Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xưa

10/12/202011:55:00(Xem: 4638)


Tình cờ thấy một tấm hình xưa trên Facebook của anh bạn, tuổi thơ đầy kỷ niệm của tôi bỗng hiện về, hiền hòa trong trẻo trong môi trường sống lành mạnh của Sài Gòn những năm 50-60.


Khi tôi sắp học xong lớp năm (lớp một) trường Tiểu Học thì cha tôi qua đời. Mẹ tôi bắt đầu đi làm việc, trong khi năm anh em chúng tôi còn quá nhỏ dại. Anh cả tôi vài tháng nữa là thi vào lớp đệ thất. Mẹ tôi quyết định bán căn biệt thự tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng để mua một căn nhà có gác trong hẻm nhỏ đường Trần Quang Diệu, gần nhà dì cả. Sau đó mẹ tôi nhờ dì tìm thuê một người về giúp việc nhà.


Chúng tôi không biết tên của chị giúp việc, chỉ nghe mẹ tôi kêu chị Tám. Chị Tám người gốc Quảng Ngãi, còn trẻ tuổi nên mạnh khỏe lắm. Mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn, v.v.. chị Tám đều làm hết, đặc biệt là gánh nước. Lúc đó, hầu hết các gia đình có người giúp việc đều phải biết gánh nước. Chị Tám không biết gánh nước từ lúc nào mà gánh thiệt là giỏi. Chị giữ người thẳng khi đặt đòn gánh trên vai nên trông dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển lắm. Nhất là khi chị đổi đòn gánh từ vai này sang vai kia cho đỡ mỏi, chỉ cần vừa đi vừa lắc nhẹ một cái thôi đủ khiến chúng tôi phục sát đất.


Chị Tám, giống như những chị giúp việc khác trong xóm, ngày ngày với bốn cái thùng không, hai cái gánh trên vai, hai cái xách hai tay, ra phông-tên (fountain) công cộng đầu hẻm sắp hàng lấy nước. Mấy chị rảnh rang thì đứng tụ lại nói chuyện rôm rả. Ai còn việc nhà thì cứ sắp thùng theo thứ tự rồi đi về, xong việc nhà thì ra chờ… nói chuyện tiếp. Hồi đó, không ai nghĩ tới việc thùng bị lấy cắp hoặc bị tráo đổi vị trí. Nhà nào cũng cần nước, nhưng những việc làm gian xảo không bao giờ xảy ra, ngay cả trong xóm lao động nghèo.


Những chị giúp việc nhà, đi gánh nước từ phông tên công cộng thường được đặt cho cái tên “Mary Phông-Tên”. Từ chữ fountain đọc kiểu phiên âm tiếng Việt rồi ghép cho cái tên Tây để chỉ nữ giới. Không biết học từ đâu mà anh em chúng tôi và con nít trong xóm đều gọi các chị như chị Tám bằng cái tên lạ đời đó. Chúng tôi có biết phân biệt chủng tộc hay giai cấp là gì đâu, chỉ nghe vui vui thôi! 


Có lần mẹ tôi nghe anh tôi nói với chị Tám, “Chị Mary phông tên áo xanh kêu chị ra gánh nước về, nước đầy thùng rồi.” Mẹ tôi phải giải thích cho chúng tôi hiểu, và cấm không được dùng những chữ vô nghĩa đó nữa. 


Chị Tám ở với gia đình chúng tôi khoảng ba hay bốn năm thì xin mẹ tôi cho nghỉ việc để đi lấy chồng, một anh thanh niên cùng quê. Lúc từ biệt, mẹ tôi tặng chị tiền và nữ trang làm của hồi môn làm chị cảm động khóc sướt mướt. Mẹ tôi nói chị thiệt thà, siêng năng đáng được thưởng như vậy. Không biết vợ chồng chị Tám về quê hay chị theo chồng vô “bưng” như lời đồn?


Tiếp sau chị Tám là bà Hai vào làm người giúp việc cho chúng tôi. Bà Hai may mắn hơn vì không phải gánh nước như chị Tám. Lúc đó đã có những xe ba gác chở nước thuê, chở đến tận nhà. Nghĩ vậy chứ có khi chị Tám thích nhất thời gian đi ra phông tên lấy nước, chỉ ở đây mới gặp được nhiều bạn để nói chuyện trên trời dưới đất, xả “stress”. Đối với mấy chị đó, gánh nước là chuyện nhỏ!


Những buổi sáng đi học, đến đầu hẻm, tôi vẫn còn thấy nhiều chị Mary bạn của chị Tám đứng tụ tập nói chuyện bên dãy thùng sắp thứ tự chờ lấy nước từ cái phông-tên quen thuộc. 


Hồ Thị Kim Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản thân tôi ít khi nào dám ngó về biển cả, dù thấy biển cả rất mênh mông, thoáng mát và êm ả qua nhiều hình ảnh. Cũng có lúc tôi trực diện biển khơi, nhưng chỉ là lúc biển êm sóng dịu rì rào ru hát « Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… » hoặc là lúc mơ mộng, biển nhớ…
Thời gian sau 1975, tôi cỡ 9-10 tuổi, ngoài ông anh lớn đi dạy ở Cần Thơ, tôi có ba người anh đang học Đại Học, hằng tuần có bạn bè kéo về nhà tôi tụ tập ăn uống, đờn địch ca hát rất vui. Tôi nhỏ tuổi không được tham gia, nhưng có núp ở sau bếp... nghe lỏm...
Kanchanaburi là một tỉnh miền trung Thái Lan có biên giới chung với Miến Điện. Thủ phủ là thành phố cùng tên cách Bangkok 140km. Ở đây có cây cầu nổi tiếng xây dựng từ WWII, cầu sông Kwai...
Chiến trận ngày mỗi lan rộng, mức độ tàn phá cũng gia tăng khủng khiếp. Mỗi lần quân Pháp vào làng càn quét, dân chúng lại bồng bế nhau tản cư, chỉ còn dân quân tự vệ ở lại bảo vệ nhưng cũng yếu ớt lắm. Khi quân Pháp rút, để lại hàng chục xác chết, dân lại trở về chôn cất người chết, dựng lại gian nhà tranh bị thiêu rụi rồi tiếp tục cày cuốc kiếm sống. Cuộc sống đã nghèo khổ nay càng nghèo khổ hơn...
Hình như bên ngoài trời đang mưa. Tiếng nước đổ trên mặt nhựa trải bãi đậu xe luồn qua khung kính cửa sổ nghe xa vắng, chập chùng. Bắt đầu từ lúc nào người ta nói chuyện nhát gừng với nhau như thế nhỉ. Người đàn ông ngẫm nghĩ. Những lúc bên nhau, giả như có nói chuyện rời rạc, hoặc không nói gì cũng chẳng sao bởi người ta còn nhìn được vào mắt nhau. Những ngón tay còn đan được vào tay nhau. Và môi rất thường khi đậu trên vai, trên tóc, trên môi. Còn xa cách như thế này, im lặng phút giây nào là lạc nhau phút giây ấy.
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam...
Ông bà Năm quê quán ở Thuận Hòa, Sóc Trăng, ông bà sinh cơ lập nghiệp cùng với và tiếp nối tổ phụ tổ mẫu nhiều đời ở quê. Họ yêu đồng ruộng, yêu vùng đất màu mỡ phù sa ruộng vườn gieo trồng thoải mái. Vậy mà sau ngày quốc nạn 30– 04– 1975, họ chật vật vì ruộng vườn, làm nhiều phải đóng thuế nhiều, làm ít thì bị tổ sản xuất phê bình kiểm thảo. Lúa mạ thiếu nước, thiếu thuốc trừ sâu, trồng tỉa khó khăn...
Trời nắng chang chang, thỉnh thoảng từng cơn gió bụi bốc lên bay rát cả mặt, dòng xe máy xình xịch chạy như mắc cửi trên đường. Hai bên lề đường có cả mấy mươi tiệm vịt quay, heo quay, những con vịt quay vàng ươm, có con thì da sậm màu hơi ngả nâu tất cả đều béo nhẫy mỡ, treo tòng teng trong tủ kiếng trông rất bắt mắt. Những con heo sữa quay vàng ruộm hoặc ngã màu cánh kiến, chủ tiệm còn gắn vào miệng nó một cái bông đỏ thắm...
Longwood Gardens là một “vườn hoa” không những nổi tiếng của Tiểu bang Pennsylvania mà còn là một trong vài vườn hoa nổi tiếng nhất của cả nước Mỹ...
Ở Mỹ người ta không ăn mỡ của động vật như heo, bò, gà vịt, vì sợ tăng cholesterol. Nếu ăn mỡ họ ăn bacon, thịt ba chỉ ướp muối. Họ chiên bacon cho giòn, ăn kèm với trứng chiên và bánh mì. Một món điểm tâm rất được nhiều người yêu thích. Tôi thích dùng mỡ nhưng chỉ dùng ở một vài món. Mỡ heo, tôi mua miếng dày, thái hạt lựu, thắng riu riu cho đến khi tóp mỡ héo lại, màu vàng nhạt ngả sang nâu. Tôi vớt tóp mỡ, để riêng ra cho khô và giòn, dùng để kho cá bống. Vì cất nhiều công, nên tôi rất quý tóp mỡ...
Vinh cầm cái ly nhỏ đưa lên “Dô. Anh em !” “Ê. Sao khẩn trương thế, mày? Chưa có miếng nhắm nào vô bụng cả!” Đặt ly xuống, nhìn khuôn mặt bị thịt của Sáu Diên đang cười, Vinh chợt thấy bực mình và cụt hứng...
Thế kỷ trước, truyện Ví Dụ Ta Yêu Nhau* của một nhà văn trẻ đã làm bao nhiêu “kẹp tóc”, “húi cua” say mê một thời. Thế kỷ này, các cô, các cậu ngày xưa, giờ đây là những bà, những ông với mái tóc mặn mà, ít tiêu nhiều muối, có phút chạnh lòng chăng, khi nghe những ví dụ dưới đây?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.