Hôm nay,  

Đức Giáo Hoàng Francis đến Edmonton

04/08/202222:00:00(Xem: 1698)

Phóng sự

IMG_2739

 

Mùa hè năm nay, thời tiết Edmonton bỗng dưng “super hot” vì một tin tức “nóng, sốt, dẻo”: Đức Giáo Hoàng, Pope Francis ghé thăm Canada những ngày cuối tháng Bảy, và điểm dừng chân đầu tiên là thành phố Edmonton bé nhỏ của tôi. Ngài sẽ làm duy nhất một thánh lễ ngoài trời tại The Commonwealth Stadium, nơi có sức chứa 65 ngàn người, hỏi sao hổng “hot”?

 

Dù sao, tôi cũng phải nhắc lại “sự kiện” dẫn đưa đến cuộc viếng thăm Canada của Đức Thánh Cha: Vào Tháng 5 năm  2021 và cho tới July 2021 người ta lần lượt tìm thấy hơn 1000 bộ xương của Indigenous Children tại những nơi mà trước đây thuộc về trường nội trú Công Giáo tại hai tỉnh bang British Columbia và Saskatchewan, Canada.

 

Tháng 6/ 2021: Thủ tướng Trudeau lên tiếng xin lỗi trước sự việc đau lòng này.

 

Tháng 9/ 2021: Văn phòng của Canada Bishop gửi lời xin lỗi Indigenous People.

 

Lúc ấy, người dân mong đợi lời xin lỗi từ người đứng đầu Tòa Thánh Vatican, nhưng  Roma có vẻ chậm trễ lừng khừng, dù cuối năm có tin đồn phong phanh Tòa Thánh đang cân nhắc một chuyến viếng thăm Canada của ĐGH.

 

Đến tháng 3/ 2022, một phái đoàn đại diện Indigenous People từ Canada đã đến Rome gặp ĐGH, và từ đây ĐGH đã chính thức apologize, sau đó Tòa Thánh công bố chuyến viếng thăm của Ngài.

 

Dẫu vậy, một số ít người còn bán tín bán nghi (chắc là... con cháu của Thánh Toma, hổng thấy hổng tin), hùng hồn tuyên bố: Lời xin lỗi suông không nghĩa lý gì nếu không có hành động. (Dân Cà Na Điên... hiền hông quý vị!?)

 

Có thể nói, chuyến đi Canada đã không nằm trong kế hoạch của Tòa Thánh, mà là chuyến đi “xoa dịu dư luận”,  Papa gọi đây là “trip of penance” nghĩa là “chuyến đi hòa giải”. Những con chiên ngoan đạo, nói lạc quan hơn, đây chính là Thánh ý Chúa, “nhờ” sự việc này, mà thành phố Edmonton  được Papa Francis ghé thăm. Chúa mang Ngài đến, ngoài việc chữa lành vết thương quá khứ, còn hâm nóng lại niềm tin khô cằn, yếu đuối, mong manh của chúng ta sau cơn đại dịch. Về mặt chính trị, ngoại giao, và tôn giáo, chuyến đi này của Papa quả là một sứ mệnh và ý nghĩa vô cùng lớn lao.

 

Thế là các bước chuẩn bị đón Papa được công bố cho dân chúng, lịch trình của Ngài thế nào, nhu cầu volunteers, quyên góp tài vật dù tỉnh bang Alberta sẽ chi khoảng 15-20 triệu dollars để đón Papa và chính phủ ủng hộ 35 triệu đô cho cộng đồng thổ dân tại Canada.

 

Đợt đầu tiên phát vé miễn phí online dự Thánh Lễ với Papa Francis, vợ chồng tôi trực trước laptop 15 phút trước khi bắt đầu phát vé, vậy mà vẫn trắng tay. Chỉ trong vòng 2 phút, máy hiện lên “Sold Out” thiệt bự. Chồng tôi nản chí:

 

– Mà thôi, đến xem lễ nơi đó,với  sức chứa 65.000 người, chắc mình chỉ nhìn Ngài Francis xa vời vợi, thà ở nhà xem tivi trực tiếp rõ hơn.

Tôi cãi ngay và luôn (chắc tại hồi nhỏ khoái ăn bánh củ cải, hèn chi ba tôi hay biểu tôi nên làm luật sư):

 

– Vậy chớ ai cương quyết năm 2026 giải bóng đá WorldCup tại Mỹ-Canada-Mexico phải mua vé xem trận chung kết bằng mọi giá, dù chỉ là hạng cá kèo xa mút chỉ cà tha, trong khi ở nhà xem tivi cận cảnh các đường chuyền bóng, đá phạt đền rõ ràng hơn?

 

Chồng tôi cứng họng, bèn đổi giọng ngây thơ:

 

– Mà sao, mới vài phút đã hết vé rồi nhỉ?

 

Thì đâu chỉ riêng cư dân Edmonton, mà dân ở các thành phố khác trong Canada và bên Mỹ nữa chớ, người Công Giáo tại Canada đông đảo hơn các tôn giáo khác nhé.

 

Mấy bữa sau, City khuyến cáo dân chúng, có một số người rao bán vé chợ đen trên mạng, giá từ $60 tới $200 một vé, và khuyên mọi người bình tĩnh, sẽ còn vài đợt phát vé tiếp theo. Chúng tôi bàn bạc kế hoạch cho đợt phát vé lần thứ hai, rút kinh nghiệm từ lần đầu, chúng tôi sẽ... canh vé bằng nhiều accounts khác nhau. Tôi sẽ canh ở nhà, chồng tôi sẽ canh ở tiệm trong lúc làm việc (hy vọng ổng đừng phát lộn thuốc cho khách hàng), con gái và thằng rể (to be) cũng tình nguyện canh vé tại chỗ làm của chúng nó. Với bốn accounts hăng hái như thế, chúng tôi đã thành công, có được 12 vé, chia lại cho các người quen trong giáo xứ.

 

Vé đã phát xong, website về Papal Visit liên tục cập nhật những tin tức mới nhất, càng gần tới ngày Thánh Lễ, các thông tin càng dồn dập. Sát ngày trọng đại, một bản tin dài hơn chục trang “Những Điều Bạn Cần Biết Về Papal Mass”, hướng dẫn tỉ mỉ mọi điều thắc mắc. Ui chu choa ơi, Ngài Francis không phải là VIP, mà Ngài là VIP của VIP. Bất cứ nơi nào Ngài ghé thăm trong thành phố, các đoạn đường gần đó, kéo dài vài cây số đều bị blocked, các xe bus hàng ngày nếu bị kẹt đoạn đường blocked thì phải tìm route khác băng qua highway nếu cần thiết. Riêng tại buổi Lễ, các khu vực xung quanh bị blocked từ chiều hôm trước, sẽ không có một parking lot nào, nên City đã phân bố các chuyến xe bus đến các nơi trong thành phố để đưa đón người dân đi dự Lễ với lời bảo đảm “mỗi 5 phút sẽ có 1 chuyến bus” nên mọi người cứ thong thả xếp hàng đợi chờ. Dài nhất và mệt nhất là hạng mục “những gì bạn được phép và không được phép mang vào Stadium xem Lễ”, khắt khe hơn kiểm tra an ninh tại phi trường.

 

Rồi ngày đợi chờ July 26/ 2022 cũng đến. Thánh Lễ bắt đầu lúc 10.15am nhưng cửa Stadium mở lúc 7.30am, và những chuyến xe bus “Papal Mass” khởi hành lúc 7 am, nên tôi đã thức dậy lúc 5 giờ sáng (thực ra là tôi chập chờn cả đêm), trời còn mờ mờ mà trạm xe bus đã đầy người xếp hàng. Xe bus đưa đến cổng thì một rừng người đang nối đuôi nhau chờ vào bên trong, hình như ai cũng muốn là người đến sớm.

 

Trước giờ Thánh Lễ, Papa Francis xuất hiện trên chiếc Popemobile có đoàn vệ sĩ bao quanh, đi khắp một vòng sân Stadium, vẫy tay chào thần dân.  Người ta reo hò, lấy phone quay phim, chụp hình, các em bé được cha mẹ nhanh tay bế đến tận Popemobile để được Ngài ban phép lành, những khoảnh khắc tuyệt vời thắm đượm niềm tự hào, thờ kính, liên kết, hòa giải, thứ tha trong tình yêu Kito. Được ngắm Đức Thánh Cha bằng xương bằng thịt, thấy nụ cười của Ngài, các con chiên được khơi dậy niềm cảm xúc hân hoan lạ kỳ.

 

Trước đó, một số người trong giáo xứ tôi ngại ngần không dám đi dự Lễ vì còn ám ảnh chuyện bên Mỹ mới có hai vụ xả súng và bên Nhật cựu thủ tướng bị ám sát, nhưng họ lại bảo nhau, ai cũng có số, mà nếu có die trong dịp này cũng là... tử vì Đạo, nên đã mạnh dạn lên đường hòa vang câu hát  “...cùng với lớp sóng người hành hương, về nhà Chúa đi...” để rồi mọi sự diễn ra suôn sẻ, bình an, ra về trong bâng khuâng tiếc nhớ.

 

“Trip Of Penance”, chuyến đi Hòa Giải làm nức lòng dân Canada, nhưng cũng có một  ít người chưa hài lòng, như một người thổ dân đã từng là survivor của chuyện buồn năm xưa, phát biểu trên Tivi rằng, vết thương lòng mãi mãi không phai mờ. Vừa vừa phải phải thôi bác thổ dân kia ơi! Đức Giáo Hoàng 85 tuổi, bận trăm công ngàn việc, tuổi già sức yếu, ngồi trên xe lăn, đến tận Canada để nói những lời xin lỗi chân thành ( nguyên văn “deeply sorry”) tại những nơi tưởng niệm nạn nhân xấu số của hàng thập kỷ trước, mà bác vẫn cứng lòng, nếu chưa thể forget thì cũng nên forgive chứ nhỉ?

 

Với cá nhân tôi, nếu kể lần dự Thánh Lễ với The Pope John Paul II tại Đại Hội Giới Trẻ năm 2002 Toronto, thì tôi đã hai lần may mắn có mặt trong Papal Holy Mass mà không cần phải bay đến Roma, thật là một Hồng Ân lớn lao.

 

Cứ ngỡ như là một giấc mơ
Phải đâu chỉ là chuyện tình cờ
Bàn tay Chúa quan phòng tất cả
Tạ ơn Ngài, con chép vần Thơ

 

Kim Loan

(Edmonton, 28/7/2022)

IMG_2639

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku...
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
Nhà Trần đã khởi nghiệp với năm vị vua liên tiếp đều là những bậc anh hùng. Mặt ngoài các ngài đã lập được những chiến công hiển hách, đẩy lùi được mấy cuộc xâm lăng của lũ cường khấu phương Bắc. Mặt trong các ngài lại giỏi việc văn trị, cố gắng lo cho muôn dân được sống trong cảnh no ấm, yên vui. Thời kỳ vinh quang, thịnh vượng đó đã kéo dài gần một trăm năm...
Cầu Hội có dáng “hình thang” thật đơn giản, cao và thông thoáng. Chỉ là chiếc cầu gỗ mảnh khảnh nên nó lại phù hợp, hài hòa với sự êm đềm lắng đọng của cảnh vật chung quanh. Vì cầu Hội cao và thông thoáng nên thuyền qua lại ngược xuôi dưới gầm cầu được dễ dàng. Dưới gầm cầu, bóng núi và mây vẫn lung linh, trôi chảy theo dòng suối mà không bị vướng mắt, hay bị cắt ngang hoặc che lấp...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.