Hôm nay,  

Ngày Tháng Nào Đã Ra Đi

23/10/202009:16:00(Xem: 2766)


blank
Pont Mirabeau-Paris

                                                                  

                                             

Nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire sanh năm 1880 và bài thơ Le Pont Mirabeau của ông được viết vào tháng 2 năm 1912, một bài thơ có âm hưởng như bản nhạc tình.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sanh năm 1939 và ông viết bản nhạc Tình Xa vào những năm 1960-1970, một bản nhạc lãng mạn với lời ca đẹp như một bài thơ.

Le Pont Mirabeau và Tình Xa đều ghi dấu đau thương sau những cuộc tinh tan vỡ. Sự chia tay với người yêu, Marie Lawrencine, là thú đau thương là nguồn cảm hứng để Guillaume Apollinaire viết nên bài thơ tình, đỉnh cao của nền thi ca lãng mạn của Pháp ở đầu thế kỷ XX, có âm điệu như những điệp khúc nhạc buồn 
 

                                  Vienne la nuit sonne l'heure

                                  Les jours s'en vont je demeure

Và đúng nửa thế kỷ sau đó, cuộc chia tay với Diễm Xưa đã là nguồn cảm hứng của Trịnh Công Sơn viết nên bản nhạc Tinh Xa, buồn và diễm lệ đẹp như một bài thơ tình lãng mạn.

Sự găp gỡ giữa bản nhạc Tình Xa và bài thơ Le Pont Mirabeau như một kỳ ngộ của tư duy: Tình yêu thì vô hạn-Đời người thì hữu hạn

TÌNH XA -Trịnh Công Sơn                                              LE PONT MIRABEAU-Guillaume Apollinaire


Ngày tháng nào đã ra đi                                                   Sous Le Pont Mirabeau coule Le Seine                            

Khi ta còn ngồi lại                                                                                et nos amours

Cuộc tinh nào đã ra khơi                                                     Faut-il qu'il m'en souviennne

Ta còn mãi nơi đây                                                             La joie venai toujours après la peine

Từng người tình bỏ ta đi                                                         Vienne la nuit sonne l'heure

Như những dòng sông nhỏ                                                   Les jours s'en vont je demeure

Ôi những dòng sông nhỏ                                                 Les mains dans les mains restons face à face

Lời hẹn thề là những cơn mưa                                                   tandisque sous 

Khi bước chân ta đi                                                             Le Pont de nos bras passe

Đêm khuya nhìn đường phố                                                Des éternels regards l'onde si lasse

Thành phố hoang vu                                                                 Vienne la nuit sonne l'heure

 Như sau một cuộc tình                                                          Les jours s'en vont je demeure 

Làm sao em biết đời sống buồn tênh                          L'amour s'en va comme cette eau courante

Đôi khi ta lắng nghe ta                                                                   L'amour s'en va

Nghe sóng âm u                                                                             Comme la vie est lente 

Dội vào hồn buốt giá                                                                Et comme l'espérance est violente

Hồn ta gió cát phù du bay về                                                       Vienne la nuit sonne l'heure

Đôi khi trên mái tình ta                                                                Les jours s'en vont  je demeure 

Nghe những giọt mưa tình réo tình âm thầm                 Passent les jours pásent les semaines

Sầu réo sầu bên bờ vực sâu                                                                       Ni temps passé

Còn thấy gì sáng mai đây thôi ta còn bạn bè                               Ni les amours reviennent

Giọt rượu nào vẫn chua cay trong tình vẫn u mê                  Sous le pont Mirabeau coule la Seine

Từ mọt ngày tình ta như núi rừng cúi đầu                                          Vienne la nuit sonne l'heure

Ôi tiếng buồn rơi đều nhìn lại mình đời đã xanh rêu                   Les jours s'en vont je demeurre


Bài thơ Le Pont Mirabeau của Apollinaire không có chấm câu như một tiếng thở dài liên tục theo dòng sông Seine miệt mài trôi dưới chân cầu Mirabeau. 

Tình XA-Le Pont Mirabeau, thơ và nhạc ôm lấy nhau lưu luyến theo dòng nước trôi đi....Cuộc tình nào đã ra khơi-Ta còn mãi nơi đây...

                                            Ôi tiếng buồn rơi đều-                              Vienne la nuit sonne l'heure

                                         Nhìn lại mình đời đã xanh rêu...              Les jours s'en vont je demuere....                  

                                                                        

Đào Như

Chicago

Oct 3rd 2019



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.