng tuần Tháng 3 - 2023)


chau

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Pháo bông rực rỡ trên bầu trời, phản chiếu đẹp lung linh trên dòng sông Hudson River chạy dọc theo “thành phố trái táo”, xứng đáng là trung tâm thương mại, văn hóa của thế giới. Thị trưởng Bill de Blasio và ban tham mưu của ông khéo léo ngăn chận tụ tập đông người ở nơi "phồn hoa đô hội", có mật độ dân số rất cao bằng cách chỉ cho đốt pháo mỗi 5 phút ở một địa điểm khác nhau trải dài theo thành phố lớn nhất nước Mỹ. Địa điểm đốt pháo cũng không được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như thường lệ . Quyết định rất thông minh này đã giữ cho New Yorkers an toàn, không có số bệnh nhân tăng vọt như các thành phố khác ở Mỹ sau lễ Độc lập .
Hai mươi ba tháng Chạp. Hình như năm nay Tết sắp về mà không ai đợi chờ. Sài Gòn bây giờ đang sống trong những ngày mới mẻ. Một cái mới lạ lùng, khó chịu, vì thành phố và cả miền Nam đang ngột ngạt trong một nếp sống lạ lẫm sau ngày phần còn lại của đất nước đã lọt vào tay chính quyền miền Bắc. Người lớn nhìn nhau bằng cặp mắt lo âu, thì thầm trao đổi với nhau những lời lẽ bi quan trước viễn cảnh đen tối của dân tộc. Nhưng tuổi trẻ dường như không bị chi phối bởi thế giới rắc rối của người lớn. Giọng nói, tiếng cười của chúng vẫn ròn rã, trong vắt, không gợn chút ưu tư. Gần như hầu hết bầy trẻ trong cả cư xá đang rộn ràng chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ cuối năm. Thuý và Bảo cũng bị cuốn hút vào không khí tưng bừng đó.
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà lại không bình thường nếu người trong cuộc không có tên là Thomas Jefferson. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá tại miền Bắc Virginia. Con đường hun hút không một bóng người, dẫn tới bờ sông dòng nước hung hãn chảy xiết là nỗi tuyệt vọng của một lão ông đơn độc, đang nhìn thấy thần chết mỗi lúc mỗi đến gần. Không có phương tiện nào để qua sông trong mùa này. Lão ông biết vậy, nhưng không thể biết hết những bất ngờ mà ông lại phải trở về nhà ngay, đành cố lết tới bờ sông, hy vọng ai đó có phương tiện qua bên kia, sẽ giúp đỡ. Lão ông đã ngồi đó, từ khi mặt trời đứng bóng và bây giờ, mặt trời đang lặn ở phương tây.
Đã tự nhủ lòng không xem giờ, nhưng thỉnh thoảng con mắt vẫn cứ liếc nhìn vào cái góc màn hình, thời gian trôi qua sao mà chậm dễ sợ, cứ như rùa bò sên chạy. Hải lấy mảnh giấy nhỏ dán lên góc màn hình, che con số hiển thị để khỏi phải uể oải sốt ruột. Thời gian trong hãng dài lê thê, dù chỉ là giờ hành chánh chứ có phải làm thêm chi đâu, những lúc bận bịu thì còn đỡ, công việc khoả lấp thời gian, những lúc rảnh rỗi thì thời gian chẳng biết làm gì cho hết. Người ta thường lý luận: "Thời gian tâm lý không khớp với thời gian vật lý” là vậy. Không ngờ Hải laị “nếm vị" của nó một cách thấm thía như thế.
Có nhiều cách để mừng sinh nhật của nước Mỹ. Năm nay, có lẽ “ở yên trong nhà” là quà mừng sinh nhật lớn nhất mà "nữ thần tự do" và "uncle Sam" mong muốn. "Stay home, save lives, please”. Mất một ngày vui họp mặt gia đình, bạn bè. Hay có thể mất đi một người thân, một người bạn vì tụ tập đông người; và làm chậm đi tiến trình hồi sinh của đất nước. Bạn có lựa chọn nào? Đất nước có thể có những sinh nhật rực rỡ năm sau, và nhiều, nhiều năm sau nữa. Nhưng nếu bạn mất một người thân, một người bạn thì mãi mãi bạn sẽ không tìm lại được. Xin hãy nghĩ đến điều này trước khi quyết định bạn sẽ mừng sinh nhật thứ 244 của Mỹ như thế nào.
Nếu bạn muốn có sự bình an tương đối, không phải nhìn người khác bằng "con mắt mang hình viên đạn" khi họ vô tình đến gần mình trong vòng hai thước, hãy tạm thời về sống ở Connecticut (tiểu bang "lạnh cong xương sống, cóng xương sườn" vào mùa Đông, nhưng tuyệt vời vào mùa hè). Tiểu bang Đông Bắc bảo thủ, êm đềm này đang có một điều mà cả nước Mỹ đang mơ ước: số người bị nhiễm COVID-19 giảm hơn 50% vào trung tuần tháng 6 (theo số liệu thống kê của Johns Hopkins University). Dù vậy, Connecticut vẫn bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng cho tất cả mọi người trên 2 tuổi, nếu không giữ được khoảng cách 6 feet.
Hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác! Nhưng, vốn chẳng có chi tuyệt đối, nên buổi chiều nay, mới khác những buổi chiều từng qua. Nắng đã tắt nhưng cái nóng còn oi ả, lết theo bước chân mệt nhọc của một gã thanh niên nghèo khó. Gã có vẻ là một kẻ ăn xin, với y phục rách rưới, lôi thôi, trên tay lại ôm cái bát bẩn thỉu đã sứt mẻ. Hình như gã đã đói lả, vì bước chân xiêu vẹo, ngả nghiêng, tiến được một, lại lùi hai! Cuối cùng, chịu không nổi nữa, gã dựa vào cánh cổng một dinh thự.
Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nhatrang, Trọng nhìn theo lọn tóc bỏ sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, Trọng gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng yên tiếp tục đạp xe đạp, nàng không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.
Thưa ba, mỗi năm ngày báo hiếu từ phụ, lại cận kề Ngày Quân Lực 19 tháng 6 của Việt Nam Cộng Hòa, rồi ngày lễ Tạ Ơn. Con xin gởi ba tấm lòng thành ghi nhớ ơn tiền nhân, nhớ ơn ba trong ngày báo hiếu từ phụ, ngày lễ Tạ Ơn. Ba đã cho con dáng dấp hình hài lành lặn nầy. Ba cho con tâm hồn tươi vui, khỏe mạnh nầy. Ba đã cho con tất cả, tất cả những gì con hiện có… Con đã làm những việc thiện, và những việc... mà ba đã dặn dò chỉ dạy...
Từ những ngày đầu tiên khi bắt đầu có bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ, đầu tháng 3, Nic Brown, 38 tuổi, một chuyên viên IT ở vùng ngoại ô Tuscarawas County, tiểu bang Ohio, đang khỏe mạnh, bỗng dưng thấy khó thở, và sốt cao. Anh tự lái xe đến một urgent care clinic ở gần nhà. Tại đây, Nic được điều trị với phương pháp dành cho một bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn, và thỉnh thoảng tim "đập lỗi nhịp" không bình thường. Chỉ trong vài phút, tình trạng xấu đi, Nic bất tỉnh. Anh được xe cấp cứu đưa đến Cleveland Clinic Union Hospital ở Dover, Ohio. Ở bệnh viện, anh được xác định là đã bị nhiễm Coronavirus.
Sáng nay như những buổi sáng khác, cô gái theo thói quen đi dạo dọc bờ biển, vừa để hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai, vừa để tập thể dục. Trên bãi biển lác đác vài người chạy bộ, hoặc đi xe đạp. Quang cảnh bình yên, gió thổi nhè nhẹ, từng con sóng bạc đầu xô vào bờ êm đềm như hát rồi nhẹ nhàng xoá đi những vết chân in hằn trên cát trả về cho cát sự phẳng lì và mịn màng vốn có. Nơi xa xa mặt trời đỏ rực đang nhô lên từ dưới biển, mặt biển và bầu trời được nhuộm một màu đỏ cam đẹp đẽ xen kẽ những đám mây và sắc xanh của nền trời buổi sớm mai tạo thành một bức tranh vô cùng hoàn mỹ. Cô gái bỗng dừng chân, tầm mắt nhìn về hướng cách cô không xa, một người đàn ông cao lớn đang nắm tay một bé gái nhỏ xinh đi ngược về phía cô, bé gái kéo cha đuổi theo con sóng rồi vội vã chạy lên bờ như sợ sóng đuổi kịp, cả hai đều cười đùa vui vẻ. Nhìn cảnh thân thương ấy tự nhiên con bất chợt muốn khóc, có thứ gì dâng nghẹn trong cổ. Có một nỗi nhớ như máu thịt trong con,
Hồi tôi đi lính, sau 9 tuần làm tân binh ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, tôi được chuyển lên Đà Lạt. Đà Lạt với tôi chỉ là trong mơ, trong mộng, trong trí tưởng. Tôi không nhớ những năm tháng ấy (1968), tân nhạc Việt Nam đã có những bản nhạc ca tụng Đà Lạt chưa? Như "Ai Lên Xứ Hoa Đào, Đà Lạt Hoàng Hôn, Thương Về Miền Đất Lạnh?"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.