Hôm nay,  

Chuyện Ngày Xưa

10/12/202011:55:00(Xem: 4633)


Tình cờ thấy một tấm hình xưa trên Facebook của anh bạn, tuổi thơ đầy kỷ niệm của tôi bỗng hiện về, hiền hòa trong trẻo trong môi trường sống lành mạnh của Sài Gòn những năm 50-60.


Khi tôi sắp học xong lớp năm (lớp một) trường Tiểu Học thì cha tôi qua đời. Mẹ tôi bắt đầu đi làm việc, trong khi năm anh em chúng tôi còn quá nhỏ dại. Anh cả tôi vài tháng nữa là thi vào lớp đệ thất. Mẹ tôi quyết định bán căn biệt thự tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng để mua một căn nhà có gác trong hẻm nhỏ đường Trần Quang Diệu, gần nhà dì cả. Sau đó mẹ tôi nhờ dì tìm thuê một người về giúp việc nhà.


Chúng tôi không biết tên của chị giúp việc, chỉ nghe mẹ tôi kêu chị Tám. Chị Tám người gốc Quảng Ngãi, còn trẻ tuổi nên mạnh khỏe lắm. Mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn, v.v.. chị Tám đều làm hết, đặc biệt là gánh nước. Lúc đó, hầu hết các gia đình có người giúp việc đều phải biết gánh nước. Chị Tám không biết gánh nước từ lúc nào mà gánh thiệt là giỏi. Chị giữ người thẳng khi đặt đòn gánh trên vai nên trông dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển lắm. Nhất là khi chị đổi đòn gánh từ vai này sang vai kia cho đỡ mỏi, chỉ cần vừa đi vừa lắc nhẹ một cái thôi đủ khiến chúng tôi phục sát đất.


Chị Tám, giống như những chị giúp việc khác trong xóm, ngày ngày với bốn cái thùng không, hai cái gánh trên vai, hai cái xách hai tay, ra phông-tên (fountain) công cộng đầu hẻm sắp hàng lấy nước. Mấy chị rảnh rang thì đứng tụ lại nói chuyện rôm rả. Ai còn việc nhà thì cứ sắp thùng theo thứ tự rồi đi về, xong việc nhà thì ra chờ… nói chuyện tiếp. Hồi đó, không ai nghĩ tới việc thùng bị lấy cắp hoặc bị tráo đổi vị trí. Nhà nào cũng cần nước, nhưng những việc làm gian xảo không bao giờ xảy ra, ngay cả trong xóm lao động nghèo.


Những chị giúp việc nhà, đi gánh nước từ phông tên công cộng thường được đặt cho cái tên “Mary Phông-Tên”. Từ chữ fountain đọc kiểu phiên âm tiếng Việt rồi ghép cho cái tên Tây để chỉ nữ giới. Không biết học từ đâu mà anh em chúng tôi và con nít trong xóm đều gọi các chị như chị Tám bằng cái tên lạ đời đó. Chúng tôi có biết phân biệt chủng tộc hay giai cấp là gì đâu, chỉ nghe vui vui thôi! 


Có lần mẹ tôi nghe anh tôi nói với chị Tám, “Chị Mary phông tên áo xanh kêu chị ra gánh nước về, nước đầy thùng rồi.” Mẹ tôi phải giải thích cho chúng tôi hiểu, và cấm không được dùng những chữ vô nghĩa đó nữa. 


Chị Tám ở với gia đình chúng tôi khoảng ba hay bốn năm thì xin mẹ tôi cho nghỉ việc để đi lấy chồng, một anh thanh niên cùng quê. Lúc từ biệt, mẹ tôi tặng chị tiền và nữ trang làm của hồi môn làm chị cảm động khóc sướt mướt. Mẹ tôi nói chị thiệt thà, siêng năng đáng được thưởng như vậy. Không biết vợ chồng chị Tám về quê hay chị theo chồng vô “bưng” như lời đồn?


Tiếp sau chị Tám là bà Hai vào làm người giúp việc cho chúng tôi. Bà Hai may mắn hơn vì không phải gánh nước như chị Tám. Lúc đó đã có những xe ba gác chở nước thuê, chở đến tận nhà. Nghĩ vậy chứ có khi chị Tám thích nhất thời gian đi ra phông tên lấy nước, chỉ ở đây mới gặp được nhiều bạn để nói chuyện trên trời dưới đất, xả “stress”. Đối với mấy chị đó, gánh nước là chuyện nhỏ!


Những buổi sáng đi học, đến đầu hẻm, tôi vẫn còn thấy nhiều chị Mary bạn của chị Tám đứng tụ tập nói chuyện bên dãy thùng sắp thứ tự chờ lấy nước từ cái phông-tên quen thuộc. 


Hồ Thị Kim Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. / The night is quiet. Looking through the window pane, I see only a solid black color. Trees, hedges, flower beds, lawns, benches, and winding paths in the park can make it difficult for pedestrians to discern their location and character.
Mới đọc tin ngày 13 tháng tư, 2023 một thằng nhỏ khi đi tìm đón người em đã bấm chuông cửa lộn nhà, bị ông chủ nhà bắn bị thương. Ông chủ nhà này chắc thuộc loại khó tính và đề cao cảnh giác quá độ đã hành xử nóng nảy vội vàng. May mà thằng nhỏ không chết, kẻo ông sẽ ân hận cả đời...
Giữa một đường truông thăm thẳm, vắng vẻ và âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ. / There was a small house used as a temple in the middle of a deep, deserted, and murky woodland, with very few people passing by and without a neighborhood around.
Trong đám kỹ sư mới Tám Côn là một nhân vật nổi bật, kể về tướng mạo lẫn cá tính. Đi với nhóm cán bộ đầu tiên vào tiếp thu nhà máy, Tám Côn đã thu hút một sự chú ý đặc biệt. Trong khi những người khác đều ra dáng cán bộ với trang phục “thời thượng” là áo trắng ngã màu cháo lòng, quần dài kaki vàng hay nâu, anh Tám đóng nguyên bộ quân phục cũ kỹ bạc màu, trên đầu nón cối mới tinh với huy hiệu ngôi sao vàng chói...
Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, tôi mới được một tuổi; đến nay, tôi 49 tuổi, coi như đã sống một nửa thế kỷ. Nhìn lại quãng đời vừa qua, tôi thấy đời tôi thật sung sướng, cho đến năm 48. Nhưng năm nay 49 thì, như nhiều người nói, bốn chín chưa qua năm ba đã tới, tôi gặp tai nạn, do chính tôi gây ra, khiến từ nay tôi không còn muốn chường mặt ra xã hội.
Sáng nay tôi thức dậy và tôi đã lên ba tuổi rồi. Mẹ đánh thức tôi bằng nụ hôn và ôm choàng lấy tôi. Mẹ đã làm bánh kếp(*). Ôi! Ngon quá! Trời rất đẹp và chúng tôi đi dạo bây giờ đây. Ánh nắng mặt trời chói lọi mơn man trên mắt tôi. Đến công viên, tôi gặp bạn bè của tôi. Cuộc đời đẹp làm sao!
Mẹ tôi, con gái quê Sơn Tây, sống cùng thời với thi sĩ Quang Dũng, nổi tiếng với bài thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây”. Mẹ đi lấy chồng, gia tài vỏn vẹn một con lợn nái. Mẹ kể mỗi khi ăn no, nó lại nằm ịch ngay giữa nhà, ụt ịt chờ mẹ xoa bụng. Bà ngoại mua để mẹ nuôi, lớn lên bán được số tiền to làm vốn xem như của hồi môn lúc ra riêng...
Vấn là bạn sách đèn thân thiết với Thạnh từ thuở bé. Cha Thạnh với mẹ Vấn cũng là anh em cô cậu ruột. Do vậy, anh chị em Thạnh dù lớn hay nhỏ đều là vai trên của Vấn. Vấn lại rất hiền lành nên cả nhà Trúc đều thương mến. Suốt tuổi học trò Vấn vẫn hay đến nhà Thạnh, nơi đầy đủ tiện nghi cho hơn ở nhà để cùng Thạnh học hành...
Ngày cuối tuần nào cũng như ngày hội, đường phố khu thủ đô tỵ nạn nầy đông khách lạ lùng. Thiên hạ các vùng chung quanh đổ xô đến, thi đua cùng với du khách từ những tiểu bang khác về. Nam thanh nữ tú thướt tha. Áo quần màu mè đủ vẻ đủ dáng. Những tiếng cười dòn tan yêu đời khắp chốn...
Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire...
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận...
Em yêu dấu: Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.