Hôm nay,  

Tình yêu

25/01/202309:30:00(Xem: 1828)

Tản mạn


couple-in-love 


Mùa xuân đang trở lại, mùa xuân mang lại một thay đổi của đất trời và của cả lòng người. Khi xưa, nhà thơ Trần Tế Xương, trong dịp đầu xuân mừng năm mới, ông viết:

 

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấm lạnh, (viết cho bà Tú)

Tết mới khác gì tết cũ, vẫn người bán chữ với buôn văn. (Viết cho chính ông).

 

Ông Tú Xương quanh năm ngao du sơn thủy, mà khi năm cùng tháng tận, tết đến, ông còn biết trở về, nhớ và trở về với tình yêu của ông. Chúng ta cũng bắt chước nhà thơ tìm về tình yêu, cảm nhận tình yêu khi mùa xuân đến xem thử yêu đương dào dạt đến độ nào.

 

Nói bâng quơ là vậy, mà giờ đặt bút trên giấy, bản thân tôi giật mình vì với đề tài này, nó rộng rãi bao la quá, mà mình chưa biết nên bắt đầu ở chỗ nào. Hay là ta đọc thơ Xuân Diệu:

 

Một bận em ngồi xa anh quá

Bảo em ngồi xích lại gần hơn

Xích lại gần thêm một chút anh hơn

Ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa…

 

Anh sắp giận, em mỉm cười vội vã

Đến gần anh và mơn trớn em đây

Anh vui liền nhưng bỗng lại buồn ngay

Vì anh nghĩ thế vẫn còn xa lắm…

 

Có một lần tôi coi và nghe Ý Lan biễu diễn bài “Xa cách“ trên đây quá hay, nguời ca sĩ hát và trình bầy xúc cảm rất tuyệt vời. Bạn cứ nghe thử coi, cái “yêu“ của Xuân Diệu nó linh động và sâu lắng đến nỗi ta chỉ cần cảm mà chưa cần hiểu đã thấy đó là tình yêu.

 

Và ta hãy nghe Xuân Diệu định nghĩa tình yêu :

 

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu được buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu

 

Rồi một ngày mai tôi sẽ đi,

Vì sao ai nỡ hỏi làm chi ?

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá

Chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì…

 

Yêu là chết ở trong lòng một ít,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.

 

Bạn đừng tưởng Ông thi sĩ chỉ mộng mơ, vơ vẩn trên mây, ông khéo nhìn xa và sợ không được đền đáp… vì sợ xa cách mà ông tưởng tượng ra ngàn lối mở và viết ra cả một trời thơ:

 

Thơ ta hơ hớ chưa chồng

Ta yêu muốn cười mà không thì giờ

Mùa thi sắp tới em thơ

Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau“

 

Thưa ngài thi sĩ, yêu là yêu, là vướng mắc, yêu là yêu không bờ bến rồi, là cho đi tình cảm, cho đi những xúc động nồng nàn, nào ai có thì giờ so bì phút đầu tiên ấy, là có được hay không được đền bù hay không? Lãng mạn là sóng tràn bờ và không so đo tính toán.

 

Thông thường, người ta chuộng tình yêu thuần hậu, có cho có nhận. Thế gian muốn cân bằng. Hạnh phúc là từ cảm nhận của hai bên trao qua gửi lại. Thế thôi quá đủ. Còn như có nên duyên vợ chồng hay không, là tùy thuộc ông tơ bà nguyệt nhớ hay quên buộc sợi chỉ hồng.

 

Có nên vợ nên chồng hay không, cảnh đời nhiều chuyện rắc rối phức tạp, dễ nhớ, dễ quên. Nhưng mà tình yêu đúng nghĩa và bền bỉ thì sống mãi trong tâm tưởng con người. Cho nên có người nói tình yêu sinh ra và không mất đi. Như tình yêu trong nghịch cảnh của Rodrigue và Chimelle trong kịch bản Le Cid của Corneille như tình yêu đầy phong vị hy sinh của Aung San Suu Kyi và chồng là Michael Aris. Họ đã luôn nghĩ tới nhau dù xa nhau trên 20 năm. Bà ở lại quê hương, luôn tưởng nhớ dù không gặp lại ông cho tới ngày ông mất vì bạo bệnh.

 

Tình yêu gặp thuận cảnh và bao nhiêu cụ ông cụ bà đã sum họp bên nhau tới già. Các cụ luôn luôn người nọ biết lo và nghĩ về người sống bên cạnh mình, đúng như một nhà tâm lý đã nói: “Hôn nhân là cái chăn vừa đủ để đắp chung mà một người trong hai, trước khi kéo chăn về phần mình luôn kiểm soát xem bạn mình đã đủ ấm chưa.“ Cái chăn ấm đó mới thực sự là tình yêu đôi lứa.

 

Bạn thân, mình có người bạn gái rất thân, chị mình thì đúng hơn, chị X, con nhà bác, chị học giỏi, nữ công, nữ hạnh, đoan trang gồm đủ, tên trên giấy tờ của chị là Nguyễn Thị Đoan Trang. Khoảng năm 1960, chị vừa 18 tuổi. Chị có người yêu, một anh chàng tuấn tú có chức vụ trong quân đội, anh đẹp người, tính tình ôn hòa lẫn cương nghị. Cuộc tình của chị Trang với anh đẹp như một bài thơ, không suy tính không so đo và lớn lên ở tuổi mộng mơ. Chị hồn nhiên chép cho anh bao nhiêu là trang thơ của T.T.K.H, và anh, anh cũng nhiều lần đọc cho bạn nghe những vần thơ âu yếm của Nguyên Sa.

 

Không có anh

Ai cầm tay cho đỏ má hồng em

Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc

Không có anh lỡ một mai em khóc

Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi…

Tóc sẽ dài thêm mớ tóc buồn thơ

Không có anh thì ai ve vuốt

Không có anh lấy ai cười trong mắt

Ai ngồi nghe em nói chuyện thu phong?

 

Cứ thế tình yêu trôi qua êm như nhung đẹp như lụa mượt mà. Vậy mà rồi hoàn cảnh không cho phép đi xa hơn, cũng đành, cho là những năm 1965-1970 chiến tranh ở Việt Nam ngày càng thô bạo. Anh T đi liên miên biền biệt vào chiến trường. Chị tôi vẫn đi học, phụ gia đình bán buôn, mỗi ngày chị vẫn trông chờ những lá thư anh gửi về. May mắn cho họ là chưa có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra do binh lửa. Anh vẫn an toàn đứng vững giữa vùng bom đạn giăng giăng như những hàng kẽm gai xô lệch ngoài chiến hào.

 

Nhưng những tin tức đưa về từ mặt trận, những điệu ca lời hát:

 

Tôi có người yêu vừa chết đêm qua, chết không hẹn hò, chết không hận thù, chết thật tình cờ, nằm chết như mơ…

 

Tất cả đấy, những bài ca, những tác động tâm lý của âm nhạc, của cuộc chiến làm người ta hoảng loạn, khi âm thầm, khi mạnh mẽ. Cho đến một ngày, bà mẹ khuyên con gái là, xưa nay chinh chiến mấy ai về, bà thương con bà nói con là hãy quên đi người lính chiến, mặc dù anh là lính đa tình, tình non sông đất nước… gì gì đó, cũng không bằng yên thân hơn là lấy một ông thầy giáo cho yên tâm bà.

 

Trước mắt là vậy, còn anh T, anh dù không về được thành phố, có lẽ anh cũng đã cảm nhận:

 

Thôi em xanh mắt bồ câu

Vàng thau sợi nhỏ xin chờ kiếp sau.

(Cung Trầm Tưởng)

 

Chị Trang cũng qua rất nhiều trằn trọc suy nghĩ khóc thầm. Cuối cùng chị đành thuận theo ý gia đình. Trời thương, chị vẫn sống ở đó với chồng, con nhưng rồi hằng đêm, đêm khuya, vừa ru con ngủ, chị vừa chú ý lắng nghe tiếng đại bác xa xa vọng về. Chị vừa âm thầm cầu nguyện bình an vô sự cho người chị đã yêu.

 

Đó chỉ là tự nhiên, vì tình yêu và tình thân ái nhân ái hòa trộn, lẫn lộn trong những tâm hồn cao thượng thích giữ kỷ niệm lâu bền.

 

Rồi, cũng có một lần chiến tranh dữ dội tràn về thành phố. Chị mang con chạy loạn. Trong lúc bối rối loạn ly trên đường bế con chạy giặc chị gặp lại người xưa. Họ cùng thoáng qua một chút ngỡ ngàng, rồi mừng rỡ, chị đỏ bừng đôi má dù trời rất lạnh. Thằng cu tí, con chị, đói, đòi sữa khóc vang. Anh lăng xăng giúp chị, đỡ giùm cái giỏ xách nặng nề, rồi mang bình sữa nóng của cu Tí chạy đi ngâm vô bồn nước lạnh cho nguội cho lẹ cho bé bú. Cu Tí càng la to, anh càng khoắng sâu cái bình sữa làm rơi đâu mất cắi nắp đậy. Hình như có vài giọt nước thấm vô núm vú bình nên sau đó con chị bị đau bụng ít ngày.

 

Sau này, nhớ đến chuyện di tản. Chị tôi vừa mỉm cười, rồi lặng người hình dung về cử chỉ lúng túng của anh T. Chị vẫn kể rằng, lúc chia tay, anh đứng yên nhìn theo mẹ con chị rất lâu.

 

Kỷ niệm khó quên và tình yêu khó phai, làm vơi đi nhiều tình huống gian nan, khốn khó trong cuộc sống. Bây giờ họ ở rất xa nhau hầu như không còn gặp lại. Chị tâm sự nhiều lần tình huống gian nan, khốn khó trong cuộc sống. Chị tâm sự nhiều lần tình yêu sinh ra thì không khi nào mất đi dù nó nhiều mơ mộng. Con người hằng ngày sống bằng thực tế ít ai sống cả bằng mơ mộng, nhưng mơ mộng và yêu đương bao giờ cũng là món trang sức diễm lệ làm dáng cho cuộc đời, vì cuộc đời ai cũng ca thán buồn nhiều hơn vui. Không có tình yêu, chúng ta nghèo nàn lắm!

 

Ngặt là thời buổi hôm nay, nhiều cuộc tình không bình thường ập đến. Những người trẻ tuổi họ đến với nhau đôi khi không vì cảm xúc, mà vì muốn có tiền, muốn thay đổi hoàn cảnh sống, muốn được ra khỏi xã hội Việt Nam. Nguyên nhân nội tại thì ai cũng thấy là đạo đức và lòng nhân ái thoái hóa. Tình yêu mất dần ý nghĩa, đó là sự mất mát đáng tiếc và uổng phí. Đó là sự mất mát đáng tiếc nhất trong những điều ta đã mất đi.

 

Thử hỏi những cô dâu Việt Nam lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, lấy chồng xa xứ, dị biệt tập quán ngôn ngữ, dị biệt luôn tình cảm… với tính cách mua bán thêm vào, liệu họ có được yêu thương và yêu thương cho đi đó là bao nhiêu? Tội nghiệp tuổi thanh xuân phải đánh đổi hạnh phúc cá nhân để lấy một số tiền, lấy một cuộc sống trong giai đoạn, không được đảm bảo vô lường nguy nan.

 

Người xưa vẫn nói: Con gái như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra giếng sầu! Mọi tệ đoan xuống cấp, hoàn cảnh sống điêu linh tất cả đã triệt tiêu tình yêu của thế hệ trẻ. Tôi có một đứa con gái, nếu con sa vào đài các, tôi vui được một tháng, một năm. Còn ngược lại có lẽ buồn tới cuối cuộc đời. Thật ra không hẳn là tất cả. Nhưng đa số người trẻ không tìm thấy hạnh phúc ở đâu. Không biết tình yêu là thiêng liêng, là tự nhiên, là trân quý, nên họ không cần, không lưu luyến. Nhiều khi không cần để ý vì có cần cũng khó đến.

 

Một số em lập gia đình ở các xứ Đông Âu, Tây Âu, Mỹ, Pháp, Đức v.v… cầu mong cho các em có hạnh phúc trong tình yêu tự nhiên.

 

Hạnh phúc trong tình yêu tự nhiên không nghiêng ngả về sự hưởng thụ vật chất và kể cả sự thỏa mãn giới tính.

 

Một cuộc sống buông thả vô độ và đạo đức bỏ quên sẽ làm tình yêu biến chất là một sự đào thải đáng tiếc và nhiều thiệt thòi cần suy nghiệm lại.

 

Xin lỗi là tôi nói nhiều lời quá, nhưng tôi chỉ muốn lưu ý ở một điểm là khi nữ hoàng Cléopâtre muốn bảo vệ vương quốc Ai Cập của bà, bà phải kết hợp với đại đế César, còn khi muốn bảo vệ tình yêu của bà, bà đã sai cung nữ, thị nữ của bà, cùng với bà, ra sức mang được tướng Mac Antoine vào nơi trú ẩn (ngôi mộ) của bà, dù lúc đó đại tướng bị thương nặng và đi lang thang vất vưởng trên các lối đi của hoàng thành là lúc Octave đang mang đại quân đến tấn công Ai Cập với thế lực mạnh hơn vũ bão.

 

Tình yêu Cléopâtre, tình yêu tây phương nóng bỏng nồng cháy, hung hăng. Khác hẳn mối tình đông phương đằm thắm, dịu dàng tự nhiên của một Ando Chie Nhật Bản và ngài Kỳ Ngoại Hầu Cường Để Việt Nam. Ando Chie của xứ hoa anh đào lúc đầu là một cô gái làm tình báo thám báo. Nàng được lệnh theo dõi giám sát Kỳ Ngoại Hầu. Nhưng nhìn mãi nhìn hoài cái dáng dấp trang nhã và cử chỉ trang trọng từ tốn của người trước mặt, bà yêu Kỳ Ngoại Hầu từ lúc nào ngay bà cũng không biết, yêu ông như yêu một người yêu và lâu dần yêu như yêu một người chồng.

 

Còn ông, ông sống lưu vong ở Nhật Bản hàng chục năm trời, ông đợi cụ Phan Bội Châu sang, để cùng kết hợp cùng thực hiện phong trào đông du cứu nước. Đợi hoài. Lần lần bên cạnh Ando Chie, ông đã cảm động trước nghĩa cử ưu ái, sự săn sóc kín đáo dịu dàng của người con gái Nhật và có lần ông hỏi rằng: Ando, mình có phải Phật Bà Quan Âm của tôi?

 

Khi lưu vong ở Nhật, Cường Để mong được về lại Việt Nam. Khi về quê nhà, ông đã để lại một nắm tro tàn cho Ando Chie, bà nắm được một nắm, luồn vào trong tay áo Kimono trước khi trao lại tro cốt cho gia đình ông, mà bằng cảm tính bén nhạy, Ando biết là chồng mình rất vui lòng.

 

Thưa bạn, tình yêu là tự nhiên với những bản sắc tự nó có trong sự thơ mộng và thiêng liêng của bẩm sinh. Chúng ta nuối tiếc những căn bản thuần túy của tình cảm bao nhiêu, chúng ta càng tự hỏi làm sao để làm sống lại những thế hệ rất nhân bản, những thế hệ mà tình yêu là nguyên thủy, nguyên trang và nguyên diễm…

 

-- Chúc Thanh

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Ba vừa rồi, vợ chồng tôi đến ga NTG đón hai mẹ con người bạn vào chơi trên chuyến tàu Bắc-Nam SE7 dự kiến sẽ đến ga lúc 9h15 AM, Chúng tôi ngồi ở phòng đợi cùng với những hành khách đón tàu xuôi các ga phía Nam...
Tôi đạp xe về nhà với cõi lòng lâng lâng. Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7, 8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát, tiếng hát ngọt ngào của anh đã rót vào trái tim 16 tuổi trăng tròn của tôi những tình cảm bâng khuâng. Anh đi lính, xóm vắng anh, vắng cả những đêm khuya tiếng hát tiếng đàn...
Ở vùng quê người ta vẫn dùng một vài thứ lá như lá vối, lá "ngấy" (không phải lá ngái), lá bò bò, dây lá nhãn lồng (có nơi gọi lá mắm nêm) kiếm từ rừng rẫy về xắt ra, phơi khô trữ từng bao để nấu uống dần thay lá chè (trà). Nước các thứ lá ấy ai cũng dùng được, cả nhà sẽ uống suốt ngày...
Tôi sắp kể một chuyện thật ghê sợ, kể một cách không màu mè. Tôi chẳng mong đợi ai tin chuyện tôi kể cả. Quả vậy, có điên mới mong như vậy, vì chính những giác quan thật của tôi cũng phủ nhận sự hiển nhiên này. Phải.Tôi không điên và chắc chắn là tôi không nằm mơ. Nhưng ngày mai tôi không còn sống, và hôm nay tôi phải cất đi gánh nặng này trong tâm hồn. Mục đích trước mắt của tôi là trình bày một chuỗi các sự việc một cách rõ ràng, ngắn gọn, không bình luận. Bởi hậu quả của nó, những sự việc này đã làm tôi hoảng sợ, đã hành hạ tôi, đã hủy hoại tôi. Sau này có thể ai đó điềm tĩnh hơn, có đầu óc lập luận hơn tôi và không dễ bị kích động như tôi, sẽ hiểu được trường hợp của tôi không có gì khác hơn là luật nhân quả thông thường và rất tự nhiên.
Tuổi học trò là tuổi mang nhiều kỷ niệm khôn nguôi. Chúng ta nghĩ về thuở xa xưa đó như nghĩ về sân đá banh, suối Đốc Học, suối Mu-ri (Maury), thác Nhà Đèn, hồ Piscine, hồ Trung Tâm hay cột đèn ba ngọn, kể cả con chim, con dế, một thứ keo dính chặt trong trí nhớ học trò...
Trực thăng vừa đáp, cánh quạt thổi cát bụi tung mịt trời, cỏ tranh bên dưới ngã rạp, thân dập dềnh như sóng. Thăng nhảy xuống trước tiên, đảo mắt quan sát chung quanh rồi quay người lại giơ tay cho Chinh bám lấy để bước xuống. Cũng chiếc máy truyền tin cũ đeo sau lưng, nhưng hôm nay có vẻ nặng hơn vì gương mặt Chinh đanh lại chứ không nhìn Thăng cười và khẽ gật đầu như những lần đổ bộ trực thăng trước. Chinh mang máy cho Thăng đã ba năm, đeo hạ sĩ gần một năm. Thầy trò đã kề cận, cùng vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần, chưa bao giờ Chinh biểu lộ sợ hãi kể cả những lúc nguy khốn nhất, bị địch vây hãm phải mở đường máu để triệt thoái...
Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nha Trang, Trọng nhìn theo mái tóc dài thả sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, và gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng lẽ tiếp tục đạp xe đạp, không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối...
Sau khi đưa được gia quyến sang Tàu, Trần Ích Tắc đã được Nguyên chủ Hốt Tất Liệt cấp một dinh thự tại Ngạc Châu để ở. Nguyên chủ cũng ban cho ông nhiều bổng lộc nên gia đình ông vẫn có một cuộc sống sung túc...
Chị Bông gởi tâm sự cho chị Ngân Bình phụ trách mục “Tình Chàng Ý Thiếp” của một tuần báo. Chị than thở chuyện tình cảm hai vợ chồng già nhà chị lúc nào cũng xung khắc cãi nhau. Ông ấy lát gạch vườn sau chỗ cao chỗ thấp làm chị Bông vấp ngã mấy lần đã không biết điều xin lỗi còn mắng vợ xớn xác. Chị Bông tiết kiệm ngân quỹ gia đình, ở nhà chuyên mặc đồ thừa của con gái thì ông ấy nói quần áo ngắn cũn cỡn, váy màu mè xanh đỏ như bà đồng bóng...
Hình như có cái gì đó cần phải suy nghĩ cho trọn vẹn kỹ càng? Tôi dừng lại. Bắt gặp ánh mắt của tôi, người đàn bà tấp xe vào lề, mời mua vé số. Tôi lục tìm tất cả những đồng bạc lẻ. Xác suất rất nhỏ cho hạnh phúc rất lớn, thậm chí có thể đổi đời. Xác suất rất lớn cho nỗi thất vọng rất nhỏ – nhỏ đến độ thường bị lãng quên đâu đó ở ngăn ngoài chiếc ví, trong túi áo quần…
Con gái của tôi, làm Registered Nurse trong một bệnh viện. Bữa đó, nó bước vào phòng thăm một bệnh nhân nam, cỡ tuổi gần 70, đang truyền đạm truyền nước vì gặp vấn đề tiêu hoá, đúng lúc bác ấy đang facetime nói chuyện với người ở nhà bằng Tiếng Việt. Nó sinh ra ở Canada, nhưng có khiếu Tiếng Việt, nghe và nói khá rành rẽ, chỉ có đọc và viết thì nó không biết...
Năm 1972 là quãng thời gian với nhiều lo âu cho tôi và các bạn nam sinh cùng lớp vì hết niên học chúng tôi phải qua kỳ thi Tú tài I, đậu hay rớt tương lai sẽ là những khúc rẽ cuộc đời...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.