Hôm nay,  

Nào là số và chữ

11/8/202209:36:00(View: 3528)

Truyện ngắn

poetry

 

– Giấy để viết tay, thưa bà? Giấy để viết thư ạ? người bán hàng hỏi tôi, vẻ ngạc nhiên.

 

– Không phải, để nhúm lửa. – Tôi đang định trả lời.

 

Nhưng rồi tôi xác nhận với cậu ta. Vâng, tôi muốn viết thư tay. Thật là kỳ lạ, đúng không?

 

Rõ ràng, nhìn thấy vẻ mặt của cậu là biết cậu không thể đáp ứng yêu cầu này. Cậu đã phải gọi sếp của mình, cô ấy đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, chắc hẳn là từ xưa giờ có biết về sản phẩm này. Thật đúng như cậu ta nghĩ. Cô ấy đã đi tìm trong kho của cửa hàng và mang cho tôi món hàng mà tôi yêu cầu: một tập giấy Vê-lanh (giấy trắng rất mịn) màu mỡ gà, giống như loại mà đôi khi tôi vẫn thích sử dụng, với phong bì cùng màu.

 

Cậu bán hàng trẻ tuổi lúc nãy và một vài khách hàng có mặt trong cửa hàng cùng bước đến để xem món hàng lạ lẫm này.

 

– Cô viết thư thật sao? Rồi đem đến bưu điện gởi hả cô?

 

– Cô không viết thư điện tử? Không nhắn tin trên điện thoại sao cô?

 

Tôi trả lời cho họ rằng đúng như vậy. Có, tôi có gởi điện thư chứ, tôi cũng có biết gởi tin nhắn trên điện thoại – các cháu nội ngoại của tôi đã dạy cho tôi làm – cho dù lúc đầu tôi rất chậm chạp, và không dễ dàng tí nào, vì phải gõ nhiều lần vào các phím số, để không bị đánh sai, để gõ... chữ. Ôi thật là phiền toái! Thậm chí tôi đã bấm giờ để gõ chữ "nụ hôn" (bisous). Này nhé, tôi đã gõ hai lần

vào số 2, ba lần vào số 4, bốn lần vào số 7, ba lần vào số 6, ôi, không phải, sai rồi, lại nhầm nữa,

nó ra chữ m, bism, rồi bực mình quá, tôi phải gõ bốn lần. Tôi xóa, rồi bắt đầu lại, cuối cùng hai

lần vào số 8. Thôi thì như thế này, tôi sẽ chỉ gởi kèm hình một nụ hôn vào tin nhắn của mình, để

cho khỏi rắc rối cho rồi!

 

Đây là kết quả: một phút hai mươi bốn giây. Còn nếu dùng bút thì bốn giây! Và như thế gọi là sự tiến bộ đó.

 

Tôi không nản lòng, tập lại nhiều lần thì "thành tích" của tôi sẽ khá hơn lên thôi. Đó không phải cực nhọc hay to tát gì như phải ngốn cả đại dương, nếu như nhìn xem bọn trẻ nhỏ luôn gõ, quẹt hết tốc lực, trong tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Chắc chắn là chúng đã nắm vững kỹ thuật một cách am tường rồi. Còn tôi thì thấy rằng nếu tôi sử dụng cây bút viết tay của tôi thì sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng tôi tự cho mình là một người đàn bà thông thạo thời sự. Thời sự về Internet. Các cháu tôi gửi tin nhắn cho tôi, bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm. Chúng nó chỉ quên rằng lúc nửa đêm thì tôi đã ngủ rồi, và khi có tiếng "bíp" trên bàn nhỏ cạnh giường thì sẽ làm tôi thức giấc.

Thật may là bây giờ tôi không còn hoảng sợ nữa khi điện thoại báo một trong những tin nhắn này vào đêm thật khuya khoắt, lúc tôi đang ngon giấc: “Ai mà gọi cho mình vào giờ này thế nhỉ? Để báo cho tôi biết tin xấu gì đây? Bởi vì chắc hẳn là một tin xấu. Không ai mà gọi vào giữa đêm để nói về trời mưa nắng gió cả.” Nhưng rồi, sự tò mò khiến tôi phải tự hỏi: “Ai vậy? Tại sao?” Rồi phải bật đèn đầu giường, tìm cặp kính đeo vào mắt, và đọc: CHÁU CÁM ƠN BÀ RẤT NHIỀU đã tg ch ng phiếu cho snh 18t của cháu, ng nụ hôn (tặng cháu ngân phiếu cho sinh nhật 18t của cháu, ngàn nụ hôn), (lỗi chính tả sẽ luôn làm cho tôi bực mình, nhưng thôi, không thể nói gì với chúng, điều này là tối kỵ nếu tôi muốn duy trì các cuộc trao đổi "văn thư"của chúng nó và tôi) và Léo của bà ơi , thế là giấc ngủ của Bà Ngoại chắc chắn đã bay lên mây rồi!

 

Tốc độ tin nhắn (À, còn cái này nữa, texto – đây là một từ mà tôi đã thêm vào kho từ vựng của bà già đã được kết nối), dù sao đó là tốc độ nhanh của chúng, rất hữu dụng cho mọi người. Vì vậy, khi một đứa hỏi tôi Chủ nhật cháu có thể đến ăn trưa với bà không, tất nhiên tôi không thể nào gửi cho nó một bức thư tay viết vài chữ rồi gởi qua đường bưu điện để xác nhận cuộc hẹn. Nhất là từ lúc các bác đưa thư hầu như không còn đưa thư nữa, nên người nhận thư sẽ phải chờ đợi lâu lắm. Bạn hãy đi mà tự hiểu tại sao đi nhé!

 

Nhưng tôi còn vài người bạn từ xưa không kết nối với mạng internet, giờ nào trong ngày họ cũng

không dám gọi vì sợ làm phiền và cũng giống như tôi, rất thích tìm thấy trong hộp thư nhà mình

phong bì thực sự, phong bì chứa đựng điều vui thích về một khoảng thời gian nào đó mình đã

cùng vui chơi với người bạn phương xa, với nét chữ rất đặc biệt mà mình sẽ nhận ra trong

muôn vàn nét chữ, viết về những tin tức nào đó, rồi nhận xét về những mẩu tin ấy, và chính tả

của những dòng chữ đó thì không chê vào đâu được, (vâng, điều ấy vẫn hiện hữu và rất được

yêu chuộng), một lá thư mà ta sẽ đọc đi đọc lại hai, ba lần, và để sang một bên để rồi lại tìm lấy

và đọc nữa, để có cảm giác rằng bạn mình vẫn hiện hữu bên mình thêm lâu hơn.

 

Nhớ làm sao ngòi bút lá tre, màu mực tím của tuổi thơ, trong lọ mực bằng sứ để trong lỗ hổng

trên bàn học bằng gỗ, những chữ in hoa thanh lịch, nét đậm nét thanh, nét chữ đẹp làm sao. Lúc còn bé, tôi thường được quà là những tờ giấy viết thư màu phấn nhạt, đôi khi có hình hoa văn, và tôi rất háo hức dùng để viết thư cho các bạn thân cùng lớp, khi chúng tôi phải xa nhau trong những kỳ nghỉ hè. Những tờ giấy êm mịn đó ngày nay đã được thay thế bằng bàn phím lạnh tanh và các phím gõ chữ, số...

 

Hôm qua, Charlotte đã báo cho tôi rằng vào cuối tuần này bé sẽ đến thăm tôi. Tôi lập tức trả lời

tin nhắn của cháu bằng cách nhấn ba lần vào số 6, hai lần vào số 5. Về vấn để hiệu quả, đó là

thượng sách, tôi phải thừa nhận như thế. Đặc biệt là vào lúc nửa đêm! (Nhưng đến mấy giờ thì

chúng đi ngủ kia chứ?)

 

Trên bàn làm việc của tôi, cô bé khám phá nào là những ngòi bút, những lọ mực nhiều màu, rồi có một tờ giấy trắng loại để vẽ màu nước, tôi đã viết tên của cô bé theo kiểu giống như thuật

viết chữ đẹp nhiều lần, theo nét chữ tiếng Anh (copperplate), Rô-man, Gô-tic...

 

– Ôi cháu thích quá bà ơi!

 

– Đó là tất cả nghệ thuật viết chữ đẹp cháu à.

 

– Bà ơi, bà có thể dạy cháu viết như thế không hở bà? Bạn bè của cháu sẽ phục lăn luôn đó bà!

Cháu dám cá với bà rằng chúng cũng sẽ muốn thử viết luôn, bà ạ!

 

Và chúng sẽ bỏ cái điện thoại thông minh ra để cầm bút ngòi lá tre hay sao? Chắc tôi đang mơ?

 

Mone Dompnier

Tháilan dịch

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cứ mỗi độ Xuân về là Phong nhớ lại một mùa Xuân kỷ niệm vào đầu thập niên 60 lúc chàng đang học lớp Đệ Nhất trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho. Thuở ấy, mặc dù theo học ban B nhưng Phong lại rất thích văn chương thơ nhạc nên thường tới nhà cậu 9 Hoàng là cậu ruột của Phong để học đàn vì Cậu 9 rất giỏi về băng cầm và Tây Ban Cầm. Sự giao du của hai cậu cháu thân tình tới độ có lúc cả hai tưởng chừng như là hai anh em mặc dù cậu lớn hơn Phong tới 13 tuổi và ngay cả đứa con trai lớn của cậu là thằng Long chỉ nhỏ hơn Phong có 7 tuổi.
Trời ngả chiều nhưng mặt trời vẫn sáng rực rỡ. Nắng vàng ấm và gió nhẹ khiến phố xá thêm êm đềm tươi mát, mà đường phố vắng tanh chỉ lác đác vài chiếc xe vài bóng người. Đại dịch và chỉ thị giới hạn sinh hoạt đã trả cho thành phố cái thanh bình yên ắng. Ngà nhớ những bức ảnh Sài Gòn xưa đăng trên những trang facebook, cái thuở thái hòa những năm 1930’s, 40’, và 50’s, khi Sài Gòn chỉ nhiều nhất một vài triệu dân và mọi sinh hoạt dường như nhỏ nhẹ.
Gương mặt thoáng nụ cười nhẹ nhưng lộ vẻ mãn nguyện, khi một làn sóng đê mê lan toả khắp thân thể. Smith Baron cảm nhận có bàn tay ai đó ve vuốtthân thể mình, bàn tay vô hình áp lên má và ôm ấp lấy ngực… Smith Baron trở mình, mở mắt vì tiếng con puppy sủa ăng ẳng bên giường, thoáng thấy bóng mờ mờ như nhân dạng người đang bước về hướng cầu thang.
Thiếu Tá Lê Hữu Nhân với giọng nói đều đều, có vẻ mệt mỏi vì mất ngủ, anh tự giới thiệu và nói về quá trình anh đi trình diện vào ngày ba mươi tháng Tư bảy lăm: - Tôi là lính địa phương quân đóng ở Bến Tre trước bảy lăm. Tôi bị đưa đi tù cải tạo tận ngòai Bắc: Hoàng Liên Sơn rồi Lào Kai. Đầu năm tám mươi họ chuyển chúng tôi về Nghệ Tĩnh, Lý Bá Sơ. Cuối năm tám mươi tôi được ‘lệnh tha’ thuôc diện sức khỏe. Đi tù cải tạo ở ngòai Bắc nghề chính của tôi là sẻ gỗ. Tôi bị tai nạn cây đè, gẫy kín xương đùi trái…
Một y tá trong Phòng Chăm Sóc Đặt Biệt (ICU) làm việc tại Bệnh Viện của Đại Học Chicago nói với CNN rằng cô sợ hãi khi nghĩ đến một tuần nữa không biết ICU sẽ ra sao, khi nghe người đứng đầu Cơ Quan Phục Vụ Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ nói rằng Chicago là một trong những điểm nóng đại dịch corona đang bùng lên tại Hoa Kỳ. “Số bệnh nhân Covid mà chúng tôi nhận gia tăng nhanh mỗi ngày và tất cả chúng tôi đều lo lắng điều gì sẽ xảy ra khi nó ngày càng tồi tệ hơn,” theo cô y tá không muốn nêu danh này cho biết. Và cô ấy không phải là người duy nhất lo sợ, theo cô. “Khi tôi làm việc trong đơn vị Covid, một số y tá đã không muốn ăn hay uống cả 12 giờ đồng hồ bởi vì họ sợ phải tháo ra và mặc vào dụng cụ bảo vệ cá nhân PPE,” cô đã kể lại như thế. Cô thuật lại rằng rất là khó chịu để nhìn thấy sự tổn thất mà vi khuẩn corona gây ra cho những gia đình không thể thăm người thân đang nằm trong bệnh viện. “Thật là đau lòng cho những gia đình của các bệnh nhân này phải nằm ở nhà trong lúc người thân của họ
Mợ nằm im ắng, nét mặt bình thản. Làn da xanh tái và hai má lõm sâu, mợ không còn là mợ của hằng ngày. Mọi người chung quanh đi lại nói năng lao xao một cách nhẹ nhàng, và lũ trẻ trêu chọc nhau cách đó mươi thước cũng không làm dậy lên được khoảng trống âm thầm chung quanh mợ.
Tiếng kẻng ra chơi vừa vang lên, bọn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, chúng chạy nhảy chơi đùa la hét ầm ĩ quanh căn nhà. Bọn thằng Vinh, Trường, Cảnh… nổi tiếng nghịch ngợm như qủy sứ. Còn tụi con Lành, Lệ, Thúy…thì mê chơi banh đũa, ô làng, nhảy dây…Cả đám học sinh mệnh danh “ Nhất qủy nhì ma thứ ba học trò” nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thằng Tèo.
Anh hớt ha hớt hải bước vội vào văn phòng tôi từ thang máy, vừa hào hển thở, anh vừa nói: - Bác sĩ làm ơn gọi giùm hãng của tôi là tôi cáo bệnh hôm nay. Gọi đi bác sĩ, kẻo trễ mất.
Chúng ta học được điều gì giữa khoảng cách đôi bờ sinh tử này. Vẫn có người đi theo con siêu vi chui vào giữa khoảng cách trống đó để kiếm thêm tiền (phần đông là những kẻ đã có sẵn tiền). Lừa đảo vẫn sẩy ra giữa đôi bờ sinh tử.
Cả tuần ở ẩn, sáng trưa chiều tối, anh và em, hai người không xa lạ 24 giờ trên 24 bốn mắt nhìn nhau quen quen mấy mươi năm nay, bỗng tự giam hãm ta với mình cận kề đến đuối sức. Ngày hai buổi cơm hai đứa coi TV quanh quẩn dịch bệnh Tàu cộng, thế sự đó đây toàn cầu mang màu tử khí từ vi khuẩn cô vy 19, Tàu tuyên bố hết bệnh, thế giới bước vào dịch bệnh dãy dụa tức tưởi.
Có một nhà khoa học từng phát biểu:” Cuộc đời này không có gì chắc chắn và tuyệt đối cả, duy chỉ có câu nói này là chắc chắn tuyệt đối”. Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy: ”Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”.
Suốt thời gian qua, với những biến động đáng sợ trên thế giới về dịch Covid-19 – do người Trung Hoa tạp ăn gây ra – bà Trang cảm thấy uất hận nhà cầm quyền Trung cộng nhiều hơn chứ không thể nương vào lòng nhân đạo để bào chửa hoặc bênh vực cho Trung cộng trong sự kiện này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.