Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xưa

10/12/202011:55:00(Xem: 4653)


Tình cờ thấy một tấm hình xưa trên Facebook của anh bạn, tuổi thơ đầy kỷ niệm của tôi bỗng hiện về, hiền hòa trong trẻo trong môi trường sống lành mạnh của Sài Gòn những năm 50-60.


Khi tôi sắp học xong lớp năm (lớp một) trường Tiểu Học thì cha tôi qua đời. Mẹ tôi bắt đầu đi làm việc, trong khi năm anh em chúng tôi còn quá nhỏ dại. Anh cả tôi vài tháng nữa là thi vào lớp đệ thất. Mẹ tôi quyết định bán căn biệt thự tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng để mua một căn nhà có gác trong hẻm nhỏ đường Trần Quang Diệu, gần nhà dì cả. Sau đó mẹ tôi nhờ dì tìm thuê một người về giúp việc nhà.


Chúng tôi không biết tên của chị giúp việc, chỉ nghe mẹ tôi kêu chị Tám. Chị Tám người gốc Quảng Ngãi, còn trẻ tuổi nên mạnh khỏe lắm. Mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn, v.v.. chị Tám đều làm hết, đặc biệt là gánh nước. Lúc đó, hầu hết các gia đình có người giúp việc đều phải biết gánh nước. Chị Tám không biết gánh nước từ lúc nào mà gánh thiệt là giỏi. Chị giữ người thẳng khi đặt đòn gánh trên vai nên trông dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển lắm. Nhất là khi chị đổi đòn gánh từ vai này sang vai kia cho đỡ mỏi, chỉ cần vừa đi vừa lắc nhẹ một cái thôi đủ khiến chúng tôi phục sát đất.


Chị Tám, giống như những chị giúp việc khác trong xóm, ngày ngày với bốn cái thùng không, hai cái gánh trên vai, hai cái xách hai tay, ra phông-tên (fountain) công cộng đầu hẻm sắp hàng lấy nước. Mấy chị rảnh rang thì đứng tụ lại nói chuyện rôm rả. Ai còn việc nhà thì cứ sắp thùng theo thứ tự rồi đi về, xong việc nhà thì ra chờ… nói chuyện tiếp. Hồi đó, không ai nghĩ tới việc thùng bị lấy cắp hoặc bị tráo đổi vị trí. Nhà nào cũng cần nước, nhưng những việc làm gian xảo không bao giờ xảy ra, ngay cả trong xóm lao động nghèo.


Những chị giúp việc nhà, đi gánh nước từ phông tên công cộng thường được đặt cho cái tên “Mary Phông-Tên”. Từ chữ fountain đọc kiểu phiên âm tiếng Việt rồi ghép cho cái tên Tây để chỉ nữ giới. Không biết học từ đâu mà anh em chúng tôi và con nít trong xóm đều gọi các chị như chị Tám bằng cái tên lạ đời đó. Chúng tôi có biết phân biệt chủng tộc hay giai cấp là gì đâu, chỉ nghe vui vui thôi! 


Có lần mẹ tôi nghe anh tôi nói với chị Tám, “Chị Mary phông tên áo xanh kêu chị ra gánh nước về, nước đầy thùng rồi.” Mẹ tôi phải giải thích cho chúng tôi hiểu, và cấm không được dùng những chữ vô nghĩa đó nữa. 


Chị Tám ở với gia đình chúng tôi khoảng ba hay bốn năm thì xin mẹ tôi cho nghỉ việc để đi lấy chồng, một anh thanh niên cùng quê. Lúc từ biệt, mẹ tôi tặng chị tiền và nữ trang làm của hồi môn làm chị cảm động khóc sướt mướt. Mẹ tôi nói chị thiệt thà, siêng năng đáng được thưởng như vậy. Không biết vợ chồng chị Tám về quê hay chị theo chồng vô “bưng” như lời đồn?


Tiếp sau chị Tám là bà Hai vào làm người giúp việc cho chúng tôi. Bà Hai may mắn hơn vì không phải gánh nước như chị Tám. Lúc đó đã có những xe ba gác chở nước thuê, chở đến tận nhà. Nghĩ vậy chứ có khi chị Tám thích nhất thời gian đi ra phông tên lấy nước, chỉ ở đây mới gặp được nhiều bạn để nói chuyện trên trời dưới đất, xả “stress”. Đối với mấy chị đó, gánh nước là chuyện nhỏ!


Những buổi sáng đi học, đến đầu hẻm, tôi vẫn còn thấy nhiều chị Mary bạn của chị Tám đứng tụ tập nói chuyện bên dãy thùng sắp thứ tự chờ lấy nước từ cái phông-tên quen thuộc. 


Hồ Thị Kim Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đây là chiến trường đẫm máu và nổi tiếng nhất trong cuộc Chiến Tranh Nội Chiến (Civil War), hay Chiến Tranh Nam-Bắc của người Hoa Kỳ. Chiến tranh diễn ra giữa người Miền Nam và người Miền Bắc, kéo dài trong suốt bốn năm từ 1861 tới 1865...
Huân cầm cái vỉ đập ruồi, chăm chú, im lặng, rình mấy con ruồi đang bay, đợi chúng đáp xuống một chỗ nào đó trên cái bàn ăn dành cho tù nhân được đúc bằng xi măng nham nhở...
Mùa hè, nói chuyện hoa phượng có vẻ... “xưa rồi Diễm”, bởi lứa tuổi học trò của quê mình, từ hồi nẵm đã thuộc nằm lòng những câu hát: “ Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn...” rồi “ Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng... Màu hoa phượng thắm như máu con tim...” trong bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của cố nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác từ những năm 1963 của thế kỷ trước.
Khi không có kẻ buột miệng thốt lên: “Trời, sao đẹp thế!” Chẳng biết gã ta có phải là tay ba phải? Mùa nào cũng đẹp cả. Đông hạ nghịch chiều, xuân thu trái hướng, không lẽ gã không biết hay là biết như không biết? Mùa nào cũng yêu em.
Thời tiết mấy tuần qua đã hết mưa, nắng rực hồng tươi sáng, vườn nhà tôi các loại hoa vươn lên chào mùa hạ, tạo nên khung tranh tươi mát và đáng yêu. Đặt biệt nhất là chậu Quỳnh hoa nở cả trăm nụ màu vàng nhạt thanh nhã đúng ngày rằm tháng tư...
Người đàn ông đứng nhìn vào khung cửa kính to rộng của gian hàng đồ chơi trẻ con. Tiệm đóng cửa từ lâu. Có lẽ đã gần nửa khuya. Đêm Chủ nhật, khu buôn bán chẳng còn ai lui tới, lâu lắm mới có người tạt ngang tiệm 7-Eleven mua vội vài món cần thiết rồi tất tả ra xe phóng đi. Bãi đậu xe vắng lặng, hơi sương lù mù khiến không gian như hẹp lại, xập xoạng dưới những vũng sáng yếu ớt trắng nhờ, nhợt nhạt phả xuống từ mấy cột đèn trong bãi đậu xe...
Tôi trở về làng khi xã tôi đã tổ chức làm ăn theo lề lối tập thể. Công việc chính cũng chỉ là ruộng với rẫy. Ngày còn đi học tôi đã từng phụ giúp việc đồng áng cho cha tôi, sau này lại được dồi mài khá chăm trong "trại cải tạo Ngụy quân Ngụy quyền" nên việc ruộng rẫy đối với tôi cũng không xa lạ. Dĩ nhiên, dù muốn dù không, tôi vẫn phải tham gia...
Trưa chủ nhật tuần vừa qua, bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 83 của tôi đã được các con cháu xúm nhau tổ chức tại nhà gia đình đứa con thứ hai của tôi. Đếm sơ đầu người thì thấy vắng tới gần một nửa, thế mà cũng trên ba chục nhân mạng, gồm cả con trai con gái, con dâu, con rể, con kết nghĩa lẫn các cháu nội ngoại ríu rít lần lượt đến khoanh tay trình diện và thưa trình với tôi, ông nội, ông ngoại. Đang ăn uống thì nhiều cú phôn liên tiếp gọi về, của những đứa con và cháu đang bận việc bất ngờ hay vì nhà ở xa, những Bắc Cali hay San Diego, không kịp đến...
“FIFA World Cup 2022,” Giải Vô Địch Bóng Đá Thế Giới lần thứ 22 đang diễn ra tại Qatar, vùng đất của thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Những rộn ràng sôi nổi của bạn bè xung quanh, toàn là người hâm mộ môn túc cầu, những trận đấu trực tiếp trên TV Mỹ, và những bảng kết quả từ các trận đấu được các đài truyền hình Mỹ Việt, báo chí khắp nơi loan tải từng ngày, từng giờ, đã đưa Uyên trở về với tuổi thơ, về những kỷ niệm xưa, và về cái thuở người dân miền Nam khắp nơi ham mê môn bóng tròn...
Đây là ngôi làng tiêu biểu của người Amish sinh sống ở vùng này. Làng được dựng lên để giới thiệu với du khách ghé thăm những sinh hoạt hàng ngày và những sản phẩm tiểu công nghệ có tính cách cổ truyền đặc thù của người Amish...
Khi tôi về làm dâu mợ, bà còn khá trẻ, khoảng năm mươi. Bà lanh lẹ, vóc dáng nhỏ và có khuôn mặt vui với nụ cười tươi. Bà luôn niềm nở cởi mở với mọi người. Bà như thế đó, chưa bao giờ làm buồn lòng ai và cũng chẳng ai quấy phiền chi bà...
Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm “Con đường mang tên em” của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được. Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.