Hôm nay,  

Giao Thừa Năm Ấy

10/02/202115:42:00(Xem: 1562)

Thường lệ hàng năm, mỗi khi giao thừa đến thì ba nó sẽ đốt pháo, năm nay nó xí phần. Nó vừa mừng vừa hồi hộp, phong pháo chuột treo tòn ten trước hiên nhà. Nó bèn lấy mảnh giấy báo cuốn vào tim pháo, làm thành một đoạn dài đủ an toàn để sau khi đốt thì lui lại. Tiếng pháo chuột đì đẹt, lách tách nghe vui tai nhưng nhanh chóng tan loãng vào vô số tiếng đì đùng của pháo đại, pháo tống, pháo tổng...Sau khi đốt pháo nó cảm thấy như trưởng thành và lớn hơn một chút, mà thực quả thế, nó đã thêm một tuổi đời! 

Giờ phút giao thừa qua đi, tiếng pháo tắt hẳn rồi, trời đất không gian dường như tịch mịch hơn cả khi chưa có tiếng pháo. Cái tĩnh mịch sâu lắng của đêm trường đã đưa nó vào giấc ngủ đầy mộng đẹp của mùa xuân.

Sáng mồng một tết, nó diện bộ đồ mới mà mẹ mua cho hôm tháng chạp, cả nhà còn ngủ nướng vì những ngày tháng chạp bận rộn. Nó mở cửa ra đường đi loanh quanh trong trấn nhỏ, vui quá là vui, ai ai cũng mặc áo mới, tươi cười như hoa, gặp nhau chúc mừng năm mới, trước nhà ai cũng có một hai chậu hoa như thược dược, cúc, vạn thọ, mồng gà...Bác Ba ròm, người trong trấn mở gian hàng bầu cua cá cọp ngay trước hiên nhà, bác ra điều kiện:” Mình vui xuân là chính, chơi chút chút lấy hên, không đặt cược lớn, kẻo mất vui”. Thiên hạ thường nói:” Nhà cái luôn luôn thắng, vì họ nắm đằng chuôi”, ấy vậy mà có khi cũng sai. Bác Ba ròm cầm cái bầu cua cá cọp chừng một giờ đồng hồ là thua sạch túi, có lẽ bác không gặp may trong ngày đầu xuân.

Đi lòng vòng trong trấn một lát, nó quay về nhà ăn sáng với cả nhà. Mồng một tết ăn chay nên chỉ ăn bánh tét với dưa kiệu và rau sống, món bì thì sang mồng hai mới được ăn. Món bì của ngoại nó làm ngon có tiếng trong thị trấn, mấy phần đầu đuôi thủ vĩ của con heo được ngoại chế biến sơ rồi bọc trong lá ổi và bó rơm ở ngoài, tết không thể thiếu món này! 

Cả nhà qua bên ngoại, lên lầu lễ Phật, lạy gia tiên mừng tuổi ông bà, sau đó thì chúc tết ngoại. Ba nó nói và anh em nó lập lại:” Con kính chúc ngoại mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi, sống vui cùng con cháu, cầu Phật gia hộ cho ngoại”, chúc xong ngoại lì xì mỗi đứa một bao lì xì đỏ tươi. Mồng một tết, ngoại còn cho ba  anh em nó mỗi người một cái phái ( bùa). Phái là một mảnh giấy toàn chữ Tàu, viết bằng mực xạ và đóng con dấu đỏ chót, mảnh giấy gấp lại nhỏ bằng ba ngón tay, ép nhựa kín lại và có dây để đeo lên cổ. Ngoại nói cái phái hộ vệ cho các cháu khỏe mạnh, khỏi bị tà ma quấy nhiễu, đêm ngủ không bị ác mộng...

Ngoại căn vặn má nó: ”Quét nhà dồn vào xó bếp, qua mùng bảy mới được đổ rác, đi chợ nhớ mua trầu cau, muối...” hồi ấy nghe nhưng không hiểu vì sao, sau này lớn lên mới biết những thế hệ ông bà xưa thường kỵ đổ rác ngày tết vì sợ sẽ mất tài lộc. Mua trầu cau là ước vọng vợ chồng anh em trong nhà yêu thương gắn bó nhau như sự tích trầu cau. Mua muối là ước vọng cho sự đầy đủ lương thực thức ăn, đời sống đầy đủ no ấm… Trong nhà ngoài bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên còn có một bàn thờ nho nhỏ gần bên cửa vào gian phòng thờ, không thấy có hình ảnh hay tượng gì, chỉ thấy hai hũ muối và gạo mà thôi. Lớn lên rồi nó mới biết đó là sự cầu kiến một cuộc đời được gia hộ no ấm và đầy đủ.
 

Chúc tết ngoại xong, cả nhả lên chùa Khánh Lâm (tục gọi chùa Bàu Lương) để lễ Phật đầu năm. Thầy trụ trì pháp danh gì hổng biết, chỉ biết mọi người vẫn thường gọi một cách thân mật là thầy Trí. Ông thầy già, hiền lành luôn luôn mỉn cười, lông mày dài, bạc trắng rớt che cả mắt, trông ông thầy cứ như ông Bụt, ông tiên trong truyện cổ tích bước ra. Nó cũng đốt nhang và xì sụp lạp Phật, lạy hết các bàn thờ có ở trong chùa. Mẹ nó đến bàn thờ thần tài và cầm cái hũ đựng những thẻ xăm sóc sóc cho tới khi có một cái thẻ rơi ra. Thẻ ghi toàn chữ Tàu, mọi người cầm cái thẻ ấy xuống nhà khách nhờ thầy Trí giải thích cho. Thầy Trí bận cả buổi sớm mai, bà Ba Bụng, bà Trùm Ba, bà Chín Đỏ, bà Hai Gạo… lần lượt chờ thầy đọc thẻ xăm. Lễ Phật xong, nó theo ba đi tảo mộ tổ tiên, đi thăm viếng và chúc tết họ hàng gần xa. Đến nhà nào mấy anh em nó cũng được lì xì, nó thấy má nó cũng lì xì lại cho những người anh em họ.
 

Lễ chùa và thăm họ hàng xong cũng đã xế chiều, về đến nhà là nó chạy ngay ra chợ. Ngôi chợ giữa trấn đông vui vô kể, mấy mươi gian hàng trò chơi như: bầu cua cá cọp, thảy vòng, ném lon, thảy đầu vịt...rồi những hàng ăn uống nữa, nhưng vui và rộn ràng nhất là quầy hô bài chòi và hô lô tô. Tiếng hò và hô lô tô vang vọng:” … Con mấy vị ra, con mấy vị ra, con gì nó ra đây...ngựa chạy bon bon, con vượn bồng con lên non hái trái, anh cảm thương nàng phận gái thuyền quyên, con hai mươi nguyên...” những người hô lô tô thật giỏi và nhanh nhẹn, phải thuộc nhiều bài hát, ca dao... hát sao cho chữ cuối nó liền vần với con số. 

Nó đâu có biết rằng, tiếng hô bài chòi, hô lô tô, tiếng pháo giao thừa, âm thanh sôi nổi của hội xuân, hình ảnh hoa quả bánh mức, hình ảnh ngôi chùa quê với ông thầy hiền như Bụt ấy in sâu vào tâm khảm nó. Mà đâu chỉ có thế, hình ảnh bộ lư đồng sáng choang, ngọn đèn hột vịt leo lét trên bàn thờ cũng nạm vào hồn của nó. Sau này lớn lên đi bốn phương trời, nó vẫn nhớ như in những bóng hình ấy, cứ mỗi độ xuân về là tâm nó lại mở ra những ký ức xưa, cứ như một cuộn phim chậm rãi chiếu lại tết xưa đẹp như một truyện cổ tích. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 01/2021 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bà khụy chân xuống nhìn sát vào mặt mẹ, bà thấy đầu Cụ như nghiêng về một bên, hai mắt vẫn nhắm và những giọt nước mắt nữa… và hình như Cụ không còn thở. Bà vòng tay ôm đầu Cụ ngã vào vai mình. Bà yên lặng, vùi cái đầu đã hoa râm của mình vào mái tóc bạc phơ của mẹ. Tiếng Thái Thanh vẫn cất lên: Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…Nước Ơi!
Hãy nghe một bà mẹ trẻ (Christine Derengowski, một người viết báo) an ủi khuyến khích con mình: "Con sẽ không bị phạt, và con sẽ không bị ở lại lớp một. Mà thật ra, chính con là một anh hùng. Con có biết là chưa có một đứa trẻ nào trong lịch sử phải học lớp một ở nhà qua màn hình computer, ngồi trong phòng ngủ, nhìn cô giáo qua màn hình. Con và các bạn của con đã làm nên lịch sử."
A Lượng lạch bạch chạy laị chỗ máy thằng Dĩnh giật lấy cái máy quạt tí hon của mình. Trời nóng như đổ lửa, cộng với nhiệt độ cao của dàn máy sản xuất túi nylon toả ra làm cho không khí càng ngột ngạt hơn, cái nóng như nung nấu laị như rang mấy mươi con người trong xưởng.
Tình cờ gặp lại Thúy-Minh – người bạn ngày xưa cùng học trường Võ-Tánh và cũng cùng sinh hoạt trong ban ca nhạc Bình-Minh đài phát thanh Nha-Trang – Thanh-Điệp mừng quá, hỏi hết chuyện này sang chuyện khác.
Cõi thơ 50 năm của anh chính là bức tranh đời yêu thương định phận này. Nó đậm đà sắc màu âm thanh của một dòng sông với khát vọng tìm về nguồn cội. Có thể đó là nỗi hoài niệm, thương cảm êm đềm hay kêu gào xót thương một thời vàng son đã mất, nhưng hình như sắc màu âm thanh cõi thơ anh mãi mãi không bao giờ lụi tàn.
Anh bước vội vào trong toa xe điện. Một chút ăn năn vì anh về muộn. Anh lỡ quên hôm nay là ba mươi Tết. Anh tìm chỗ ngồi kín đáo và cố thu người lại sao cho ấm. Anh nghĩ bên nhà giờ này là mùng một Tết. Anh vụt nhớ câu thơ ai viết: ”Đêm xuống bên ni/ Ngày lên bên nớ”. Mắt anh đau đáu nhìn ra ngoài trời, Chicago tràn ngập tuyết. Chiếc tàu điện cần mẫn lặng lẽ trường mình dưới tuyết lạnh đưa đoàn lữ hành về các vùng ngoại ô phía Tây thành phố Chicago.
Hậu duệ của một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ 20 ông Bill Gates, người làm cho năng suất làm việc, và hiệu quả kinh tế tăng bội phần) không sợ thuốc chủng ngừa đại dịch thay đổi DNA của Cô thì không hiểu tại sao những người bình thường, thậm chí chỉ số IQ (intelligence quotient) còn ở dưới mức trung bình, lại sợ thuốc chủng ngừa làm thay đổi DNA của mình !!!
Chưa thấy mặt cô giáo, Duy không biết nhan sắc của cô như thế nào. Nhưng, nhìn mái tóc dài, chiếc nón nghiêng nghiêng của cô giáo Duy tưởng như chàng đã gặp hình bóng ấy vào một chiều Xuân, tại Nha Trang, khi Trục Lôi Hạm Chương Dương II, HQ 115 ghé Cầu Đá.
Con bé yêu mẹ nó. Cứ vài ngày lại điện thoại hỏi mẹ có khỏe không. Bao giờ cũng vậy, cuộc thẩm vấn trên điện thoại với mẹ xoay quanh những câu đại loại như mẹ có bị sốt không, có bị ho không, có mệt mỏi không, có ngửi mùi thức ăn được không, có gặp người nào bị bệnh Covid không. Toàn bộ những câu mà người ta thường hỏi khi khách hàng bước chân vào một cửa tiệm trong mùa giãn cách cơn đại dịch. Ông không muốn con gái nghĩ bố bỏ mẹ ở nhà vì mẹ bị cách ly sau khi có những triệu chứng vừa kể. Nó muốn chắc ăn là cả bố lẫn mẹ không ai bị nhiễm Covid hết.
Những ngày gần cuối năm, chúng tôi nhận một ngôi nhà “mới” (của mình và “cũ” của người ta) không có đồ đạc và cần sắm sửa một vài thứ căn bản. Đồ mới, đồ đẹp thì ai lại không mê, nhưng ngặt nỗi đâu phải cái gì thích cũng đều có khả năng mua mới. Quần áo giày dép nào thích có khi còn nán đợi sale giảm giá vài ba lần mới mua, huống hồ những thứ đồ lớn với giá tiền gấp cả trăm lần… Phải thực tế và biết mình hỏng phải “First Daughter” (con gái lớn của tổng thống) mà là con gái lớn của cái anh Hai Lúa nhà kia từng làm việc ở tiệm Thrift Store (tiệm bán đồ của mấy nhà dư giả “biếu”). Đã 10 giờ tối, nằm trong túi ngủ (sleeping bag) trải trên sàn nhà (vì chưa có giường), tụi tôi “đi dạo” trên mạng xem có ai trong vùng rao bán gì hấp dẫn không. Có một quảng cáo chỉ vừa mới đăng chừng 5 phút rất ngắn gọn: “Bộ bàn ăn 8 ghế gỗ và da – giá $395, bán bởi chủ nhà”. Nhìn hình kèm lời quảng cáo phải nói là có cảm tình liền. Nguyên bộ bàn nhìn rất chắc và rất đẹp. Có vẻ là đồ “hiệu” thiết k
Người Việt chúng mình tại Mỹ hình như có cơ hội ăn “thiệt” và tiệc tùng trong năm nhiều hơn dân bản xứ, vì ngoài các ngày lễ bình thường, mà quan trọng nhất là các lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Độc Lập, Tạ Ơn, Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, còn có Tết Âm Lịch – bây giờ xin sửa lại như sau: Tháng 12 là tháng ăn chơi, Tháng Giêng cũng lại chơi với ăn đều đều, Tháng Hai thì Hội với Hè - đó là chưa kể đến các ngày lễ không kém phần quan trọng cho cộng đồng người Việt tỵ nạn như ngày Lễ Phật Đản, kỷ niệm Mất Nước 30 tháng 4, ngày Quân Lực VNCH… cùng các ngày kỵ giổ của từng gia đình, đại gia đình, và các đại hội của từng quân binh chủng, từng hội đoàn, từng hội thân hữu … Nhìn về những cái Tết khi còn ở quê nhà, Tết là một ngày lễ quan trọng duy nhất cho mọi người, mọi gia đình, cho cả nước. Bởi vậy có những năm Mẹ tôi được chính phủ cho thêm lương tháng 13. Người lớn rộn ràng sửa soạn Tết theo cách người lớn, tỉ mỉ, chuẩn bị trước cả tháng. Con nít chúng tôi có những náo nức riêng. Nhà nhà đều ăn
Tết càng cận kề, từ làng trên xuống xóm dưới, mọi người càng chộn rộn lo đủ thứ, y như cả năm chưa đủ lu bu vậy. Nhà bà hội đồng thì khỏi nói. Song le, năm nay bà hội đồng lại bận bịu một cách khác. Số là giữa bà và cậu Hai Đức đang có chuyện gây cấn. Sẵn dịp xuân về, bà muốn mời cô Tư Nhung qua nhà chơi vào ngày mùng hai Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.