Hôm nay,  

Câu đối ngày Tết

1/22/202314:19:00(View: 3371)
Tùy bút ngày Xuân

xcau-doi

Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…

 

Những năm gần đây phong trào viết thư pháp, chơi câu đối có vẻ phát khởi khá nhộn nhịp. Tuy nhiên bây giờ không còn nhiều người biết chữ Hán nên viết bằng chữ Việt. Có khá nhiều lời khen, chê nhưng dù gì đi nữa đây cũng là một cái thú tao nhã, thanh lịch làm phong phú thêm đời sống văn hoá vừa duy trì chút ít truyền thống.

 

Chuyện kể rằng, một năm nọ vào buổi sáng Nguyên Đán vua Lê Thánh Tông cùng vài cận thần bất ngờ viếng thăm một ngôi chùa ở kinh thành. Hoà thượng trụ trì đang tụng kinh, thấy vua đến bất chợt nên luống cuống đánh rơi dùi. Sứ giả nhanh tay nhặt lấy đưa nhà sư. Vua Lê hứng khởi liền ra vế đối:

 

Đường thượng tụng kinh sư sử sứ.

 

Một lát sau vẫn chưa thấy ai đối, chỉ thấy Trạng Lương Thế Vinh ra ngoài sân giả vờ lảo đảo say. Vua hỏi: "Sao khanh không đối mà làm điệu bộ quái lạ thế?" Trạng thưa: “Thần đối rồi đấy!" Vua lại hỏi: "Ta vẫn không hiểu."  Trạng bèn đọc:

 

Đình tiền tuý tửu phụ phù phu.

 

 Mọi người cười giòn vỗ tay tán thưởng. Cũng vào một sáng xuân, tại kinh đô Phú Xuân, quần thần và hoàng gia vào chúc phúc vua, hôm ấy có cả sứ giả phương Bắc. Minh Mạng hứng khởi ra vế đối:

 

Bắc sứ lai triều.

 

Chưa có ai đối kịp thì Thái tử Hồng Bảo nhanh nhẩu đối:

 

Tây Sơn phục quốc.

 

Câu đối làm cả triều đình bàng hoàng. Thái tử vô tình phạm lỗi chết người. Vua giận dữ thét lên: “Tây Sơn phục quốc thì đất đâu cho mày làm vua?” Sau này Thái tử bị truất vì nhiều lý do nhưng cũng có một phần từ câu đối tai hại này! Đây chỉ là giai thoại chứ  không phải chính sử, chưa chắc đã là sự thật, nhân ngày Tết nhắc lại góp vui thôi.

 

Có một đôi câu đối rất quen thuộc cho ngày Tết, nhiều người biết, nhiều nhà treo:

 

Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ,

Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.

 

 

Thật hay, thật đẹp, đầy đủ ý nghĩa… Lời chúc trọn vẹn thọ, phúc… không khí xuân tràn cả đất trời, nhưng có một chút hóm hỉnh sâu xa: Nếu đem hai chữ cuối ghép laị: THỌ ĐƯỜNG thì ra một cỗ quan tài, ngày Tết mà chúc thế này thì chết! Nhiều vị viết chữ, cho câu đối không hiểu cái thâm thúy này nên thấy viết tặng rất nhiều trong dịp Tết.

 

Những năm thời bao cấp, đời sống vô cùng khốn khó, "gạo châu củi quế". Những người làm nghề giáo thì còn khốn khổ hơn, vì thế có người tức cảnh sinh tình viết như sau:

 

Tối ba mươi thầy giáo tháo giầy ra chợ bán,

Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đợi người mua.

 

Có hai câu đối mà hầu như mọi người đều biết, có thể nói rất “kinh điển”, rất tiêu biểu cho mùa xuân, ngày Tết:

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

 

Hoặc là:

 

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,

Om thòm trên vách bức tranh gà.

 

Mùa  xuân đang ngấp nghé bên thềm, mùa xuân đem laị cái vui, cái mới, cái hy vọng cho cuộc đời. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, của hy vọng. Mùa xuân dân tộc gắn liền với đạo Phật cả ngàn năm rồi, xuân dân tộc cũng còn gọi là xuân Di Lặc (Ngày vía của ngài). Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng tổ, tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên ông bà… Nếp sống bao đời nay của người Việt ta. Ngày xưa mỗi độ xuân về, dù là dân thị thành hay thôn quê; dù là người hay chữ hay người ít chữ, ai cũng đến thầy đồ xin cặp câu đối về treo trong nhà mừng ba ngày Tết; cái nếp trưng câu đối, chơi câu đối vậy mà hay. Qua câu đối người ta có thể đoán biết gia chủ là hạng người nào trong xã hội.

 

Chuyện câu đối thì dài dài, Tiểu Lục Thần Phong cũng xin góp mặt mua vui cho bạn đọc trong những ngày xuân:

 

Phật ngự toà sen cầm hoa sen truyền trao chánh pháp,

Sư toạ kiết già tụng lăng già thọ nhận thanh quy.

 

Tuệ Như Lai tử thông kinh quán sử đại bi vị tứ chúng đương thân hộ pháp thọ ấn phục quang tăng thống viện,

Sĩ đại trượng phu liễu triệt cầm thi vô úy độ quần sanh nhất tâm phù gia truyền đăng tinh tấn thị ngạn am.

 

Ông Dương tuổi mùi dáng dấp như rồng năm mèo tí tởn,

Bà Ngọ tuổi ngựa  điệu bộ tợ rắn năm chó dần lân.

 

Tết đến quan đỏ ấm áp quà cáp tùm lum khách khứa đàn em nhớ vui quá độ,

Xuân về dân đen lạnh lẽo áo cơm cạn kiệt thân thuộc láng giềng quên buồn hắt hiu.

 

Cha quan quyền ngày tháng kết bè phái đấu đá kèn cựa có tiếng ăn bẩn chẳng chừa chi tham lam lòng không biết đủ,

Con công tử quanh năm gầy gái gú đàn đúm dậm dật nổi danh chơi dơ vung vãi nào có tiếc phá táng tâm bất cần lo.

 

Dân Ch hao hao thiên t chìu lòng ly phiếu lp dưi chính tr không chê bài bn ý nguyn cui cùng phi thng,

Cộng Hòa hơi hám hu khuynh tn dng ưu thế tng trên quan quyn bt k mưu gian tâm tư hàng đu không thua.

 

Hoa khai phú phát thanh minh chính tr kinh k cc siêu đi đa trưng giang vn vt đng thng,

Kỳ pht quý phi bình đng dân quyn giáo ngh khai phóng cao sơn khoát hi nhân qun d mưu sinh.

 

Thân Tây hưởng lợi kinh tế kỹ thuật tối tân phát triển dân chủ nhân quyền toàn vẹn sơn hà lãnh thổ,

Theo Tàu chỉ tổ thương mại công nghệ lạc hậu củng cố độc tài toàn trị hao hụt biển đảo quốc gia.

 

Sau đây bút giả cũng có vài câu thách đối, xin mời huynh đệ cùng góp vui:

 

Nhân dân tệ quyền lực không tệ quan vơ vét thậm tệ nên nhân dân tệ,

 

Cây sầu đông chẳng ở đồng sâu đâu phải đầu sông sao đông sầu đồng su,

 

Bao dung nhng tưng không chp nht nào ng bng d âm thm bung dao tung võ khí,

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 01/23)

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sáu tuần. Nàng đã đi ra khỏi mụ mị từ trong mối tình hiện tại của mình. Cô bạn gái hỏi "Tỉnh chưa?". Tỉnh rồi, nhưng tỉnh không có nghĩa không yêu anh ấy nữa, chỉ là không còn mụ mị mê muội nữa thôi...
Trong bóng tối dày đặc, dọ dẫm từng bước một, hai tay vừa rờ vào hai bên vách hang động, vừa quơ qua quơ lại trước mặt, dù cố mở mắt lớn, chỉ thấy lờ mờ, nhiều ảo ảnh hơn là cảnh thật. Cảm giác bực bội vì đã trợt té làm văng mất ba lô, mất tất cả các dụng cụ, thực phẩm và nước uống cần thiết. Bối rối hơn nữa, đã rớt chiếc đèn bin cầm tay, mất luôn chiếc đèn bin lớn mang bên lưng và máy liên lạc vệ tinh có dự phòng sóng AM. Giờ đây, chỉ còn ít vật dụng tùy thân cất trong mấy túi quần, túi áo khoát và hoàn toàn mất phương hướng. Chỉ nhớ lời chỉ dẫn, hang động sẽ phải đi lên rồi mới trở xuống. Trang nghĩ, mình có thể thoát ra từ lối biển. Là một tay bơi có hạng, nàng không sợ.
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.