Hôm nay,  

Mùi của Tết

1/20/202300:00:00(View: 3148)
 
mui cua tet
Hình minh họa
 
Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì. Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.

Trời đất, thiên nhiên bốn mùa đều có mùi của mùa. Mùa xuân có mùi của cây non trổ lộc, mùi của hương hoa. Mùa hạ có mùi của nắng, mùi của mồ hôi, mùi gió biển và mùi cá khô phơi tràn bãi cát. Mùa thu có mùi của lá vàng, của gió thu lướt trong không khí, mùi của nắng vàng mật ngọt. Mùa đông có mùi của bếp lửa, của bắp nướng, của chén khoai khô ngào đường và mùi của những cơn gió cắt da. Nó còn cái mùi của những chiếc áo ấm cất lâu trong tủ mang ra còn vương mùi long não. 
 
Mùi của Tết khác hẳn, nó không phải là mùi của bốn mùa gộp lại mà nó có mùi rất riêng. Tôi gọi đó là MÙI CỦA TẾT. Mùi này một năm chỉ có một thời gian rất ngắn rồi phai đi chờ đến Tết năm sau.

Trước hết, trong tôi là mùi của hoa. Đó là mùi hăng hắc độc đáo và nồng nàn của những chậu hoa vạn thọ mà Ba tôi rất thích bày khắp sân mỗi dịp Tết về. Những chậu hoa với những bông vàng rực, sáng cả một góc sân. Đó là hương của những cành hoa huệ trắng Mạ ưa cắm trong chiếc bình bằng đồng được đánh bóng sáng ngời đặt trên bàn thờ. Ngay phòng khách mùi hoa lay ơn đỏ Mạ cắm đặt ở bàn salon cũng có mùi nhè nhẹ. Đó là mùi thơm thoang thoảng của những chậu lan khoe sắc trên giàn ở bìa sân do nhiều người biếu Ba trong dịp Tết. Đó cũng là mùi thơm rất mỏng từ chậu mai vàng nhiều cánh nở bung được đặt trang trọng ở giữa nhà. Tất cả hương của những thứ hoa bàng bạc trong nhà báo hiệu đã cận Tết rồi.

Mùi của Tết còn là mùi của nhang, trầm khiến cho căn nhà ấm lại trong cái lạnh đầu xuân. Mùi nhang khói như sợi dây nối liền những người đã khuất với những người đang sống. Mùi để nhớ về, mùi của những cuộc đoàn viên. Cháu con thắp lên cây nhang, đốt lên ánh nến, mẩu trầm rồi vái lạy trước bàn thờ, trước di ảnh của ông bà, cha mẹ. Cái mùi nhang khói ấy theo mãi suốt một đời người.

Đó còn là mùi thơm của thau mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt khoai, mứt me Mạ làm. Cái mùi cháy của đường phảng phất mùi va ni cuốn hút thằng bé chực chờ được vét thau. Cái mùi và miếng mứt hơi cháy ở đáy thau theo thằng bé đi suốt cho đến tuổi già. Giờ không mấy nhà tự làm mứt nữa, tiệm, siêu thị bán đầy, chẳng mấy ai mất công ngồi đổ mồ hôi bên bếp lửa. Mạ tôi mất hai chục năm rồi, tôi không còn được thưởng thức món mứt của Mạ và cũng chẳng còn được nhìn dáng Mạ chảy mồ hôi bên nhiều thau mứt nữa. Bóng Mạ vẫn về trong ký ức mỗi độ Tết đến, xuân về.

Tết còn có mùi của các loại bánh in. Ngày xưa Mạ làm đủ loại bánh gói trong những loại giấy bóng màu. Mùi của bánh thơm thơm hương bưởi, hương va ni, mùi của bột. Tất cả đặt trong những chiếc khay gỗ quý khảm xà cừ. Nó còn là mùi của những chén chè đậu xanh, chè khoai tím chứa trong những chiếc chén sứ mỏng tang vẽ rồng men xanh, xếp từng dãy trên bàn. Còn mùi bánh chưng trong thùng sôi sùng sục đêm giao thừa, nó có thoảng nhẹ của mùi nếp chín, mùi của lá chín và mùi chi nữa không tả được và cũng chẳng quên được.


Còn mùi của thịt heo luộc, thịt heo ngày xưa luộc chín có mùi thơm của thịt mà bây giờ khó tìm thấy nữa. Thịt luộc chín ăn đã ngon, ngâm vào nước mắm lại càng ngon. Ngâm đến khi thịt biến màu sẫm, mỡ trong màu hổ phách. Lúc đấy miếng thịt heo ngâm nước mắm lại mang mùi khác. Không phải mùi của thịt jambon, thịt nguội mà là mùi đúng chất Việt Nam bởi nó thấm đẫm mùi nước mắm Việt qua tay chế biến của người phụ nữ Việt. Cũng phải kể đến mùi của món bắp bò ngâm nước mắm nữa. Và cũng không quên tảng thịt heo quay thơm lạ lùng với những mảng da dòn tan. Đó là chưa kể đến mùi thơm của những đòn chả nóng, xâu nem chua, những cây tré đượm mùi riềng.

Rồi đến mùi hăng hăng của kiệu. Phơi một nắng, kiệu bỏ vào lọ giấm lại có mùi khác. Thêm mùi của dưa món, ngâm chín tới mà ăn với bánh chưng, bánh tét mới thấy hết cái ngon của dưa món. Một sự hoà điệu tuyệt vời.

Nó còn là mùi của những bếp than hồng đỏ lửa trên đó có nồi thịt kho tàu với trứng, trên đó có nồi cá kho thơm phức mùi nghệ, trên đó có mùi cá nướng, cá chiên chuẩn bị bữa cúng rước ông bà.

À còn mùi của những loại rau. Rau thơm miền Trung nhỏ lá nhưng thơm hơn nhiều vùng lá to mà tinh dầu kém. Món chi ăn cũng có rau kèm, ngày Tết ăn nhiều dầu mỡ lại càng cần rau.

Ngày xưa còn có mùi pháo. Mùi mang âm hưởng Tết nhiều nhất. Nghe mùi pháo là biết Tết đã tới rất gần. Đêm Giao thừa, trong khoảnh khắc giao thoa giữa cái cũ và cái mới, trong không gian thiêng liêng, mùi pháo, tiếng pháo báo hiệu Tết tới, thể hiện không khí rộn ràng của một năm mới, đón chào những thành công mới. Chỉ tiếc giờ đây Tết không còn pháo. Không tiếng nổ của pháo nên mùi của Tết thiếu đi một nửa khi không còn mùi pháo. Đứa bé ngày xưa chỉ giữ mãi hình ảnh những phong pháo nổ dòn và cậu bé hân hoan lượm pháo lép trong mùi nồng nặc của khói pháo. Tội nghiệp những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên khi Tết không còn pháo. Trong ký ức của chúng không có mùi của pháo. Không được nghe những tiếng nổ giòn giã và xác pháo hồng ngập sân.

Mùi của giấy tiền, vàng mã cũng là mùi của Tết dù ngày giỗ chạp cũng thường đốt loại này. Nhưng ngày Tết thì mùi này có khác hơn, đượm mùi thiêng liêng, trân trọng hơn. Lại nhớ Ba mỗi lần đốt vàng mã, Ba bắt phải đốt cháy hết thành tro, Ba bảo không thể cúng cho ông bà áo quần, tiền vàng rách vì chưa cháy hết.

Cuối cùng là mùi của những dĩa trái cây, mỗi loại trái có một mùi riêng, tổng hợp lại thành mùi hoa quả ngày Tết đến.

Mùi của Tết là sự tổng hoà của nhiều mùi mà chỉ có ngày Tết mới có. Nó không chỉ là mùi của những vật phẩm. Nó còn là mùi thiêng liêng đi theo suốt quãng đời của mỗi người. Có thể mỗi gia đình, mỗi dòng tộc có mùi Tết riêng nhưng tựu trung mùi của Tết là mùi khó quên nhưng giờ khó tìm cho đầy đủ cái mùi ấy như những ngày xưa cũ.
 
– Đỗ Duy Ngọc

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tháng ba, dường như mùa đông chỉ mới bắt đầu sau một tháng thời tiết ấm áp. Nấc đo màu đỏ của hàn thử biểu nằm trên dương độ và có khi vượt qua khỏi con số mười. Mọi người hân hoan cho rằng Paris năm nay không có mùa đông. Nhưng những cơn mưa ướt át, những luồng gió lạnh lẽo từ một cơn bão nào đó đã ào ạt thổi về trên phố từ mấy ngày nay. Con đường trước nhà lúc nào cũng vắng hay tôi chỉ nhìn thấy nó mỗi khi không còn ai. Thói quen trước khi vào giường ngủ và thức dậy khi đêm chuẩn bị tạ từ. Đèn vàng và sương mù, những ngôi nhà, cây cành đổ bóng ngoài khung cửa là nơi của quá khứ tôi, nơi hồi tưởng, dù vui dù buồn. Nhớ lại trong đêm nay… cả trăm điều muốn khóc1, một lời hát lấy từ một bài thơ của một nhà thơ quá cố mà tôi rất thích và tôi nghĩ đâu phải riêng tôi mới có cả trăm điều muốn khóc. Của chúng ta, bao người ly hương, làm gì lại chẳng có những đêm nhớ lại với trăm điều.
Thứ hai 6 tháng 4 South Carolina tiểu bang cuối cùng của các tiểu bang nằm dọc theo phía Đông của sông Mississippi (giòng sông dài thứ nhì của Bắc Mỹ) ban hành lệnh "Shelter in place". Cùng lúc, Indiana kéo dài "lệnh cấm túc" thêm 14 ngày nữa trên toàn tiểu bang.
Bài viết này lấy cảm hứng từ tựa đề của một tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam Cộng Hoà. Đó là tựa đề “Những người không chịu chết” (1972), một trong những vở kịch nổi tiếng của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan. Lúc vở kịch ra đời, tôi hãy còn nhỏ lắm, nhưng cũng phần nào đủ trí khôn để thưởng thức vở kịch này. Tôi được đọc vở kịch trước rồi sau mới xem kịch trên truyền hình. Đã mấy mươi năm rồi nên bây giờ tôi chỉ còn nhớ lờ mờ rằng vở kịch đó nói về một nhóm tượng người mẫu, cứ đêm đêm đêm lại trở thành người, sống, ăn nói và sinh hoạt như bao con người bình thường khác, với đầy đủ tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, thất tình lục dục. Bài viết này mượn cảm hứng đó để nói về—không hẳn chỉ là những con người—mà còn là những thực thể khác, cũng không hề chịu chết, qua dòng lịch sử nghiệt ngã của nước Việt, tính từ ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Tiếng giày cao gót lụp cụp tiếp theo sự xuất hiện của một cô gái làm Vinh ngơ ngẩn đến lặng người. Trời ơi! Sao trên đời lại có người đẹp thế này! Nàng mặc nguyên cái áo dài màu xanh da trời đồng phục của tiếp viên hàng không Air VietNam với huy hiệu rồng vàng nổi bật trên cổ áo ôm lấy một bờ ngực vun đầy và vòng eo chết người. Gương mặt trái soan với đôi má hây hây điểm trên làn da trắng mịn màng, bờ môi mộng đỏ hình trái tim, cộng thêm đôi mắt bồ câu đen long lanh với viền mi cong vút dài rậm(thiệt đúng là chí lớn trong thiên hạ không đong đầy đôi mắt mỹ nhân). Tất cả như muốn nhốt cả hồn Vinh trong ngây dại chìm đắm.
Tiếng niệm chú rì rầm trầm hùng vang rền cả đại điện, bóng các tăng sĩ trong màu áo huyết dụ lắc lư, tay lần tràng hạt trong ánh đèn bơ lung lay trông thành kính vô cùng. Toàn bộ mọi người như nhập thần vào câu chú, thân người ngồi đó mà thần thức như ở cung trời nào chứ chẳng phải trên mặt đất này. Khói trầm phảng phất bay lên, pho tượng Phật trên toà tay bắt ấn kiết tường, mắt mở to như nhìn thấu những tấn tuồng của trò đời, thông suốt những nỗi đau của chúng sanh, biết tường tận tâm can của của mỗi người.
Chiếc đồng hồ treo trên vách gõ nhịp nhàng hai tiếng thảnh thót giữa đêm khuya tĩnh mịch. Từ đàng xa, vài con chó trong xóm vắng gầm gừ sủa ma nghe thấy lành lạnh người. Tiếng gió đưa xào xạc mấy hàng dừa bụi chuối bên hè cộng thêm giọng ểnh ương oàng oạc tạo thành khúc nhạc êm ái đặc biệt hắt hiu của đồng quê miền Nam. Mùi hương hoa bưởi hoa cau cũng nương theo làn gió đêm len lén vào nhà nghe thoang thoảng nhẹ nhàng. Cho tới giờ này mà Phi vẫn chưa ngủ được, nó cứ nằm lăn qua trở lại với nỗi buồn nhức thịt nhức da, đau buốt tâm can vì sáng mai này nó phải chia tay với con Hồng Thắm, người chị láng giềng lớn hơn nó hai tuổi và cũng là người mà nó thân thiết nhất xóm, còn hơn cả con Mai em gái của nó nữa . Mà nói nào ngay thì Hồng Thắm có đi xa xôi cách trở gì cho cam, chị chỉ qua Mỹ Tho học mà từ nhà tụi nó ở ngay chợ Ngã Tư An Khánh-Bình Đại (Bến Tre) qua có cái Bắc Rạch Miễu là đã tới nơi rồi.
An cười, nhưng chợt khựng lại với ý nghĩ không biết bao giờ mới có thể cùng Mẹ đến những chỗ đông vui như vậy. Hơn hai tuần lễ thực hiện điều “ở yên trong nhà” mà thấy lâu như cả năm. Mặc dù An đã kéo hết công việc về làm tại nhà, không phải đi đến sở, An thấy vẫn còn nhiều thì giờ trống. Chính là những lúc trước đây dành cho việc chạy bộ tập thể dục, là những lúc đẩy xe cho Mẹ đi dạo để hít thở chút khí trời trong lành, là những buổi họp mặt bạn bè, đàn ca hát xướng cho vui… Nhiều lắm! Khi bình thường không ai để ý những điều đó, đến khi phải sống trong một bầu không khí mới, sẽ thấy có sự khác biệt rõ ràng.
Thắp nhang tụng thời kinh công phu buổi sáng, tôi mỉm cười đón tia nắng mai đầu Xuân đang lạnh tràn lên chiếc áo tràng và thành tâm cầu nguyện “âm siêu dương thái, dịch bệnh tiêu trừ” cho đệ tử và chúng sanh không phân biệt. Tiếng chuông hồi hướng đưa tôi vào ngôi chùa Tự Tại để được sống thêm một giờ, một ngày hay bao lâu nữa cũng được trong thanh tịnh và an vui.
Để tưởng nhớ đến các đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên bước đường đi tìm tự do Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum . Bà Elizabeth Becker trong quyển sách "Khi chiến tranh đã chấm dứt , 1986" dẫn chứng lời của vị Đặc Ủy Tối cao Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc: 250.000 thuyền nhân chết trên biển cả; 929.600 người được tỵ nạn. Tâm trạng hắn lúc đó thật là phức tạp. Hắn vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa bùi ngùi đứt ruột vì phải xa lìa đất mẹ, nhưng đồng thời hắn cũng cảm thấy vô cùng phấn khởi náo nức khi nghĩ đến mỗi bước đi tới sẽ là những bước đưa gia đình hắn đến gần một chân trời mới đầy tự do và hy vọng… Tất cả mọi người đều bị ếm trong khoang ghe, không được gây tiếng động. Mấy cháu bé đều bị cho uống thuốc ngủ trước đó hết. Trong khoang ghe, tất cả được chia nhau ngồi chen chúc dọc theo hai bên vách. Mọi người đều im lặng.
Biển mùa hạ xanh biếc, màu xanh tưởng chừng như thông suốt từ đáy biển lên tận bầu trời, cái màu xanh mát mắt lạ thường, chỉ nhìn thôi đủ thấy khoan khoái, bao nhiêu bực dọc và phiền não như tan trong làn gió. Hàng ngàn người đang vùng vẫy trong làn nước xanh mát ấy.
Mỗi lần mùa đông trở về với Cali, tôi lại bồi hồi nhớ lại những mùa đông ở một nơi khác. Không phải là những mùa đông êm ả, thân quen của Đà Lạt, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mà là những mùa đông lạnh lẽo, vô cùng khắc nghiệt ở một nơi khác, xa lăng lắc. Nơi chốn đó đã cho tôi bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, nhớ nhung của tuổi thanh xuân. Thành phố nhỏ bé đó có tên là Komsomolsk, ở tận xứ Ukraine xa tít mù, nơi tôi đã sống và làm việc trong suốt bốn năm trời, và cũng là nơi đã hun đúc nên một tình yêu cho mãi đến bây giờ.
Trong tình hình "cấm túc tại gia", hầu hết mọi người ở nhà, không lái xe đi xa, tai nạn xe cộ gần như không có, vì đường nhỏ, đường lớn đều "đường thênh thang gió lộng một mình ta", công ty AllState sẽ hoàn lại 600 triệu tiền bảo hiểm cho những người mua bảo hiểm xe hơi của họ. Hy vọng AAA, Công ty bán bảo hiểm lớn và lâu đời nhất ở Mỹ cũng sẽ theo bước chân của AllState . Điều buồn nhất là theo nhiều ý kiến chuyên môn, phải mất một khoảng thời gian dài, rất dài trước khi cuộc sống trở về bình thường. Coronavirus không chỉ đến rồi đi, mà còn ở lại và tung hoành ngang dọc. Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.