Hôm nay,  

Ngọc Lan

08/11/202209:45:00(Xem: 5043)
Tùy bút

hoa-ngoc-lan


Gia đình tôi thuở ấy có hai căn nhà, nên tôi là cư dân của cả hai xóm liền kề nhau: Xóm Chùa và Xóm Đạo. Ngôi chùa Vĩnh Quang nhỏ xíu, nằm đầu con hẻm rộng. Chùa nhỏ nên vườn chùa cũng xinh xinh, với các loại cây trồng làm bóng mát và nhiều loại hoa kiểng, tạo nên một màu xanh tươi êm đềm sau cánh cửa sắt vững chải làm cổng chùa. Tôi thích nhất cây Ngọc Lan cổ thụ ngay góc sân, những buổi trưa vắng có dịp đi ngang qua, mùi thơm của hoa toả lan phảng phất theo những ngọn gió lay thật dễ chịu, nhè nhẹ đi vào lòng người, làm quên hết những âu lo bận rộn đời thường, dù chỉ là trong phút giây.

 

Mỗi mùa rằm tháng bảy, tôi hay theo lũ bạn trong xóm đến chùa để “xí” thức ăn chùa cúng cho … cô hồn các đảng. Đi theo chúng cho vui, chớ tôi yếu ớt làm sao giành giựt được nhiều lộc chùa, cùng lắm chỉ được vài khoanh chuối, mấy miếng khoai lang, nhưng tôi không hề buồn, vì tôi còn mê thứ khác thú vị hơn, đó là Ngọc Lan. Thường thì chúng tôi chỉ được nhặt những cụm hoa rụng rơi dưới sân chùa, nhưng vào những dịp lễ lớn nhộn nhịp, sư cô cũng vui vẻ rộng lòng từ bi, thoải mái chiều chuộng đám trẻ. Sư cô sai người dùng cái cây dài để hái Ngọc Lan cho chúng tôi. Những cánh hoa thon dài, trắng muốt, thanh tao, được tôi nâng niu đem về nhà, thả vào ly nước, đặt trong phòng ngủ, tha hồ mà thả hồn lãng đãng với làn hương quyến rũ.

 

Rồi tôi lớn lên, không còn đến chùa chơi đùa với đám bạn bè vì đứa nào cũng bận chuyện học hành. Tuy nhiên, mỗi khi đi học về, hoặc đi chơi xa trở về, khi đến đầu ngõ vườn chùa, tôi cảm nhận được ngay mùi Ngọc Lan quen thuộc vẫn còn đấy, đợi chờ tôi trong lặng lẽ, và bao mệt mỏi bỗng như tan biến, hồn tôi mềm yếu như áng mây trời, xuyến xao nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ xung quanh ngôi chùa nhỏ bé.

 

Chỉ cách hơn một con đường là qua xóm đạo xứ Đức Tin. Nơi đây, cũng có “hoa” Ngọc Lan, đẹp xinh, nhưng đặc biệt là “hoa”… biết nói và… biết hát, sau này tiếng hát ấy đã đi vào trái tim biết bao nhiêu người hâm mộ.

 

Chị ấy tên thật là Thanh Lan. Thực ra, chị không phải là cư dân xóm tôi, mà là ở Xóm Mô, kế bên. Lũ trẻ con chúng tôi, thời mới bị “giải phóng”, chỉ có niềm vui chạy ra vườn chùa, hoặc đến sân nhà xứ chơi những trò chơi trên mảnh sân xi măng rợp đầy bóng mát: tạt lon, ô quan, nhảy dây, banh đũa, thiên đàng địa ngục hai bên.  Nhưng vì vườn chùa thường hay kín cổng cao tường, hầu như lúc nào cũng lặng im thanh tịnh cho việc khói nhang cùng tiếng mõ tụng kinh, nên chúng tôi tụ tập ở sân nhà thờ hoặc sân nhà Cha xứ thường xuyên hơn. Chúng tôi mãi mãi nhớ ơn Cha xứ luôn mở rộng cổng cho chúng tôi vào chơi đùa, quậy phá. Buổi tối, Cha còn mở cửa nhà, cả lũ ùa vào ngồi trên thềm đá hoa mát lạnh xem ti vi, chương trình “Những Bông Hoa Nhỏ”. Khi chương trình ti vi chuyển qua mục Thời Sự, chúng tôi lại bị lùa ra sân vì đến giờ ca đoàn tập hát! (Không hiểu sao lúc ấy lại tập hát ở nhà xứ mà không phải ở nhà thờ? Chắc là thỉnh thoảng cần Cha đệm đàn piano chăng?)

 

Tuy còn bé, nhưng tôi cũng nghe các anh chị lớn và chòm xóm xung quanh bàn tán về một giọng ca solo nữ của ca đoàn, nên cũng hớn hở chen lấn ngoài cửa sổ, dưới tàn cây mận cổ thụ của nhà xứ, chỉ để say sưa ngắm nhìn nhan sắc dịu dàng và nghe tiếng hát của chị Thanh Lan. Dáng người nhỏ bé, mái tóc dài, đôi mắt buồn và giọng nói miền Nha Trang êm ái, chúng tôi thấy chị đẹp nhất cả nhà thờ, cả giáo xứ, chị chính là hoa hậu trong lòng chúng tôi.

 

Người yêu của chị là anh Quang, một trong những ca trưởng của ca đoàn giáo xứ. Anh ít nói, khiêm nhường, là sinh viên Đại Học Y Khoa. Hai anh chị đúng là đôi trai tài gái sắc. Trời đêm long lanh đầy sao, gió mát rượi, tan buổi tập hát, chị khép nép đi bên anh ra về, tay ôm chồng sách Thánh Ca, còn anh mang cây đàn guitar, khuôn mặt thông minh với đôi kính cận, nụ cười hiền hoà. Chu choa ơi, lãng mạn còn hơn phim Hàn Quốc, làm cô bé tôi nhiều lần mộng mơ, ước gì sau này lớn lên cũng có một tình yêu nên thơ như thế. Nhà chị Lan khá giả trong khi nhà anh Quang nghèo hơn, nhưng chuyện tình của họ được hai bên gia đình và cả giáo xứ cổ vũ, nên khi gia đình chị Lan tổ chức vượt biên cũng mang anh Quang đi theo.

 

Mà cuộc đời luôn có những định mệnh bất ngờ, qua đến Mỹ thì không hiểu sao họ không đi chung đường nữa. Anh Quang có tiếp tục học Y Khoa hay không, cuộc sống ra sao, hạnh phúc hay khổ đau, tôi không biết được. Còn chị Lan, số phận đẩy đưa, trở thành một ca sỹ nổi tiếng với nghệ danh Ngọc Lan. Tiếng hát của chị từng “làm mưa làm gió” ở hải ngoại thập niên 80s, 90s lay động thổn thức hàng triệu khán thính giả với nhiều bài hát ghi dấu ấn của chị: Mưa Trên Biển Vắng, Như Đã Dấu Yêu, Buồn, Lệ Đá, Tiếc Thương, Nghe Những Tàn Phai, Mắt Lệ Cho Người…

 

Hồi tôi ở trại tỵ nạn Thailand, đi đến bất cứ lô nhà nào, cũng đều nghe người ta mở máy cassette băng nhạc của Ngọc Lan, cả ngày lẫn đêm. Nhiều lần, tôi còn khóc nức nở theo giọng ca đầy mê hoặc, buồn tái tê: “Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời! Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời…” Tiếng hát liêu trai, như sương khói mong manh, đã ủi an vỗ về những mảnh đời tha hương trên đất tạm dung, quên đi những ngày dài đợi chờ, buồn tênh.

 

Và buồn thay, một bông hoa đẹp, cả hương lẫn sắc, đã phải úa tàn khi đang ở đỉnh cao của tuổi xuân và sự nghiệp, như câu thơ “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng/ Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”. Nàng ra đi, nhưng tiếng hát còn vang vọng, âm ỉ trong trái tim những người yêu nàng. Riêng cư dân xứ đạo Đức Tin, cuối thập niên 70s, vẫn nhớ mãi hình ảnh một thiếu nữ mảnh mai, giọng ca ngọt ngào, mang tên loài hoa tươi sáng, âm thầm toả hương ngây ngất như 4 câu Thơ tôi tặng chị Lan yêu mến:

 

Ngọc Lan xinh đẹp, dịu dàng

Buồn vương đôi mắt, nồng nàn lời ca

Mong manh như một kiếp hoa

Luyến lưu hương sắc thiết tha dâng đời

 

Có một bài hát mang tên Ngọc Lan của nhạc sỹ Dương Thiệu Tước, từng được nhiều ca sỹ thử sức nhưng chỉ có tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh trình bày là hoàn hảo hơn cả. Tôi biết, nhạc sỹ đã sáng tác bài này từ rất lâu, xa lắc xa lơ ngoài miền Bắc thuở đất nước chưa bị chia cách, nhưng tôi cứ ngỡ như bài hát được viết cho những đoá Ngọc Lan “nhành liễu nghiêng nghiêng, tà mấy cánh phong, nắng thơm ngoài song” của Xóm Chùa, và đặc biệt là viết riêng cho đoá Ngọc Lan biết nói của Xóm Đạo chúng tôi: “Bông hoa đời ngàn xưa tới nay. Rung nhạc đó đây cho đời ngất ngây, cho tơ trùng đàn hờ phím loan...”, nghe sao mà trầm bổng, thiết tha và buồn rười rượi như đôi mắt của nàng.

 

Giờ đây nơi tha phương, những tháng cuối cùng của một năm, khi trời Canada bắt đầu đổ tuyết từ tháng mười một, những giai điệu Thánh Ca Giáng Sinh  vang lên, tôi lại tìm nghe tiếng hát Ngọc Lan vào những đêm khuya vắng, day dứt u hoài những tiếng vọng quá khứ, nơi Bóng Nhỏ Giáo Đường của một miền dĩ vãng yêu thương:

 

Có ai về miền quê lửa khói, cho tôi nhắn vài câu…

 

– Kim Loan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sàigòn cũng như Phan Rang không có 4 mùa, nhất là mùa Thu. Nhưng Sàigòn cũng như Phan Rang đều có những đêm trăng Thu mờ ảo đẹp và buồn giống như mắt của em.
Cuộc điện thoại đã dứt mà Tử Linh vẫn còn đứng tần ngần một lúc rồi mới quay trở ra hiên, ngồi xuống cái ghế gỗ mà khi nãy cô đang ngồi, vừa đọc sách, vừa nhâm nhi tách trà nóng và những chiếc bánh madeleine thơm mùi vanilla trước khi tiếng chuông điện thoại từ trong phòng khách buộc cô phải chạy vào...
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng, họ còn kháo nhau là mật thiết hơn cả tam tinh, tam điểm, tam tụ, tam anh… Chẳng cần kết nghĩa đào viên nhưng chúng sống chết có nhau, chưa bao giờ rời nhau một li hay một khoảnh khắc nào. Thỉnh thoảng cũng có xung đột giữa ba đứa nhưng rồi cũng trôi qua êm thấm. Cả ba nương tựa nhau, hỗ trợ nhau, sinh hoạt qua lại với nhau. Thật tình mà nói thì chỉ có hai mới đúng, vì thằng Tưởng vốn là đệ tử ruột của thằng Tâm mà ra, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nào đó nên thiên hạ cho là ba, nói cho cùng thì là bộ bà cũng đúng hay khắt khe bảo bài trùng cũng không sai.
Lật bật đã tới tháng 9 mùa tựu trường. Lòng nao nao nhớ thời học sinh nhỏ nhít đất thần kinh xưa. Ở Huế, mùa tựu trường cũng tưng bừng rộn rịp như bất cứ nơi nào khác trên đất quê nhà. Cũng bâng khuâng luyến tiếc những ngày hè tươi đẹp chóng qua. Cũng nao nức trở lại trường lớp gặp bạn thầy cũ, mới. Có khác chăng mặt mũi mấy cô mấy cậu học trò đều phảng phất một vẻ nghiêm trọng. Làm như mình đã trưởng thành tới nơi!
Cách đây 5 năm ông bà này có cho một cậu sinh viên Việt nam trẻ tuổi, đáng tuổi con cháu xin mướn phòng ở trọ học tại nhà ông bà cho đến đầu năm tới 2025, cậu sinh viên này sẽ tốt nghiệp đại học 4 năm với văn bằng cử nhân
Cũng như các trại tỵ nạn khác, ở Thailand cũng có một khu “nhà tù” dành cho những người tỵ nạn không chấp hành quy định của Bộ Nội Vụ Thái hay của Cao Ủy tỵ nạn. Thời hạn ở tù tùy theo mức độ phạm quy, có khi từ một vài ngày cho tới một hai tuần. “Tù nhân” cũng đủ loại, nhẹ thì có những người mua lén đồ ngoài hàng rào, thức quá giờ giới nghiêm, quên làm vệ sinh khu nhà được phân công, nặng hơn là thành phần đánh lộn, gây mất trật tự trong trại, trộm cắp vặt, trốn ra ngoài trại đi chơi.
Tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam, người Pháp thất bại ở mặt trận Điện Biên Phủ, trả lại chủ quyền miền Bắc cho việt cộng. Việt Minh kéo từ mạn ngược và khắp nơi chúng đã ẩn náu về tiếp thu thủ đô Hà Nội và sau đó, toàn thể các tỉnh thành phía Bắc cho vào tới vĩ tuyến 17. Chúng ta mất một nửa giang sơn. Pháp có 80 ngày chuyển giao Hà Nội, 100 ngày giao Hải Dương, 300 ngày trả Hải Phòng, rồi chấm dứt. Việt cộng nằm vùng trong miền Nam cũng tự do ra Bắc tập kết, dù rất ít, nhưng làn sóng người miền Bắc di cư vào Nam thì đông nườm nượp… như nước vỡ bờ, họ chạy trốn, họ sợ cộng sản, họ sợ cái chế độ tam vô đang rượt đuổi sau lưng. Họ ra đi lánh nạn, đa phần phải bỏ lại gia sãn của cải, mồ mả cha ông… họ ra đi nhanh, mau lẹ nhất là các thành phố Hà Nội Hải Phòng, các xứ họ đạo công giáo Bùi Chu, Phát Diệm… có người vội vã đến chỉ ôm theo một tấm ảnh đức mẹ Maria… họ rủ nhau cứ xuống Hải Phòng là có tàu há mồm, há mồm chờ sẵn, chờ họ lên tàu và chở họ vô miền Nam.
Hà Nội có mùa Thu, Ninh Thuận quê tôi ở đó chỉ có hai mùa nắng gió. Buổi sáng mai hôm ấy mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua con đường làng Xóm Động, rồi đến con đường cái quan tráng nhựa. Mẹ tôi nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi qua cầu "Ông Cọp", rồi cầu "Nước Đá" và đến tận cửa trường tiểu học Phan Rang. Tôi cúi đầu đi qua cổng trường có tấm biển lớn có hàng chữ Tây: "Indochine Francais- École Primaire De Phanrang"...Giữa sân trường có cột cờ với lá cờ ba màu của Pháp treo tận chót vót. Trường của tôi hình như vừa quét nước vôi và có cửa kiến, tôi thoáng nghe mùi cửa sổ mới sơn.
Trước năm 1975, ngày đó tôi còn là một cậu thiếu niên ham thích đọc tiểu thuyết trinh thám mạo hiểm của Người Thứ Tám với nhiều câu truyện phiêu lưu, hồi hộp của chàng điệp viên Z-28 đào hoa, đẹp trai Tống Văn Bình. Tôi còn nhớ chàng điệp viên tài giỏi, võ nghệ siêu quần của chúng ta được phái đi thi hành một nhiệm vụ tình báo tại Maldives, một đảo quốc mà khi chúng ta nhìn về phía chân trời, nơi Trời và Biển gặp nhau, vì chính chúng ta cũng đang sống trên mặt nước...
Khoảng gần ba giờ chiều tôi rời khách sạn Ninh Kiều, cuối đường Hai Bà Trưng, nhìn ra sông Cần Thơ. Trời hanh nóng và đứng gió. Giấc ngủ trưa dài sau bữa ăn nhẹ, khiến tôi tỉnh táo và phấn chấn hẳn lên. Hãy còn sớm, hai giờ nữa tôi mới có hẹn với gia đình người bạn thân ở nhà hàng Hoa Sứ. Thời gian đủ để tôi dạo chơi và ghé chợ Cần Thơ tìm mua một vài thứ đồ lưu niệm… Vài cơn gió nhẹ mang theo hơi nước từ dòng sông thổi dọc theo công viên thật dễ chịu. Bến Ninh Kiều ngày nay thật khang trang và đẹp. Đi dọc mé sông, từ đây tôi có thể nhìn thấy chiếc cầu treo Cần Thơ sừng sững, hiện đại. Phía trước khách sạn là nhà hàng nổi và không xa là chiếc du thuyền nhà hàng lộng lẫy về đêm. Du khách vừa ăn tối vừa dạo cảnh quanh sông và có cảchương trình văn nghệ thật đặc sắc của miền Tây sông nước
Nàng tỉ tê với nhỏ bạn về những cuộc “thảo luận” sôi nổi của vợ chồng nàng. Bằng mọi giá, nàng muốn giữ cho đứa con có tuổi thơ tươi đẹp, hạnh phúc. Bao năm qua, đã có lúc nàng buồn rầu nghĩ, mình như con gà đẻ trứng vàng. Chỉ được việc, nhờ biết đẻ trứng vàng. Nàng không dám đề cập đến chuyện tiền bạc, sợ làm chồng buồn, cho rằng nàng cậy sức mạnh kim tiền lấn áp chồng. Nàng rất may mắn trong cuộc sống ngoài xã hội. Chưa ra trường, nàng đã nhận được hợp đồng làm việc với một trong những hãng hàng đầu của nước Đức. Ngược lại, chồng nàng quá lận đận. Cả năm trời, anh chạy đôn, chạy đáo tìm việc, mà vẫn phải nằm nhà. Nàng tự nhủ, tài lộc trời ban, gia đình sống thoải mái, chứ tính toán chi mà mất hòa khí vợ chồng. Tháng tháng, nàng thanh toán nợ to, nợ nhỏ, hàng hàng lớp lớp chi phí tất yếu của xã hội văn minh.
Xíu tiếp tục cuộc hành trình bất tận của mình, đừng tưởng Xíu chơi hoang hay đi rông, phiêu bạt giang hồ vô tích sự. Chính sự lang bạt kỳ hồ của Xíu và anh em nhà Xíu đã đem lại mưa thuận gió hòa, đem lại nguồn sống cho loài người và vạn vật muôn loài. Lần này Xíu quay về lại góc Đông Nam Á châu, nơi có dòng sông thiêng liêng chảy qua.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.