Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 47

01/03/202109:36:00(Xem: 2134)

Thứ hai 1 tháng 2


Lần đầu vào lớp một (khác với mẫu giáo, chơi nhiều hơn học) bắt đầu "con đường đèn sách", ai cũng sợ, nỗi sợ của con nít lần đầu phải đến trường. Nỗi sợ kéo dài không lâu vì chung quanh có ít nhất hơn hai mươi đứa bạn trạc tuổi mình .


Thời đại dịch, các em lần đầu vào lớp một, cảm thấy cô đơn, và sợ hãi hơn. Dù không hề học mẫu giáo, hay đã trải qua nhà giữ trẻ, các em đều hình dung lớp học của mình như trong phim ảnh, có một phòng học đủ màu, nhiều đồ chơi, có các bạn cùng tuổi, và có cô giáo hiền hòa, thương học trò.

Nhưng thực tế lớp một -thời COVID- của các em xám xịt màu đại dịch. Các em phải ngồi cô đơn một mình trước màn hình computer, hay Ipad. Hình ảnh cô giáo, bạn cùng lớp đều nhạt nhòa, ẩn hiện qua màn hình.  


Các em mới 5 hay 6 tuổi, chưa đủ khôn để hiểu đại dịch cúm Tàu đã ảnh hưởng đến lớp học của các em như thế nào.


Cô giáo giảng bài, không tiếp cận được với học trò như trong lớp, chỉ thấy mặt học trò qua từng những ô vuông nhỏ trên màn hình, không nhận được sự bối rối sợ hãi của các em nhỏ ngày đầu đến trường bằng lối học virtual learning.

Hết giờ học, có bài tập. Các em lớp  một lần đầu tiên phải làm bài tập, không có ai để hỏi, không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Đa số các em gục đầu xuống bàn khóc một cách bất lực, và tội nghiệp.


Bài tập đầu tiên trong đời cho một em bé lớp một là "Viết về một ngày vui  của mình”. Em bé ôm đầu khổ sở vì cả năm nay, em không được ra đường, không được đi chơi, làm sao viết được. Con nít 5 hay 6 tuổi không thể tưởng tượng theo kiểu người lớn, các em ôm đầu khổ sở, hay chảy nước mắt.


Hãy nghe một bà mẹ trẻ (Christine Derengowski, một người viết báo) an ủi khuyến khích con mình:


"Con sẽ không bị phạt, và con sẽ không bị ở lại lớp một. Mà thật ra, chính con là một anh hùng. Con có biết là chưa có một đứa trẻ nào trong lịch sử phải học lớp một ở nhà qua màn hình computer, ngồi trong phòng ngủ, nhìn cô giáo qua màn hình. Con và các bạn của con đã làm nên lịch sử."

blank

Courtesy of Christine Derengowski, Writer


Mặt cậu bé 5 tuổi chuyển từ buồn bã qua kinh ngạc và hạnh phúc sau khi nghe mẹ nói.

Cô Derengowski cũng cho là người lớn chúng ta đã cảm ơn những "thiên thần áo trắng", những người làm ở các chợ, các tiệm bán thực phẩm nhưng người lớn đã quên cảm ơn trẻ con lớp một về việc các em đã thầm lặng chia xẻ gánh nặng khó khăn của người lớn.


Người lớn hiểu biết về hiểm họa của đại dịch mà có nhiều người cũng chịu không nổi, thì với trẻ con, chưa đủ trí khôn, nỗi chịu đựng lớn hơn người lớn vẫn tưởng!


Thứ ba 2 tháng 2


Đại dịch cúm Tàu đặt chân đến Mỹ vào cuối mùa Đông năm ngoái , tháng 2 năm 2020, lúc đó đã có bóng dáng mùa Xuân. Một năm trôi qua nhanh chóng, đầu mùa Đông năm nay, tuyết phủ nhiều hơn ở Mỹ, trời lạnh hơn, nhiệt độ xuống thấp ở rất nhiều tiểu bang.


Ở Seattle, tiểu bang Tây Bắc của Mỹ, có hôm tuyết phủ dày lên đến 8 inches. Đúng vào một ngày như thế, là ngày hẹn chích thuốc chủng ngừa COVID của bà cụ Fran Goldman, 90 tuổi. Việc chích ngừa cho người trên 75 đã bắt đầu từ trung tuần tháng giêng bằng cách lấy hẹn trên các website của County nơi cư ngụ. Có lẽ lớn tuổi, không quen dùng computer, phải cố gắng rất nhiều lần, cuối cùng bà cụ lấy được hẹn chủng ngừa vào ngày chủ nhật 14 tháng 2 .


Ngày hôm đó, tuyết phủ trắng Seattle, mặt đường cũng phủ tuyết, và vì là chủ nhật nên xe cào tuyết không làm việc sớm như bình thường. Giờ hẹn của bà cụ là 9:10AM. Rất khó khăn mới lấy được hẹn, bà cụ Goldman còn rất khỏe mạnh, minh mẫn, quyết định đi bộ 3 miles  giữa trời đất trắng xóa màu của tuyết. Bà rời nhà vào lúc 8 giờ sáng,và đến bệnh viện lúc 9 giờ 5 phút, được chích ngừa đúng hẹn. Và đi bộ thêm 3 miles về lại nhà.


blank

Courtesy of Mrs. Goldman & CNN


Bà cụ còn tận hưởng sự bình yên, và cái đẹp của thiên nhiên. Là một người hoạt động, mỗi ngày bà đều đi bộ tập thể dục nên 3 miles không phải là một quãng đường dài với bà. Cả năm nay vì đại dịch, bà còn đi bộ nhiều hơn để đối phó với những lo lắng, buồn rầu trong thời COVID, nên dù đã bước vào tuổi 90, đi và về 6 miles đối với bà cụ không phải là một việc khó khăn.

Ước gì các thế hệ sau, ở tuổi cháu, chắt của bà cụ học được tinh thần kỷ luật, và biết cách tự lo cho mình như bà cụ đã sống gần một thế kỷ.


Cùng lúc , một ông cụ 88 tuổi người Pháp ở vùng ngoại ô Bas Rhin, miền Đông của Php, không hiểu vì một lý do nào đó, sợ trễ hẹn chích ngừa, ông phóng xe đến 191 km (118 miles) một giờ ở một con đường chỉ cho phép tốc độ tối đa là 110 km(68 miles)

Khi bị chận lại bởi cảnh sát, ông cho biết là ông sợ bị trễ hẹn chích ngừa COVID.

Kết quả cụ ông bị tịch thu bằng lái xe và xe bị kéo về nơi tạm giữ xe. Để được chích ngừa COVID, ông cụ đã trả một cái giá khá đắt theo nghĩa đen.


Thứ tư 3 tháng 2


Khi Công ty Dược phẩm Pfizer ra thông báo kêu gọi, tìm tình nguyện viên cho 3 giai đoạn thử nghiệm thuốc chủng ngừa COVID, cả gia đình ghi danh tình nguyện, nhưng chỉ có mỗi một mình Katelyn, đang là một học sinh lớp 11 được chọn cho việc thử nghiệm Coronavirus vaccine ở trẻ em dưới 18 tuổi. 

Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati Children's Hospital ở tiểu bang Ohio là một trong những trung tâm thử nghiệm của Pfizer. Katelyn là một trong 100 các em teenagers từ 12 đến 18 tuổi được chích thử nghiệm ở đây.


Vì dưới 18 tuổi, nên các em phải có giấy cho phép, và có sự hiện diện của cha mẹ trong quá trình thử nghiệm. Khi mẹ của Katelyn được hỏi bà có lo ngại điều gì khi cho cô con gái 16 tuổi của mình tham gia thử nghiệm, bà trả lời:


- Tôi tin các nhà khoa học, tôi tin các bác sĩ, y tá ở Cincinnati Children's Hospital .Tôi mong sẽ có nhiều bậc cha mẹ khác đồng ý cho con mình tham gia các giai đoạn thử nghiệm thuốc chủng ngừa COVID cho trẻ em.


Một nhân viên trong nhóm làm công tác research đã giải thích rõ ràng từng giai đoạn với Katelyn và mẹ của em cả tuần trước khi em được chích mũi thuốc thử nghiệm đầu tiên.


blank

   Katelyn                                                 Abhinav - Courtesy of GMA


Cùng tham gia thử nghiệm với Katelyn là Abhinav, 12 tuổi, con trai của một Bác sĩ chuyên về cấy ghép tủy (cho các bệnh nhân bị ung thư máu), cũng tình nguyện tham gia vào việc thử nghiệm thuốc chủng ngừa trên các em dưới 18 tuổi.


Chính bản thân vị bác sĩ này cũng tham gia thử nghiệm thuốc chủng ngừa cho người lớn vào đầu năm 2020. Ông cho biết:


- Tôi rất vui khi con trai tôi là một phần của tiến trình thử nghiệm. Điều này có lợi cho con tôi, và cả cộng đồng của các em teenagers.


Cả hai em bé sẽ được chích hai lần, với tổng cộng 6 lần đến bệnh viện trong trước và sau khi chủng ngừa. Dĩ nhiên, cả các bậc cha mẹ, và cả Abhinav lẫn Katelyn đếu không biết là mình đã được chích thuốc ngừa cho trẻ em của Pfizer hay placebo(một loại nước muối hóa học có màu trắng đục giống như màu của thuốc chủng ngừa). Nhưng cả hai em đều hăng hái tham gia cuộc thử nghiệm vì nếu sớm có thuốc chủng ngừa cho các em teenagers, các em sẽ được trở lại học ở trường lớp như trước thời đại dịch.


Bác sĩ Robert Frenck, trưởng nhóm thử nghiệm COVID-19 vaccine do Pfizer sản xuất ở Cincinnati Children's Hospital khẳng định:


- Chúng ta đã hiểu nhiều về sự an toàn của Pfizer vaccine ở người lớn. Điều đó cho phép chúng tôi chuyển qua thử nghiệm để sản xuất cho các em dưới 18 tuổi. Các nghiên cứu của thuốc chủng ngừa được thực hiện ở mức độ an toàn rất cao, tôi nghĩ tất cả mọi người nên yên tâm".


Rất riêng, ông cũng kể chuyện mỗi ngày ông đi làm về, hai con ông, dưới 18 tuổi đều hỏi  ông "Khi nào thì đến phiên tụi con được chích ngừa?"

Các em cũng muốn được trở về đời sống bình thường, đi học ở trường có thầy cô,bạn bè , chứ không phải thui thủi "ta nhìn... ta trên màn hình" từ một góc nhà của mình.


Thứ năm 4 tháng 2


Sau đúng một năm (kể từ tháng 3 năm 2020), sân trường Đại học Stanford- ở thành phố nhà giàu Palo Alto, California- trống vắng, buồn tênh, không có bóng sinh viên, cũng không có bóng dáng du khách. Thánh đường cổ kính kiểu La Mã của trường vốn chỉ làm lễ hôn phối cho các cựu sinh viên của trường cũng cửa cửa đóng then cài vì đại dịch. 

Khóa học mùa Xuân năm nay(Spring Quarter 2021) bắt đầu vào ngày 29 tháng 3, Stanford quyết định mở lại cửa trường, cho học sinh trở lại lớp học, và ở trong khu nội trú khá đẹp của trường cho sinh viên năm thứ ba, và năm thứ tư.


1,300 sinh viên hai năm cuối của chương trình Cử nhân của Stanford sẽ được lựa chọn ở trong những ngôi nhà trong khu nội trú. Mỗi sinh viên có phòng riêng của mình cùng với  7 người bạn khác ở cùng nhà ở nội trú như thường lệ. Cái khác trong thời đại dịch là mỗi sinh viên sẽ phải lấy xét nghiệm COVID hai lần mỗi tuần, ở ngay trong khuôn viên trường trong suốt khóa học mùa Xuân 2021.


Các sinh viên chỉ được giao tiếp xã hội với các bạn ở cùng nhà nội trú. Vì tuổi của các sinh viên còn trẻ, chưa đến phiên được chủng ngừa Coronavirus ít nhất là đến cuối tháng 6 năm nay nên ngay khi trở lại trường cho khóa học mùa Xuân, các em sẽ phải tự cách ly trong phòng của mình đến ngày 7 tháng 4. 


blank

       Stanford University Campus


Stanford quyết định chỉ cho một ngàn ba trăm sinh viên hai năm cuối trở lại trường vì nếu tình hình xấu nhất, đại dịch vẫn lây lan, trường vẫn đủ sức kiểm soát dịch bệnh.

Các sinh viên hai năm đầu vẫn còn học theo lối Hybrid, trường chưa sẵn sàng cho các em vào sống nội trú vào màu Xuân năm nay..


Những người vui nhất là các sinh viên năm cuối. Họ tin là họ sẽ có một ngày lễ ra trường truyền thống vào giữa tháng 6 năm 2021.


Với tiến trình chủng ngừa của Mỹ hiện nay, viễn ảnh của ngày lễ ra trường truyền thống giữa sân trường với trời xanh, nắng vàng không phải là một hy vọng ngoài tầm tay với của class 2021.


Thứ sáu 5 tháng 2 


Vì thuốc chủng ngừa COVID-19 vẫn còn khan hiếm ở Mỹ cho đến thời điểm này nên nhiều "chuyện ngược đời" xảy ra. Người ta vẫn "ngại" nói về tuổi, và trọng lượng của mình, nhưng trong thời đại dịch thì khác hẳn. Người ta tự hào là mình trên 75 vào tháng cuối tháng 12 khi chỉ có những người trên 75 mới được chích ngừa vào thời điểm đó. Đến cuối tháng giêng thì đến lượt những người trên 65. Trung tuần tháng 3, đến phiên những người Mỹ có bệnh mãn tính, mập quá khổ (obese) được chủng ngừa COVID.


Lần đầu tiên những người "quá khổ" tự hào và công khai trọng lượng của mình vì sẽ được ưu tiên chích thuốc chủng ngừa đại dịch.


Những người không thuộc diện ưu tiên nào, dưới 65 tuổi, cân nặng trung bình,  cũng có “niềm tự hào thầm lặng", đến phiên mình sẽ có ít nhất là 3 loại thuốc chủng ngừa : Pfizer, Moderna, và Johnson & Johnson. Việc lấy hẹn không gặp khó khăn như trước. Và nếu được chích thuốc của J&J chỉ phải chích một lần, hiệu quả với Coronavirus thấp hơn Pfizer, và Moderna, nhưng hiệu quả với các biến thể của nó cao hơn nhiều. 


Tưởng cũng nên nhắc lại đã có 3 biến thể (cousins của Coronavirus) tung hoành ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ .



States

Variants

American Samoa

none

Alabama

U.K. variant

Alaska

U.K. variant/South African

Arizona

U.K. variant

Arkansas

none

California

U.K. variant/Brazilian/South African

Colorado

U.K. variant

Connecticut

U.K. variant/South African

District of Columbia

U.K. variant/South African

Delaware

U.K. variant

Florida

U.K. variant/Brazilian

Georgia

U.K. variant

Guam

none

Hawaii

U.K. variant

Idaho

South African

Illinois

U.K. variant/South African

Indiana

U.K. variant

Iowa

U.K. variant

Kansas

U.K. variant

Kentucky

U.K. variant

Louisiana

U.K. variant

Northern Mariana Islands

none

Maine

none

Massachusetts

U.K. variant/South African

Maryland

U.K. variant/Brazilian/South African

Michigan

U.K. variant

Minnesota

U.K. variant/Brazilian

Mississippi

U.K. variant

Missouri

U.K. variant

Montana

none

North Carolina

U.K. variant/South African

North Dakota

U.K. variant

New Hampshire

U.K. variant

New Jersey

U.K. variant

New Mexico

U.K. variant

New York

U.K. variant/South African

Nebraska

none

Nevada

U.K. variant/South African

Ohio

U.K. variant

Oklahoma

Brazilian

Oregon

U.K. variant

Puerto Rico

U.K. variant

Pennsylvania

U.K. variant

Rhode Island

U.K. variant

South Carolina

U.K. variant/South African

South Dakota

none

Tennessee

U.K. variant/South African

Texas

U.K. variant/South African

Utah

U.K. variant

U.S. Virgin Islands

none

Virginia

U.K. variant/South African

Vermont

none

West Virginia

U.K. variant

Washington

U.K. variant

Wisconsin

U.K. variant

Wyoming

U.K. variant


Thứ bảy 6 tháng 2


Đã vào cuối mùa Đông, đồng minh khí hậu của Coronavirus dần dần rút đi, nhường chỗ cho mùa Xuân. Trời vẫn còn lạnh, nhưng nhờ đã hơn 10% người Mỹ được chích ngừa COVID, trong đó 6% người Mỹ đã được chích ngừa đủ hai doses, con số người tử vong, cũng như số người nhiễm bệnh đã giảm dần. Nhưng bên cạnh điều lạc quan này, các chuyên gia về dịch bệnh cho biết COVID-19 sẽ không bao giờ .. “giũ áo ra đi”, mà sẽ ở lại với con người mãi mãi.


Bác sĩ Arturo Casadevall, người đứng đầu bộ môn vi sinh học và miễn nhiễm học (molecular microbiology and immunology) của trường Đại học Johns Hopkins University đã nhận định về tình hình đại dịch như sau:


"Không một ai trên quả đất có thể tiên đoán chính xác phần trăm được bảo vệ miễn nhiễm chính xác, và điều đó sẽ xảy ra vào ngày nào. Tôi lạc quan nghĩ là năm 2021 sẽ tốt hơn 2020. Nếu chúng ta không bị một biến thể mới của Coronavirus dẫn đến lockdowns, tôi nghĩ là 6 tháng cuối năm 2021 sẽ khác hơn. Chúng ta có thể bỏ mọi hạn chế vào mùa thu năm nay, hay có thể sớm hơn nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục đi xuống mỗi ngày".


Tưởng cũng nên biết, cho đến trung tuần tháng hai năm 2021, đúng một năm sau ngày đại dịch cúm Tàu xuất hiện ở Mỹ, đã có đủ các biến thể từ Coronavirus (U.K. variant/Brazilian/South African) ở hầu hết Hoa kỳ. Chỉ có một số tiểu bang nhỏ, dân số thấp, cousins của COVID-19 chưa đặt chân đến.


blank


Thuốc chủng ngừa thứ ba (sau Pfizer và Moderna) được phép sử dụng ở Mỹ là Johnson & Johnson (còn được gọi tắt là J&J) đã sẵn sàng để cung cấp cho "quê nhà" 20 triệu liều vào cuối tháng 3 năm nay. Và sẽ cung cấp 100 doses, đủ cho gần 1/3 dân số của Mỹ vào cuối tháng 6.


Chủ Nhật 7 tháng 2


Nhân loại đang từng bước ra khỏi đường hầm đen tối của đại dịch sau một năm dài. Mẫu số chung của cứu cánh là thuốc chủng ngừa, khẩu trang, và có lẽ là cả trình độ dân trí.

Quốc gia "hồi phục" nhanh nhất là lại là một nước ở Châu Á : Israel


Đã có 3.3 triệu người (hơn một phần ba dân số của Israel) đã được chích ngừa, trong đó 1.9 triệu người đã được chích đủ hai doses.

Bộ trưởng Y tế của Israel còn lạc quan cho biết chỉ vào cuối tháng 3 năm nay, tất cả mọi người trên 16 tuổi ở nước này sẽ được chích ngừa.


Dù đã được chích ngừa hay không, tất cả mọi người đều nên mang khẩu trang ở nơi công cộng. Đó là cách tự bảo vệ mình tốt nhất, và cũng là bổn phận với của mỗi cá nhân với xã hội. Vì buồn thay, theo các chuyên viên y tế, Coronavirus sẽ không tự nhiên biến mất, mà sẽ "nằm vùng" cùng với loài người. Khẩu trang sẽ là một phần của một "bình thường" mới .


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 2 / 2021



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc đầu tôi không biết chị bị bệnh tâm thần. Về sau tôi được nghe kể về cuộc đời của chị từ một người phụ nữ Việt Nam khác, tên Loan, đã sống ở đây nhiều năm. Nhưng những chi tiết về cuộc đời ấy hầu như ngay tức khắc trượt ra khỏi trí nhớ của tôi, tôi chỉ còn nhớ người phụ nữ mắc bệnh ấy sống ở thành phố này có lẽ ít nhất cũng hai mươi năm, nhiều người bảo chị khá đẹp khi còn trẻ, bây giờ nhìn cũng vẫn hình dung được điều đó...
Bầu không khí trong phòng giam lúc nào cũng ngột ngạt khó chịu. Nỗi khó chịu ấy cứ liên tục bao trùm đến nỗi mọi người phải quen đi như một lẽ tất nhiên. Tôi càng khổ sở hơn nhiều vì đã vướng phải bệnh ghẻ mấy tháng nay. Ghẻ mỗi ngày mỗi lan ra trên tấm thân gầy còm của tôi kéo theo luôn cả sự tàn tạ về sức khỏe. Mới vài hôm đây tôi lại mắc thêm chứng tê bại, cử động tay chân rất khó khăn. Thuốc men quá thiếu, ăn uống cũng quá thiếu, tình trạng chữa trị đối với tôi thật là bi quan...
Mùa xuân 2023. Ngoài chuyện nhớ lại mùa xuân cách nay 48 năm với “Tháng Ba Gãy Súng” (1) và “Tháng Tư Mất Nước” (2) tôi còn nhớ đến nhiều chuyện khác nữa, nhớ nơi tôi sinh ra, nhớ nơi tôi lớn lên và học hành, nhớ nơi tôi từng công tác, nhớ Sài Gòn, nhớ Đà Lạt, nhớ Nha Trang, nhớ Cần Thơ, nhớ An Giang, nhớ đèo Hải Vân, nhớ sông Vàm Cỏ…và nhớ nhớ nhiều lắm. Nằm trong bộ nhớ của tôi còn có rất nhiều người bạn – bạn thân – bạn rất thân nữa. Một người bạn rất thân là Nguyễn Đức Quang, cùng xứ, cùng trường, cùng chơi Hướng Đạo, cùng hát Du Ca…
Từ ngày ông bà cha mẹ rời miền Bắc 1954, mãi gần 70 năm sau, ngày 18 tháng hai, năm 2023, khi tôi cũng gần nửa đời người, mới lần đầu tiên được về thăm quê cha đất tổ. Đáp xuống sân bay Nội Bài vào xế trưa. Hà thành bận rộn đông đúc hơn là tôi đã mường tượng. Sau buổi chiều dạo quanh Hồ Tây, thăm các phố phường, thưởng thức vài đặc sản của Hà Nội, chúng tôi lên xe có giường nằm để ngủ qua đêm, bắt đầu cuộc hành trình trở về cội nguồn của… yêu thương. Xe chạy suốt đêm. Nhìn ra ngoài chỉ toàn một màu đen xen kẽ những chấm đèn vàng. Mọi người trên xe ai cũng có vẻ ngủ say,… Riêng tôi thì lòng lại cứ nôn nao bồi hồi khó tả!
Có thể nói ai cũng có lần nói lái ở trong đời, đôi lúc chỉ vô tình thôi. Nếu bạn buột miệng nói “đi giữa trời nắng cực quá” hoặc khi đèn điện không sáng mà bạn nói “điện sao lu quá chừng”, người nghe sẽ cho là bạn nói tục, có oan cũng đành chịu vì, dù bạn không cố ý nhưng nắng cực, điện lu nói lái nghe tục thật. Tương tự như thế, hãy cẩn thận đừng nói dồn lại, dồn lên, đồn láo, đồn lầm…
Không biết có phải do được học tập và làm việc trong môi trường lập trình điện toán nên tôi cứ nghĩ rằng mọi việc xảy ra trên thế gian này đều được an bài qua việc lập trình sẵn. Có người cho rằng sự lập trình sẵn này là định mệnh, là do ông trời sắp đặt hay do thượng đế an bài. Tuy nhiên, sau khi được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tôi cho rằng không ai lập trình sẵn cho cuộc đời mình, tất cả đều do nhân duyên.
Cách nay mười năm tôi có một chuyến sang Nhật Bản vào mùa xuân. Chọn đi vào dịp này là để xem anh đào ngoài chuyện viếng các thắng cảnh nổi tiếng như núi Phú Sĩ, Kim Các Tự, các đền đài, cổ thành, hào lũy… qua các thời trị vì của các tướng quân cũng như thăm một số thành phố như Tokyo, Kyoto, Kobe, Nagoya, Osaka…
Hễ mỗi lần nghe nói ai mới qua định cư xứ tự do, mà họ bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích với quê hương thứ hai, tôi cũng thấy mát lòng mát dạ sao á!
Được biết đến nhiều nhất về một tiểu thuyết về chế độ nô lệ –Uncle Tom’s Cabin (Túp Lều của Chú Tom), xuất bản năm 1852 – tác giả Harriet Beecher Stowe, nhà văn người Mỹ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Ở Việt Nam, hồi xa xưa đó, cuộc sống giản dị nên rất ít nhà tư có mắc điện thoại, điện thoại công cộng đặt ở các bưu điện nhưng người dân ít quen sử dụng. Khi có việc cấp bách thì đánh điện tín. Ở công sở, trường học có trang bị điện thoại, nhưng thường chỉ có các sếp lớn gọi nhau đi họp hẹn hò cờ bạc hay hoạt náo cuối tuần...
Khi tình yêu đến độ mùi mẫn, khi hai tâm hồn hòa hợp đến mức không thể xa nhau, khi trái tim đã thuộc về nhau… Người con trai cất lời: “Em bằng lòng làm vợ anh không?” Đây là giây phút tuyệt đẹp, đẹp nhất đời, đây là cái khoảnh khắc tuyệt diệu nhất của kiếp người. Tình yêu thăng hoa bay bổng, hai người quyết định về với nhau, gắn bó với nhau, bây giờ thế giới của hai người là cả một cung trời mộng, mặt đất này là cõi địa đàng bướm hoa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.