Hôm nay,  

“Bao Giờ Thì Người Ta Tìm Ra Được Mục Đích Cuộc Sống Của Mình?”

23/03/202111:45:00(Xem: 2987)

bé bi
Tôi có một cô cháu gái tên T., năm nay 24 tuổi. Hồi bé, T. hồn nhiên lắm, và thích ăn ngon. Ở nhà thường bị mẹ bắt ăn uống “healthy”, mỗi khi sang nhà tôi chơi thì việc đầu tiên T. làm là mở tủ lạnh để tìm các món ăn ngọt và béo. Nhìn T. ăn là thấy ngon rồi!

Rồi gia đình tôi đi Mỹ, chỉ theo dõi tin tức của cháu qua bố mẹ, được biết rằng T. dạo này “người lớn” ra nhiều. T. ra trường cách đây hai năm, được làm cho một công ty lớn,  giữ một vai trò khá quan trọng đối với một cô bé mới ra trường. Làm việc căng thẳng, cháu bị stress cho dù cũng khá thành công trong nhiệm vụ được giao. Cách đây hơn một tuần, T.  viết email cho tôi, cho biết không còn giữ vai trò thử thách trong công ty nữa để có nhiều thì giờ hơn cho bản thân hơn. T. nói rằng qua công việc đầu tiên trong đời, cháu vẫn chưa biết rõ là mình giỏi cái gì và muốn cái gì, nhưng đã thấy được cái mình không giỏi và biết điều mình không muốn. Cuối thư, T. hỏi tôi “Bao giờ thì người ta tìm ra được mục đích  cuộc sống của mình hả chú?”

Câu hỏi này đã lởn vởn trong đầu tôi trong suốt một tuần. Nó làm cho tôi suy nghĩ  nhiều về T., ngẫm lại về bản thân mình, rồi về cả chuyện thời sự của đất nước Việt Nam.

Cách đây hơn 30 năm, cũng ở khoảng độ tuổi của T. hiện nay, tôi cũng đã từng đặt cho mình câu hỏi tượng tự. Mới ra trường còn hăng máu, tôi đặt cho mình nhiều mục tiêu to tát lắm. Nhưng rồi các mục tiêu đó rụng dần, vì tôi không giỏi và may mắn như mình tưởng. Tôi phải tự nhìn lại mình, đặt lại kế hoạch khác cho cuộc sống. Cho đến ngày hôm nay, so sánh lại thì mục đích cuộc sống của tôi bây giờ đã khác thời đó nhiều.


T. còn trẻ mà đã đặt ra câu hỏi này. Điều này hiếm, và lại còn hiếm hơn khi T. ở VIệt Nam. Trong mấy năm qua, người Việt hải ngoại lo âu nhìn về Việt Nam với đủ mọi vấn đề, từ chủ quyền quốc gia, đến thảm họa môi trường, hay các quyền tự do tư tưởng, ngôn luận trước đây đã bị giới hạn nay càng bị bóp chẹt thêm. Trong hoàn cảnh như vậy, báo chí trong nước vẫn đưa tin tuổi trẻ Việt Nam khóc vì sung sướng khi đi đón “sao Hàn”, hay đổ ra đường “đi bão” sau mỗi lần đội tuyển đá banh quốc gia  thắng giải quốc tế. Tôi tự hỏi không biết bao nhiêu bạn trẻ Việt Nam ngày nay có băn khoăn về mục đích của cuộc sống như T.? Có bao nhiêu bạn sống vì mục tiêu của cha mẹ đặt ra cho mình? Có bao nhiêu bạn lấy mục tiêu của đám đông trên mạng xã hội là mục đích cuộc sống của bản thân?


Câu hỏi của T. thực ra là câu hỏi chung của loài người, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Một câu hỏi không có câu trả lời chung cho mọi người, mọi thời gian nơi chốn. Câu trả lời khác nhau cho từng thế hệ. Và không phải ai đặt ra câu hỏi này cho mình cũng tìm được câu trả lời. Tôi có một nhóm bạn thân, là những học sinh xuất sắc của một ngôi trường trung học, đại học hàng đầu của Việt Nam. Hồi trẻ, mỗi đứa có một hoài bão riêng, một hướng đi riêng trong cuộc sống. Có một thằng bạn rất giỏi kinh doanh. Thấy tôi hay đi làm từ thiện, D. đã nói rằng cách làm từ thiện hay nhất là kinh doanh thành công, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người trong xã hội. Tôi hoàn toàn đồng ý, và rất khâm phục bạn mình, chỉ có điều tôi không đủ tài để làm được như D. đó thôi. Đến ngày nay, nhóm bạn này vẫn giữ liên lạc qua mạng xã hội. Không thấy ai nói đến những ước mơ ngày xưa nữa. Câu chuyện trao đổi hàng ngày thường nhất là chuyện đùa về sex. Thăm hỏi sức khỏe bạn bè, thầy cô. Đề tài về xã hội ít được hưởng ứng. Đề tài về chính trị quốc gia là điều cấm kỵ. Tôi không rõ bạn mình đã tìm ra được câu trả lời cho mục đích cuộc sống hay chưa. Có thể các mục tiêu ngày xưa đã vượt quá tầm với của một số người, trong đó có tôi. Cũng có thể an nhàn lúc tuổi già là mục đích của chúng tôi ở độ tuổi sấp xỉ “sáu bó”…


Cũng trong email, T. kể rằng hiện nay đang đi chơi cùng một nhóm từ thiện nhỏ. Những người bạn mới này không bân rộn với công ăn việc làm lắm, và quan tâm đến những khía cạnh xã hội. T. cảm thấy bình yên khi nghe họ kể về những lần đi dạy trẻ, hay đi vẽ tường, cho nên quyết định tham gia cùng nhóm. Điều này cũng tương tự với những gì đã diễn ra với tôi trong hơn 30 năm trước. Trong tâm trạng hoang mang vì những mục tiêu đầu đời gặp trở ngại, tôi đọc lại cuốn sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức của Thầy Nhất Hạnh, trong đó có câu chuyện cổ tích của đại văn hào Lev Tolstoi. Đại ý là một ông vua đi tìm người trả lời ba câu hỏi để trị nước: "thời gian nào là quan trọng nhất, người nào là quan trọng nhất, và công việc nào là quan trọng nhất?". Sau khi hỏi nhiều người, nhà vua đã tìm được câu trả lời ưng ý nhất khi gặp gỡ  một vị đạo sĩ: thời gian quan trọng nhất là thời gian hiện tại, người quan trọng nhất là người đang ở gần mình, công việc quan trọng nhất là giúp đỡ người đó. Không ngờ câu chuyện đã cứu tôi ra khỏi nỗi thất vọng. Thay vì buồn vì không làm được những điều mình mong ước, tôi tìm cách giúp đỡ những người chung quanh có hoàn cảnh bất hạnh hơn. Việc làm này giúp tôi thấy rằng mình còn sung sướng, may mắn hơn rất nhiều người mà không hay biết, cho nên cứ tiếp tục bất mãn, buồn khổ. Thêm nữa, khi chia sẻ được niềm vui với người khó khăn mà mình giúp, tôi thấy nguồn hạnh phúc cho cuộc sống trở nên phong phú hơn. Rồi cách nhìn đó theo tôi đến tận ngày hôm nay, khi tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống sao cho có được một cái tâm bình an, hạnh phúc; và đem được sự bình an, hạnh phúc đến cho những người chung quanh. Suy cho cùng, mục tiêu như vậy cũng không có gì là quá to tát. Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ có khẳng định mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Và tôi cũng nghiệm ra rằng hạnh phúc không đến từ bên ngoài, mà là do cái tâm quyết định.

Có lẽ khi gởi email, T. không nghĩ rằng cháu đã tác động đến tôi rất nhiều. Trong giai đoạn mà những hy vọng của tôi dành cho đất nước Việt Nam từ vài năm qua đã bắt đầu nguội lạnh, suy nghĩ của cô cháu trẻ tuổi đã làm cho tôi thắp lại một chút niềm tin. Trong hàng triệu người trẻ tuổi ở Việt Nam, có nhiều bạn đặt câu hỏi về mục đích của cuộc sống như T. không? Nếu con số đó là không nhiều, thì làm sao để có nhiều người trẻ tuổi hơn suy nghĩ về câu hỏi này? Vẫn biết rằng câu hỏi đó không có câu trả lời chung, và cũng chưa chắc ai cũng tìm được câu trả lời. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng tương lai một dân tộc, một đất nước sẽ khá hơn khi những công dân trẻ tuổi đặt câu hỏi này cho bản thân. Bởi vì những bạn trẻ đã tự vấn như vậy sẽ không để cho cuộc sống quí giá của mình trở nên lãng phí.

Cảm ơn T. vì đã cho chú niềm hy vọng. Chúc cháu sớm tìm ra được mục đích của cuộc sống, một việc mà chỉ có cháu tự tìm ra câu trả lời chính xác cho bản thân mình.

Doãn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.