Hôm nay,  

Câu đối ngày Tết

1/22/202314:19:00(View: 3383)
Tùy bút ngày Xuân

xcau-doi

Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…

 

Những năm gần đây phong trào viết thư pháp, chơi câu đối có vẻ phát khởi khá nhộn nhịp. Tuy nhiên bây giờ không còn nhiều người biết chữ Hán nên viết bằng chữ Việt. Có khá nhiều lời khen, chê nhưng dù gì đi nữa đây cũng là một cái thú tao nhã, thanh lịch làm phong phú thêm đời sống văn hoá vừa duy trì chút ít truyền thống.

 

Chuyện kể rằng, một năm nọ vào buổi sáng Nguyên Đán vua Lê Thánh Tông cùng vài cận thần bất ngờ viếng thăm một ngôi chùa ở kinh thành. Hoà thượng trụ trì đang tụng kinh, thấy vua đến bất chợt nên luống cuống đánh rơi dùi. Sứ giả nhanh tay nhặt lấy đưa nhà sư. Vua Lê hứng khởi liền ra vế đối:

 

Đường thượng tụng kinh sư sử sứ.

 

Một lát sau vẫn chưa thấy ai đối, chỉ thấy Trạng Lương Thế Vinh ra ngoài sân giả vờ lảo đảo say. Vua hỏi: "Sao khanh không đối mà làm điệu bộ quái lạ thế?" Trạng thưa: “Thần đối rồi đấy!" Vua lại hỏi: "Ta vẫn không hiểu."  Trạng bèn đọc:

 

Đình tiền tuý tửu phụ phù phu.

 

 Mọi người cười giòn vỗ tay tán thưởng. Cũng vào một sáng xuân, tại kinh đô Phú Xuân, quần thần và hoàng gia vào chúc phúc vua, hôm ấy có cả sứ giả phương Bắc. Minh Mạng hứng khởi ra vế đối:

 

Bắc sứ lai triều.

 

Chưa có ai đối kịp thì Thái tử Hồng Bảo nhanh nhẩu đối:

 

Tây Sơn phục quốc.

 

Câu đối làm cả triều đình bàng hoàng. Thái tử vô tình phạm lỗi chết người. Vua giận dữ thét lên: “Tây Sơn phục quốc thì đất đâu cho mày làm vua?” Sau này Thái tử bị truất vì nhiều lý do nhưng cũng có một phần từ câu đối tai hại này! Đây chỉ là giai thoại chứ  không phải chính sử, chưa chắc đã là sự thật, nhân ngày Tết nhắc lại góp vui thôi.

 

Có một đôi câu đối rất quen thuộc cho ngày Tết, nhiều người biết, nhiều nhà treo:

 

Thiên thiêm tuế nguyệt nhân thiêm thọ,

Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.

 

 

Thật hay, thật đẹp, đầy đủ ý nghĩa… Lời chúc trọn vẹn thọ, phúc… không khí xuân tràn cả đất trời, nhưng có một chút hóm hỉnh sâu xa: Nếu đem hai chữ cuối ghép laị: THỌ ĐƯỜNG thì ra một cỗ quan tài, ngày Tết mà chúc thế này thì chết! Nhiều vị viết chữ, cho câu đối không hiểu cái thâm thúy này nên thấy viết tặng rất nhiều trong dịp Tết.

 

Những năm thời bao cấp, đời sống vô cùng khốn khó, "gạo châu củi quế". Những người làm nghề giáo thì còn khốn khổ hơn, vì thế có người tức cảnh sinh tình viết như sau:

 

Tối ba mươi thầy giáo tháo giầy ra chợ bán,

Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đợi người mua.

 

Có hai câu đối mà hầu như mọi người đều biết, có thể nói rất “kinh điển”, rất tiêu biểu cho mùa xuân, ngày Tết:

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.

 

Hoặc là:

 

Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột,

Om thòm trên vách bức tranh gà.

 

Mùa  xuân đang ngấp nghé bên thềm, mùa xuân đem laị cái vui, cái mới, cái hy vọng cho cuộc đời. Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, của hy vọng. Mùa xuân dân tộc gắn liền với đạo Phật cả ngàn năm rồi, xuân dân tộc cũng còn gọi là xuân Di Lặc (Ngày vía của ngài). Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng tổ, tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên ông bà… Nếp sống bao đời nay của người Việt ta. Ngày xưa mỗi độ xuân về, dù là dân thị thành hay thôn quê; dù là người hay chữ hay người ít chữ, ai cũng đến thầy đồ xin cặp câu đối về treo trong nhà mừng ba ngày Tết; cái nếp trưng câu đối, chơi câu đối vậy mà hay. Qua câu đối người ta có thể đoán biết gia chủ là hạng người nào trong xã hội.

 

Chuyện câu đối thì dài dài, Tiểu Lục Thần Phong cũng xin góp mặt mua vui cho bạn đọc trong những ngày xuân:

 

Phật ngự toà sen cầm hoa sen truyền trao chánh pháp,

Sư toạ kiết già tụng lăng già thọ nhận thanh quy.

 

Tuệ Như Lai tử thông kinh quán sử đại bi vị tứ chúng đương thân hộ pháp thọ ấn phục quang tăng thống viện,

Sĩ đại trượng phu liễu triệt cầm thi vô úy độ quần sanh nhất tâm phù gia truyền đăng tinh tấn thị ngạn am.

 

Ông Dương tuổi mùi dáng dấp như rồng năm mèo tí tởn,

Bà Ngọ tuổi ngựa  điệu bộ tợ rắn năm chó dần lân.

 

Tết đến quan đỏ ấm áp quà cáp tùm lum khách khứa đàn em nhớ vui quá độ,

Xuân về dân đen lạnh lẽo áo cơm cạn kiệt thân thuộc láng giềng quên buồn hắt hiu.

 

Cha quan quyền ngày tháng kết bè phái đấu đá kèn cựa có tiếng ăn bẩn chẳng chừa chi tham lam lòng không biết đủ,

Con công tử quanh năm gầy gái gú đàn đúm dậm dật nổi danh chơi dơ vung vãi nào có tiếc phá táng tâm bất cần lo.

 

Dân Ch hao hao thiên t chìu lòng ly phiếu lp dưi chính tr không chê bài bn ý nguyn cui cùng phi thng,

Cộng Hòa hơi hám hu khuynh tn dng ưu thế tng trên quan quyn bt k mưu gian tâm tư hàng đu không thua.

 

Hoa khai phú phát thanh minh chính tr kinh k cc siêu đi đa trưng giang vn vt đng thng,

Kỳ pht quý phi bình đng dân quyn giáo ngh khai phóng cao sơn khoát hi nhân qun d mưu sinh.

 

Thân Tây hưởng lợi kinh tế kỹ thuật tối tân phát triển dân chủ nhân quyền toàn vẹn sơn hà lãnh thổ,

Theo Tàu chỉ tổ thương mại công nghệ lạc hậu củng cố độc tài toàn trị hao hụt biển đảo quốc gia.

 

Sau đây bút giả cũng có vài câu thách đối, xin mời huynh đệ cùng góp vui:

 

Nhân dân tệ quyền lực không tệ quan vơ vét thậm tệ nên nhân dân tệ,

 

Cây sầu đông chẳng ở đồng sâu đâu phải đầu sông sao đông sầu đồng su,

 

Bao dung nhng tưng không chp nht nào ng bng d âm thm bung dao tung võ khí,

 

– Tiểu Lục Thần Phong

(Ất Lăng thành, 01/23)

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chị đi bằng xe hàng. Là dân Đà Lạt gốc Huế nên chị gọi xe đò là “xe hàng”. Đi xe hàng, tức là xe đò, là xe chở người và cả hàng chứ không chở riêng hàng. Tiếng Việt hay như vậy đó! Đến Gò Công rồi đi xe lam vào Đồng Nguơn. Ấp Đồng Nguơn. Không phải đây là lần đầu tiên chị được thấy cảnh đồng quê. Đồng quê miền nam hầu như đâu đâu cũng giống nhau. Nhưng có đi nhiều mới thấy mỗi nơi có một chút khác. Phải thế không? Hay chính là cảm giác của chị mỗi lần một khác?
Tôi ước mơ có một ngày nào đó, khi thanh bình thật sự trở về trên nước VN, khi chính thể CS hoàn toàn tan rã, khi con người công chính trở lại làm nền tảng trong xã hội mới, chúng ta sẽ trở về, những ngưới bạn từ thời xa xưa, cùng nhau làm lại một bữa tiệc Tất Niên, mời vong linh các thầy, các bạn, các anh em đồng đội đã chết trong khói lửa chinh chiến, trong các biến cố tang thương của đất nước, trong các trại tù, trên biển…cùng nhập tiệc. Kẻ đang sống cùng người thiên cổ bên cạnh nhau hoài niệm đến một miền thùy dương ngọt ngào nhân tính, một ngôi trường thân yêu giàu truyền thống giáo dục và y đức, một thành phố mến yêu thơ mộng. Để nghe những người quá cố tâm sự về cái chết oan khiên của mình. Được như vậy, hương hồn các vị đó sẽ sớm được siêu thoát và vĩnh viễn an nghỉ chốn nghìn thu. Và chúng ta đây giảm khắc khoải đau thương…
Tôi đã có bốn cái Tết trong trại Panatnikhom và Sikiew, Thailand. Tết đầu tiên thật nhiều kỷ niệm và bất ngờ, vì lúc đó chúng tôi vừa nhập trại trong khi còn hơn một tuần nữa là Tết. Tôi và ba cô bạn đi chung chưa kịp gửi thư cho thân nhân ở nước ngoài để ca bài ca “xin tiền”. Ai lo bận bịu đón Tết thì lo, còn chúng tôi thì lo đi mượn tiền để mua vài vật dụng cần thiết như tấm trải nhựa, tre nứa, dây nilon để làm “nhà” (phải “an cư” mới “lập nghiệp” tỵ nạn được chớ).Khoảng một tuần trước Tết, có một nhóm mấy thanh niên đến thăm vì nghe nói chúng tôi là dân Gò Vấp, nên muốn nhận “đồng hương đồng khói”. Họ là những người trẻ như chúng tôi, nên câu chuyện mau chóng trở nên thân mật và rôm rả
Hỏi thăm ông Hai bán hoa lay-ơn gốc Bình Kiến, nhiều người ngơ ngác hỏi nhau. Tôi lại rảo qua thêm mấy vòng chợ hoa, cũng vừa đi tìm ông Hai, cũng vừa ngắm hoa và ngắm những chậu bonsai bày bán cuối năm, cũng tìm lại mình của gần 20 năm trước, năm nào cũng cứ vào những ngày này, tôi theo ba tôi hóng gió đón sương không hề chợp mắt cùng gian hàng cây kiểng rất bề thế của ba ở đây.
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày tết", mà là những ngày cận tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày xuân trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với má, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Người ta được nuôi lớn không chỉ bằng thức ăn, mà còn ở lời ru, tiếng hát, và những câu chuyện kể. Chú bé cháu của bà thích được bà ôm vác, gối đầu lên vai bà. Có khi bà mở nhạc từ chiếc nôi cho chú nghe thay cho lời hát, chiếc nôi chú bé đã nằm khi mới lọt lòng mẹ. Có khi bà hát. Bà không ru à ơi, nhưng âm điệu dân gian len vào trong từng lời hát. Chú bé mãi rồi ghiền nghe giọng hát của bà.
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: tại sao vậy? Chắc đó là tâm trạng của người tuổi sắp hết đếm số, tiếc nuối những khi còn cắp sách tới trường. Cắp sách tới trường không phải là chuyện vui nhưng tuổi học trò thì vui thật. Lúc nào, khi nào, chỗ nào cũng toàn thấy chuyện vui chơi. Bạn chơi là người nhưng nhiều lúc là những côn trùng quanh quẩn bên người. Một ông bạn mới gặp nhướng mắt hỏi tôi viết về những bạn chơi nhiều hơn hai chân nhưng chưa thấy nhắc tới bạn của ông ấy. Đó là bọ ngựa. Ông này thuộc loại rắn mắt. Tôi không chung tuổi thơ với ông nhưng chắc ông cũng thuộc loại phá làng phá xóm. Ông kể chuyện ăn me chua trước mấy ông lính thổi kèn trong hàng ngũ khiến mấy ông thợ kèn này chảy nước miếng thổi không được. Tôi thuộc loại hiền nên không có bạn không hiền như bọ ngựa. Ông ta thì khoái bọ ngựa.
“Mày có vợ hồi nào vậy?” chưa kịp chào, mẹ đã ném ra câu hỏi bất ngờ. Tôi lặng thinh. Cục nghẹn trong cổ họng. Tiếng mẹ đã khàn nhưng nghe vẫn quen, vẫn gần gũi, nhưng đặm chút ngạc nhiên và thấp thoáng chút phiền muộn. Hệt như lần hỏi tôi mười mấy năm trước rằng Sao con trốn học. Đường dây điện thoại chợt kêu ù ù, như thể có máy bay hay xe vận tải cơ giới hạng nặng chạy qua chỗ mẹ đứng. Cũng có thể tại tai tôi ù. Tôi cũng không chắc lắm. Giọng nói mẹ chìm vào khối tạp âm hỗn độn. Mẹ lặp lại câu hỏi trong tiếng động cơ rì rầm. Rồi tất cả im vắng bất ngờ. “Hở con?” Mẹ nói.
Bê, con trai của Mẹ, đã theo Mẹ đến giảng đường từ thuở còn trong bụng Mẹ. Suốt thời gian đại học của Mẹ, Bê có nhiều đóng góp khác nhau theo từng thời kỳ. Khi Mẹ làm bài kiểm tra môn Đầu Tư và Tài Chính trong lục cá nguyệt đầu tiên, Bê mới ba tháng tuổi. Mẹ nhẩm tính, bài thi một tiếng rưỡi, đi về từ nhà đến trường thêm một tiếng rưỡi. Như vậy, Bê phải xa Mẹ ít nhất ba tiếng đồng hồ. Mẹ biết tính Bê, mỗi hai tiếng đồng hồ Bê oe oe đòi bú sữa Mẹ. Bê xấu đói lắm, đòi mà không được, Bê nhăn nhó um sùm. Ngày hôm đó, dì Thành đến giữ Bê. Dì Thành rất hồi hộp. Dì chưa có em bé, chẳng biết phải làm sao cho đúng ý Bê. Mẹ thi xong, phóng ra xe về nhà. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ xa Bê đã hơn ba tiếng đồng hồ. Giờ này Bê chắc Bê đã thức giấc. Hy vọng Bê chịu khó nhâm nhi món trà thảo dược cho trẻ sơ sinh trong khi chờ Mẹ về. Thời đó chưa có điện thoại di động. Bởi vậy, có lo cũng để bụng, chứ Mẹ chẳng biết làm sao. Mẹ ba chân bốn cẳng chạy ba tầng lầu. Vừa đến cửa đã nghe tiếng Bê khóc ngằn ngặt.
Khi chơi những bản nhạc hay, Khang khóc theo giai điệu. Mước mắt chảy, tay kéo tình xuống lên, thân hình diệu dẻo theo cảm hứng. gần như mê cuồng, không biết mình là ai. Tôi cảm nhận được cái hay xuất thần nhưng không hiểu. Khang nói: -- “Cậu Út biết không, cái hay của âm nhạc làm cho lòng sung sướng nhưng cái đẹp của âm nhạc làm cho hồn cảm động. Khi món quà quá lớn, quá sức yêu, không thể cười, chỉ có thể khóc.” Tôi nghĩ, những lúc như vậy, Khang không chơi đàn, mà múa với hồn oan.
Tôi làm việc giữ xe cho một casino ở ngoại ô Toronto, gọi là parking attendant. Đó là nghề mà thanh niên ít chịu làm, phần vì lương thấp, mức tối thiểu, hồi đó 5 đồng một giờ, nhưng lý do chính là vì nó buồn. Bãi đậu xe nằm dưới hầm tối, không nhìn thấy người qua lại, nếu ở ngoài trời cũng sau lưng nhà cao tầng. Không ai làm chỗ đậu xe ở khung cảnh xinh đẹp, nơi ấy dành cho hàng quán. Đi học ban ngày, tôi làm thêm ban đêm là việc thích hợp, có thể thỉnh thoảng ngồi học bài. Nhân viên trong phiên gác trước tôi là cô gái bằng tuổi hoặc cùng lắm lớn hơn một hai tuổi, nhưng không hiểu sao cô vẫn có thói quen gọi tôi là em và xưng chị.
Anh cho xe dừng lại nơi góc đường rồi đi bộ về phía căn nhà. Tuyết đang rơi dầy đặc trắng xóa cả bầu trời, đúng là một White Christmas như nhiều người mong muốn. Những ánh đèn màu trang hoàng trước sân các nhà nhấp nháy vui tươi như đang mừng đón Chúa Hài Đồng giáng trần. Anh bước lên bậc thềm gỗ, bước rón rén đến cửa sổ nhìn qua tấm rèm mỏng, hơi giật mình sựng lại khi thấy ba mẹ con cô ấy đang dọn bữa ăn đêm Noel. Hẳn là họ vừa đi lễ về, anh thầm nghĩ. Nhìn đứa con trai mười ba tuổi và đứa con gái mười một tuổi giúp mẹ sắp xếp bày biện thức ăn trên bàn, anh thoáng chút xúc động và an tâm vì các con đã lớn, có thể đỡ đần mẹ trong nhiều việc nhà, anh cũng thấy bớt đi mặc cảm tội lỗi của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.