Hôm nay,  

Đức Giáo Hoàng Francis đến Edmonton

04/08/202222:00:00(Xem: 1696)

Phóng sự

IMG_2739

 

Mùa hè năm nay, thời tiết Edmonton bỗng dưng “super hot” vì một tin tức “nóng, sốt, dẻo”: Đức Giáo Hoàng, Pope Francis ghé thăm Canada những ngày cuối tháng Bảy, và điểm dừng chân đầu tiên là thành phố Edmonton bé nhỏ của tôi. Ngài sẽ làm duy nhất một thánh lễ ngoài trời tại The Commonwealth Stadium, nơi có sức chứa 65 ngàn người, hỏi sao hổng “hot”?

 

Dù sao, tôi cũng phải nhắc lại “sự kiện” dẫn đưa đến cuộc viếng thăm Canada của Đức Thánh Cha: Vào Tháng 5 năm  2021 và cho tới July 2021 người ta lần lượt tìm thấy hơn 1000 bộ xương của Indigenous Children tại những nơi mà trước đây thuộc về trường nội trú Công Giáo tại hai tỉnh bang British Columbia và Saskatchewan, Canada.

 

Tháng 6/ 2021: Thủ tướng Trudeau lên tiếng xin lỗi trước sự việc đau lòng này.

 

Tháng 9/ 2021: Văn phòng của Canada Bishop gửi lời xin lỗi Indigenous People.

 

Lúc ấy, người dân mong đợi lời xin lỗi từ người đứng đầu Tòa Thánh Vatican, nhưng  Roma có vẻ chậm trễ lừng khừng, dù cuối năm có tin đồn phong phanh Tòa Thánh đang cân nhắc một chuyến viếng thăm Canada của ĐGH.

 

Đến tháng 3/ 2022, một phái đoàn đại diện Indigenous People từ Canada đã đến Rome gặp ĐGH, và từ đây ĐGH đã chính thức apologize, sau đó Tòa Thánh công bố chuyến viếng thăm của Ngài.

 

Dẫu vậy, một số ít người còn bán tín bán nghi (chắc là... con cháu của Thánh Toma, hổng thấy hổng tin), hùng hồn tuyên bố: Lời xin lỗi suông không nghĩa lý gì nếu không có hành động. (Dân Cà Na Điên... hiền hông quý vị!?)

 

Có thể nói, chuyến đi Canada đã không nằm trong kế hoạch của Tòa Thánh, mà là chuyến đi “xoa dịu dư luận”,  Papa gọi đây là “trip of penance” nghĩa là “chuyến đi hòa giải”. Những con chiên ngoan đạo, nói lạc quan hơn, đây chính là Thánh ý Chúa, “nhờ” sự việc này, mà thành phố Edmonton  được Papa Francis ghé thăm. Chúa mang Ngài đến, ngoài việc chữa lành vết thương quá khứ, còn hâm nóng lại niềm tin khô cằn, yếu đuối, mong manh của chúng ta sau cơn đại dịch. Về mặt chính trị, ngoại giao, và tôn giáo, chuyến đi này của Papa quả là một sứ mệnh và ý nghĩa vô cùng lớn lao.

 

Thế là các bước chuẩn bị đón Papa được công bố cho dân chúng, lịch trình của Ngài thế nào, nhu cầu volunteers, quyên góp tài vật dù tỉnh bang Alberta sẽ chi khoảng 15-20 triệu dollars để đón Papa và chính phủ ủng hộ 35 triệu đô cho cộng đồng thổ dân tại Canada.

 

Đợt đầu tiên phát vé miễn phí online dự Thánh Lễ với Papa Francis, vợ chồng tôi trực trước laptop 15 phút trước khi bắt đầu phát vé, vậy mà vẫn trắng tay. Chỉ trong vòng 2 phút, máy hiện lên “Sold Out” thiệt bự. Chồng tôi nản chí:

 

– Mà thôi, đến xem lễ nơi đó,với  sức chứa 65.000 người, chắc mình chỉ nhìn Ngài Francis xa vời vợi, thà ở nhà xem tivi trực tiếp rõ hơn.

Tôi cãi ngay và luôn (chắc tại hồi nhỏ khoái ăn bánh củ cải, hèn chi ba tôi hay biểu tôi nên làm luật sư):

 

– Vậy chớ ai cương quyết năm 2026 giải bóng đá WorldCup tại Mỹ-Canada-Mexico phải mua vé xem trận chung kết bằng mọi giá, dù chỉ là hạng cá kèo xa mút chỉ cà tha, trong khi ở nhà xem tivi cận cảnh các đường chuyền bóng, đá phạt đền rõ ràng hơn?

 

Chồng tôi cứng họng, bèn đổi giọng ngây thơ:

 

– Mà sao, mới vài phút đã hết vé rồi nhỉ?

 

Thì đâu chỉ riêng cư dân Edmonton, mà dân ở các thành phố khác trong Canada và bên Mỹ nữa chớ, người Công Giáo tại Canada đông đảo hơn các tôn giáo khác nhé.

 

Mấy bữa sau, City khuyến cáo dân chúng, có một số người rao bán vé chợ đen trên mạng, giá từ $60 tới $200 một vé, và khuyên mọi người bình tĩnh, sẽ còn vài đợt phát vé tiếp theo. Chúng tôi bàn bạc kế hoạch cho đợt phát vé lần thứ hai, rút kinh nghiệm từ lần đầu, chúng tôi sẽ... canh vé bằng nhiều accounts khác nhau. Tôi sẽ canh ở nhà, chồng tôi sẽ canh ở tiệm trong lúc làm việc (hy vọng ổng đừng phát lộn thuốc cho khách hàng), con gái và thằng rể (to be) cũng tình nguyện canh vé tại chỗ làm của chúng nó. Với bốn accounts hăng hái như thế, chúng tôi đã thành công, có được 12 vé, chia lại cho các người quen trong giáo xứ.

 

Vé đã phát xong, website về Papal Visit liên tục cập nhật những tin tức mới nhất, càng gần tới ngày Thánh Lễ, các thông tin càng dồn dập. Sát ngày trọng đại, một bản tin dài hơn chục trang “Những Điều Bạn Cần Biết Về Papal Mass”, hướng dẫn tỉ mỉ mọi điều thắc mắc. Ui chu choa ơi, Ngài Francis không phải là VIP, mà Ngài là VIP của VIP. Bất cứ nơi nào Ngài ghé thăm trong thành phố, các đoạn đường gần đó, kéo dài vài cây số đều bị blocked, các xe bus hàng ngày nếu bị kẹt đoạn đường blocked thì phải tìm route khác băng qua highway nếu cần thiết. Riêng tại buổi Lễ, các khu vực xung quanh bị blocked từ chiều hôm trước, sẽ không có một parking lot nào, nên City đã phân bố các chuyến xe bus đến các nơi trong thành phố để đưa đón người dân đi dự Lễ với lời bảo đảm “mỗi 5 phút sẽ có 1 chuyến bus” nên mọi người cứ thong thả xếp hàng đợi chờ. Dài nhất và mệt nhất là hạng mục “những gì bạn được phép và không được phép mang vào Stadium xem Lễ”, khắt khe hơn kiểm tra an ninh tại phi trường.

 

Rồi ngày đợi chờ July 26/ 2022 cũng đến. Thánh Lễ bắt đầu lúc 10.15am nhưng cửa Stadium mở lúc 7.30am, và những chuyến xe bus “Papal Mass” khởi hành lúc 7 am, nên tôi đã thức dậy lúc 5 giờ sáng (thực ra là tôi chập chờn cả đêm), trời còn mờ mờ mà trạm xe bus đã đầy người xếp hàng. Xe bus đưa đến cổng thì một rừng người đang nối đuôi nhau chờ vào bên trong, hình như ai cũng muốn là người đến sớm.

 

Trước giờ Thánh Lễ, Papa Francis xuất hiện trên chiếc Popemobile có đoàn vệ sĩ bao quanh, đi khắp một vòng sân Stadium, vẫy tay chào thần dân.  Người ta reo hò, lấy phone quay phim, chụp hình, các em bé được cha mẹ nhanh tay bế đến tận Popemobile để được Ngài ban phép lành, những khoảnh khắc tuyệt vời thắm đượm niềm tự hào, thờ kính, liên kết, hòa giải, thứ tha trong tình yêu Kito. Được ngắm Đức Thánh Cha bằng xương bằng thịt, thấy nụ cười của Ngài, các con chiên được khơi dậy niềm cảm xúc hân hoan lạ kỳ.

 

Trước đó, một số người trong giáo xứ tôi ngại ngần không dám đi dự Lễ vì còn ám ảnh chuyện bên Mỹ mới có hai vụ xả súng và bên Nhật cựu thủ tướng bị ám sát, nhưng họ lại bảo nhau, ai cũng có số, mà nếu có die trong dịp này cũng là... tử vì Đạo, nên đã mạnh dạn lên đường hòa vang câu hát  “...cùng với lớp sóng người hành hương, về nhà Chúa đi...” để rồi mọi sự diễn ra suôn sẻ, bình an, ra về trong bâng khuâng tiếc nhớ.

 

“Trip Of Penance”, chuyến đi Hòa Giải làm nức lòng dân Canada, nhưng cũng có một  ít người chưa hài lòng, như một người thổ dân đã từng là survivor của chuyện buồn năm xưa, phát biểu trên Tivi rằng, vết thương lòng mãi mãi không phai mờ. Vừa vừa phải phải thôi bác thổ dân kia ơi! Đức Giáo Hoàng 85 tuổi, bận trăm công ngàn việc, tuổi già sức yếu, ngồi trên xe lăn, đến tận Canada để nói những lời xin lỗi chân thành ( nguyên văn “deeply sorry”) tại những nơi tưởng niệm nạn nhân xấu số của hàng thập kỷ trước, mà bác vẫn cứng lòng, nếu chưa thể forget thì cũng nên forgive chứ nhỉ?

 

Với cá nhân tôi, nếu kể lần dự Thánh Lễ với The Pope John Paul II tại Đại Hội Giới Trẻ năm 2002 Toronto, thì tôi đã hai lần may mắn có mặt trong Papal Holy Mass mà không cần phải bay đến Roma, thật là một Hồng Ân lớn lao.

 

Cứ ngỡ như là một giấc mơ
Phải đâu chỉ là chuyện tình cờ
Bàn tay Chúa quan phòng tất cả
Tạ ơn Ngài, con chép vần Thơ

 

Kim Loan

(Edmonton, 28/7/2022)

IMG_2639

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.