Hôm nay,  

If You Are Not Happy...

28/03/202319:27:00(Xem: 2968)
Tạp văn

maple-tree

Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!

 

Như trường hợp vợ chồng chị bạn thân, là người chung nhóm với tôi ở trại tỵ nạn Thailand. Anh chị gặp nhau và yêu nhau ở trại, được làm phép hôn phối tại Nhà Thờ trại Panatnikhom. Nhưng họ không được may mắn, cả hai cùng lần lượt rớt thanh lọc, khi chị mới sanh đứa con đầu lòng.

Sau một thời gian nghĩ suy bàn bạc, chị ôm đứa con trai chưa đầy năm và cái bụng… mới có bầu lần nữa về nước, anh ở lại trại tỵ nạn, khu biệt giam, quyết chí tuyệt thực, mổ bụng chống đối hồi hương, vào ra bệnh viện cấp cứu mấy lần, cuối cùng vẫn bị cưỡng bách về Việt Nam khi trại tỵ nạn khắp Đông Nam Á chính thức bị xoá sổ.

 

Về nhà, anh chị buồn quá, đẻ thêm đứa nữa, lao vào buôn bán làm ăn kiếm sống, khá chật vật cho một gia đình với năm miệng ăn. Bên cạnh đó, anh liên lục lên văn phòng Toà Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn kiện cáo, đấu tranh, nộp đơn khiếu nại. Lý do vì gia đình anh thuộc diện “dân hư”, vượt biên và hồi hương, bản thân anh có trong danh sách “hồ sơ đen” vì từng chống đối chương trình cưỡng bách hồi hương và đặc biệt, anh là thành viên sinh hoạt rất tích cực của tổ chức “Việt Nam Quốc Dân Đảng” trong trại tỵ nạn, nên cả gia đình anh đã bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam gây khó dễ khi trở về hoà nhập cuộc sống. Nhờ cố gắng, bền bỉ không nản lòng suốt mười mấy năm trời, “lên bờ xuống ruộng” với Văn Phòng Toà Đại Sứ Mỹ, kết quả là cả gia đình đã được phỏng vấn, được chấp thuận qua Mỹ định cư diện “chính trị đặc biệt” giữa năm 2012.

Nhận được tin, tôi vui sướng mấy ngày liền. Vừa qua đến California, anh phone ngay cho tôi:

 

- Tạ ơn Chúa! Gia đình anh chị đã được cứu vớt lên thiên đàng. À mà không, phải nói rõ hơn là được đưa từ địa ngục lên thiên đàng. Không còn từ ngữ nào diễn tả được niềm hạnh phúc này. Được hít thở không khí dân chủ, được tự do ngôn luận, được quyền làm người.

 

Chị cũng hào hứng không kém gì chồng:

 

- Ba đứa con của anh chị đã được đi học ngay lập tức, chẳng tốn một xu học phí nào, đứa nhỏ còn có xe bus đón đưa mỗi ngày. Có tưởng tượng chị cũng không dám nghĩ đến ngày này em ơi!

 

Anh vẫn còn say sưa niềm vui lớn lao:

 

- Anh hài lòng và mãn nguyện với những gì anh đã hy sinh, kiên nhẫn đợi chờ, bù đắp lại là tương lai tươi sáng của các con, đó là điều vô giá, không có bạc tiền nào so sánh được. Bao nhiêu người ở Việt Nam có tiền tỷ nhưng đâu dễ được qua đây cả nhà năm người làm công dân xứ Hoa Kỳ? Gia đình anh còn hơn trúng số độc đắc em ơi. Tạ ơn nước Mỹ, cám ơn cuộc đời!

 

Anh chị thay phiên nhau nói liên tục, có cho tôi mở miệng được câu nào đâu nà! Mà thôi, tôi có thể hiểu được nỗi niềm lâng lâng ngất ngây ấy, nhất là anh, cứ lập đi lập lại hai câu “trúng số độc đắc” và “anh chị là …triệu phú tiền đô và tỷ phú tiền Việt Cộng, chứ còn gì nữa, phải không em?”

 

Giờ đây, chị có công việc ổn định, đi làm Nails cho tiệm của một người bà con, làm cả ngày vẫn không biết mệt mỏi. Anh vì sức khoẻ yếu hơn sau mấy lần mổ bụng ở trại, nên chỉ đi làm parttime. Thằng con trai lớn, ngày xưa được sinh ra ở trại tỵ nạn, vừa ra trường về ngành Cảnh Sát, đứa con trai kế cũng sắp tốt nghiệp College và cô con út đang học Đại Học. Cuối tuần, anh chị dành thời gian lái xe ra vùng ngoại ô, ngắm cảnh, câu cá, nghỉ ngơi hoặc chăm lo vườn tược rau trái sân nhà.

 

Còn một trường hợp bên xứ lạnh tình nồng là hai người em hàng xóm cũ của tôi. May mắn thay, cách đây khoảng hơn chục năm, thời kỳ Canada mở cửa cho người vào định cư theo diện có tay nghề (không cần bằng cấp cao hay tiền bạc), mà họ được qua Winnipeg với sự bảo trợ của người cô ruột.

 

Lần gặp nhau ở thành phố Edmonton của tôi, nghe tụi nó rộn ràng tâm sự:

 

- Tụi em vẫn còn nghĩ mình nằm mơ chị à. Qua đây, con gái em đi học, nó thích lắm. Được thoải mái học hỏi những điều mới lạ, không phải lo sợ “sao đỏ học đường” theo dõi, không gò mình theo thành tích, chỉ tiêu. Hôm nọ chồng em bị đau ruột thừa, vào bệnh viện cấp cứu, được mổ và nằm viện mấy ngày, bác sỹ y tá chăm lo với trách nhiệm lương tâm và tình người. Trong bệnh viện có tủ lạnh có sữa, nước trái cây, yogurt, bánh mì, người nhà bệnh nhân nếu đói cứ việc lấy thoải mái, vậy mà khi xuất viện, tụi em chỉ việc xách giỏ ra về, không phải trả một đồng nào. Nói thiệt với chị, hai vợ chồng đi bộ ra bãi đậu xe mà không dám đi nhanh, vì nghĩ nếu họ quên thu tiền, nên có ý chờ họ kêu lại để trả viện phí.

 

Nhìn mặt chúng nó rạng rỡ như hoa mới nở, thấy thương ghê nơi. Tôi nói:

 

- Thì Canada nổi tiếng với chương trình Y Tế toàn dân mà. Còn công ăn việc làm thì sao, hai đứa có khó khăn gì không?

 

Hai vợ chồng phá lên cười, giành nhau nói:

 

- Xời ơi, chỉ sợ không đủ sức làm 2-3 jobs thôi chị! Ở xóm mình, em đã không ngại đi làm quán ăn, chồng em đi làm thợ hàn nóng nực cực khổ, thì qua đây chẳng có việc gì làm khó được tụi em hết á, chịu khó thì cái gì rồi cũng có.

 

- Vợ em ban ngày đi làm hãng thịt gà, chiều tối và weekends thì làm bánh trái thức ăn bán cho bà con đồng hương xung quanh kiếm thêm tiền, vì tụi em còn gia đình hai bên ở Việt Nam. Tụi em say mê đi làm trong niềm vui được lo cho người thân khi họ cần giúp đỡ, cảm giác đó hạnh phúc biết bao. Chúng em nhớ ơn Canada vô vàn, Canada thật tuyệt vời!

 

Cả hai trường hợp trên, họ đã mua nhà, ổn định cuộc sống, và việc trả nợ nhà cũng chỉ là vấn đề thời gian.

 

Ai cũng biết, quê hương mình, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, vẫn là đẹp nhất. Nhưng khi quê hương bị tàn phá bởi độc đảng, bất tài, tham nhũng, hèn ác thì người dân đành dứt áo ra đi, dẫu biết cuộc đánh đổi nào cũng có mất mát, hy sinh.

Vậy mà có một số người, sau khi mỏi mòn chờ đợi, trầy trật để qua được xứ tự do, thì cứ than vắn thở dài, như là bị “trời đày”, thậm chí còn chê bai này nọ. Nếu họ là người già cả, như cây cổ thụ bị bưng gốc qua xứ khác không thể thích nghi, thì có thể thông cảm. Còn nhiều người, tiếc thay, lại than vãn những chuyện vớ vẩn, thậm chí chỉ vì tiếc món bún riêu cua đồng, bún mắm, ốc bươu luộc chấm mắm gừng, trà sữa, bánh tráng trộn… Trời ạ, có cho không biếu không tôi mấy món “Ma-dzê in Việt Nam” đó, tôi cũng xin phép “no, thanks!”.

 

Tôi có một bác họ xa, trước đây được con cái bảo lãnh qua Mỹ từ thập niên 80s. Mấy năm trước vợ bác qua đời, bác quyết định về Việt Nam sinh sống với số tiền hưu rủng rỉnh, vì bác nhớ quê nhà, nhớ chòm xóm thân yêu, nhớ cảm giác mỗi sáng bước ra ngõ ngồi nhâm nhi ly cafe và tô phở nóng, xem thiên hạ đi qua đi lại cũng thấy vui. Rồi dịch Covid bùng nổ, bác loay hoay thấp thỏm mãi bên Việt Nam vẫn chưa có cơ hội được chích vaccine, và may mắn thay, bác đã kịp bay về Mỹ chích vaccine trước khi cơn dịch tàn phá bao người dân Việt Nam vô tội vì bọn chính quyền chỉ giỏi nổ nhưng ngu và tham trên cả mạng sống của người dân.

Bác tâm sự, tôi cứ nghĩ về Việt Nam hưởng tuổi già cuối đời, nhưng vài lần phải vào bệnh viện xếp hàng chen chúc chật chội, nếu không có “phong bì” sẽ bị quát tháo, ghẻ lạnh, nay thêm vụ Covid vaccine đã cho tôi thức tỉnh. Lần này tôi thề sẽ không bao giờ rời bỏ quê hương thứ hai của tôi nữa.

Mong rằng bác giữ lời hứa, cũng như xưa kia nhiều người xuống tàu vượt biên, trước bàn thanh lọc phỏng vấn cũng thề hứa đủ điều …À mà thôi, chuyện đó sẽ nói sau, trong một bài viết khác.

 

Riêng tôi, hễ nằm ngủ mơ thấy ngôi nhà cũ cùng cha mẹ anh chị em ruột rà, hàng xóm thân thương, hoặc kỷ niệm dưới mái trường với bạn bè, với người xưa thì không sao. Chớ đêm nào mơ thấy “màu vàng xanh” của mấy tên công an khu vực, “màu xám đặc cán mai” của các cán bộ mặt mỡ bụng phệ chèn ép người dân, “màu tương lai tối thui” của đồng bào Thủ Thiêm, Lộc Hưng, hoặc “màu đỏ máu” của màn “tự té lầu” trong nội bộ “đồng chấy đồng rận”… là mồ hôi hột của tôi vã ra như tắm. Bừng tỉnh dậy sau cơn ác mộng, nhìn qua cửa sổ thấy tuyết đang rơi, nhéo người cùng giường một cái cho chắc ăn, tôi mới hoàn hồn sung sướng, biết mình đang ở Canada.

 

Tôi bỗng nhớ câu nói nổi tiếng của một Tổng Thống Mỹ từng nói cách đây không lâu: “Không ai ép buộc các bạn phải đến Mỹ cả, nếu bạn không hài lòng với đất nước mới này, bạn có thể rời khỏi nơi đây!”

Còn câu nói sau đây là của… tôi:

 

“Tôi thề, sẽ không năn nỉ níu kéo, và sẽ tiễn bạn ra đến tận cổng phi trường”.

 

Xin thề!

 

– Kim Loan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chẳng biết y trở thành tay kể chuyện tự bao giờ? Y vốn là người chẳng có tài cán hay năng lực chi cả, chỉ được mỗi cái thật thà như đếm và chịu đọc sách, thỉnh thoảng cũng đi đây đi đó nên thu thập khá khá chuyện để mà kể. Thiên hạ nhiều khi cũng khóc cười theo chuyện của y, cũng có kẻ chửi, khi dễ cho là chuyện của y nhạt như nước ốc. Y cười hì hì như thằng khờ chẳng chấp chi, vì y vốn tâm niệm: “Kể chuyện chơi thôi mà!”
Theo BS Anthony Faucy, Giám đốc Viện Nghiên cứu Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giữ được 5 điều sau sẽ chấm dứt được tình trạng lây lan cúm Vũ Hán: 1. Tất cả mọi người đều phải mang khẩu trang khi ra khỏi nhà. 2. Tránh xa các đám đông. 3. Giữ khoảng cách 2 mét(6 feet) khi giao tiếp. 4. Giữ tay sạch sẻ với soap hay hand sanitizer. 5. Tránh xa các quán rượu, bar. Chính phủ nên đóng cửa các nơi này ngay lập tức.
Tiếng kèn réo rắt như xoáy vào tâm, thầy yoga ngồi xếp bằng nhập thần trong tiếng kèn, mắt nhắm nghiền, thân lắc lư, má phồng lên, bụng hóp lại vận hơi để thổi. Làn hơi thoát qua những cái lỗ kèn hoá thành những âm thanh ma mị đầy sức mê hoặc. Hai con rắn hổ mang từ trong hai cái nồi đất vươn mình lên cao, lắc lư, uốn éo theo điệu kèn, mang nó bạnh ra to bè, lưỡi thè thật dài, thở phì phò, khi thì lặng lẽ như hai sợi dây thừng.
Xa … xa lắm, mãi tận bên xứ Nhật Bản, xưa có một chàng họa sĩ nghèo. Hôm đó họa sĩ đương ngồi buồn thiu trong căn nhà nhỏ của chàng, chờ bữa ăn trưa. Người vú già đi chợ chưa về, chàng lim dim ngồi đó, thở dài nghĩ đến những thức ăn mà người vú có thể mua về. Chàng ngóng đợi từng phút từng giây bước chân hấp tấp của vú, tưởng tượng vẻ khúm núm khi vú kính cẩn trình lên chủ những thứ mua về đựng trong chiếc lẳng nhỏ, phải đảm đang lắm mới có thể với mấy xu tiền chợ mà mua về ngần bao nhiêu thứ. Họa sĩ quả đã nghe thấy tiếng chân trở về. Chàng nhỏm vội dậy. Chàng đói lắm rồi.
Sân trường nhà thờ Thánh Tâm vang lên những tiếng nói cười, la hét rộn rã của các em nhỏ vừa học xong các lớp Việt ngữ cuối tuần. Tôi loay hoay thu xếp sách vở và bước ra ngoài cùng với các em. Vừa ra đến cửa lớp thì tôi cũng thấy cô Thư Hương, hiệu trưởng của trung tâm Việt ngữ Thánh Tâm bước đến. Chúng tôi cười nhẹ và chào nhau bằng ánh mắt. Không ai bảo ai, cô Thư Hương và tôi cùng bước đi song song, mắt nhìn chừng các em học sinh đang vừa nô giỡn, vừa xem chừng cha mẹ mình đến chưa.
Police Officer Brezik không viết giấy phạt cô Kambia về tội lái xe bất cẩn. Khi nhìn thấy hai đứa trẻ ngây thơ, con của vợ chồng cô Kambia, ông chợt nghĩ đến các con của mình. Và quyết định quyên góp từ bạn bè của mình ở Garland Police Department để giúp gia đình bốn người này. Nhờ tấm lòng của Brezik và đồng nghiệp của ông, hai ngày sau, vợ chồng cô Kambia Hart nhận được một gift card $450.00 để đi chợ Walmart, một khoảng tiền mặt đủ để vợ chồng Cô trả tiền thuê nhà tháng 7, và mấy món đồ chơi cho hai đứa con còn nhỏ của Cô từ Sở Cảnh sát Garland.
Trên thế gian này trong đời sống hàng ngày, ai cũng có những lúc thăng trầm trong đời sống riêng tư của mỗi người, lúc gian nan khốn khó, lúc thành công hay thất bại, lúc hạnh phúc hay đau khổ, nhưng nhờ vào những vị ân nhân có lòng bác ái, giúp đỡ lẫn nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp, để cùng nhau vượt qua được những sự gian nan thử thách trên trần gian này, rồi cùng nhau tiến tới sự thành công trong tương lai mà không một ai có thể biết trước được. Do đó, không ai trong chúng ta là không có những vị ân nhân giúp đỡ chúng ta, nếu không về vật chất thì cũng về tinh thần, ít nhất cũng phải là một lần trong đời chúng ta nhận được sự giúp đỡ này.
Mỗi lần nhớ lại NhaTrang, tôi nhớ con đường Alexandre De Rhodes đượm mùi hoa sứ, có bóng mát và tiếng sóng rì rào của biển, con đường đưa tôi đến trường Kim Yến hàng ngày. Mỗi lần nhớ lại NhaTrang, tôi nhớ Doãn, người bạn cùng lớp, một gã thư sinh đam mê văn chương, triết học và âm nhạc. Doãn mang đôi kính cận dày cộm, một thoáng Doãn trông giống Jean Paul Satre. Doãn rất đam mê đàn dương cầm và một chút tham lam tình yêu...
Kỷ niệm nhớ nhất của tôi là bay trực thăng với Cảnh Sát tư pháp bắt đầu từ city ở miền Nam bay lên miền Bắc của Orange County rồi bay xuống hướng Nam với những cánh rừng mênh mong bát ngát, bay lên miền Bắc với Disneyland với rừng người như đi trải hội, người về từ khắp nơi trên thế giới.
Từ cửa sổ trên lầu, nhìn chuyến xe lửa chạy chầm chậm trong màn mưa xám đục, không thể nào bà Loan không nhớ lại hình ảnh của Khiết – người yêu đầu đời của bà khi bà còn là một nữ sinh trung học – đang chồm người, một tay vịn vào thành cửa sổ của toa xe, một tay vẫy vẫy về phía Loan trong khi con tàu đang từ từ lăn bánh, rời ga xe lửa Dalat. Vừa nhìn theo Khiết, Loan vừa đưa ngón tay quẹt nước mắt, cố nén vào lòng nhiều nỗi nhớ thương.
Từ tháng 7 năm ngoái, khi bệnh Alzheimer của ông Steve Daniel trở nặng ở tuổi 66, bà Mary Daniel không còn lựa chọn nào khác hơn là phải đưa chồng vào sống ở Memory Care Center Rosecastle at Deerwood (Assisted Living and Alzheimer) thuộc thành phố Jacksonville, Florida. Mỗi ngày bà vào thăm ông vào buổi chiều tối. Hai vợ chồng cùng coi TV như những ngày ông còn ở nhà. Rồi bà cho ông uống thuốc an thần, sửa soạn giường ngủ cho ông, giúp ông đi vào giấc ngủ của một người tâm trí đã bị hao mòn nhanh hơn độ tuổi; trước khi trở về nhà.
Út Cọt tợp ly đế quốc lủi nghe kêu cái ót, mắt lim dim, thóp bụng, phồng ngực lấy hơi ca:” …Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn, đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành…”. Thằng Dĩ nhà kế bên lập tức đấu liền:”…lá rơi đắp mộ cuộc tình…”. Thằng Thuận nhà đối diện cũng “Đắp mộ cuộc tình” theo. Hai đứa hăng máu, thằng Dĩ tăng âm một nấc nữa thì thằng Thuận tăng hết cỡ luôn. Hai đứa thi nhau “đắp mộ cuộc tình”, đắp hoài mà vẫn không xong. Bên này rên rỉ róng riết thì bên kia năm nỉ ỉ ôi, khi thì âm tress chói lói, lúc thì âm bass thì thụp muốn bể cả tim. Hai đứa chơi cái giàn loa karaoke kẹo kéo, suốt ngày tra tấn lỗ nhĩ bà con trong con hẻm này. Thằng nào cũng gầm ghè nhau, người ta nói “ Con gà tức nhau vì tiếng gáy” là vậy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.