Hôm nay,  

Nhật Ký "Cấm Túc" Tuần 25

10/09/202017:09:00(Xem: 2612)

Thứ hai 31 tháng 8


Cả mùa hè dài hơn bình thường, "ẩn náu" quarantine ở nhà tránh đại dịch, Nicole McWilliam, 11 tuổi, ở Cypress, Texas, đã biết cách đem lại niềm vui không những chỉ cho gia đình em, cho cả những người hàng xóm chung quanh..


Hình ảnh những hòn đá nhỏ đẹp được sơn phết đủ màu ở Ireland (quê ngoại) vẫn nằm đâu đó trong ký ức của Nicole. Nên những ngày cấm túc ở nhà, Nicole đã dùng cọ sơn phết những viên đá bằng nắm tay người lớn.

 Đúng như một câu nói được truyền miệng ngàn xưa của người Việt Nam "Lụa không hồ như Cô không phấn", những viên đá vô hồn màu nâu, xám, đen ... được phủ một lớp sơn lên trở nên rực rỡ, đầy sinh khí, đẹp hẳn ra. Gần nửa năm quanh quẩn ở nhà vì đại dịch, Nicole đã lượm đá quanh khu vực em ở và "trang điểm" cho từng viên.


Nicole đem mười viên đá đã được "tô son điểm phấn" ra đặt ở công viên gần nhà. Những người sống trong khu vự , đi bộ trong vùng trong thời gian cấm túc, thấy "con sâu làm bằng đá” đầu tiên của Nicole trông khá vui mắt. Họ về nhà, cũng sơn phết cho đá cuội quanh nhà, rồi đem ra đặt cạnh "con sâu đá" của Nicole.


Nicole chỉ mong có khoảng 100 viên đá được tô son vẽ phấn đặt ở cái công viên nhỏ xíu trong khu nhà gia đình em đang ở. Không ngờ, sau gần nửa năm cấm túc(vừa bị ép buộc, vừa tự nguyện vì sợ Coronavirus len lỏi vào nhà), công viên nhỏ gần nhà  em có hơn 800 viên đá đã được trang điểm , đem về màu sắc, và sức sống giữa mùa đại dịch. 


<p>What started out as a creative, fun way to uplift Texas families in the pandemic has made international headlines 5,000 miles away, in Scotland.  A Cypress family discovered a way to bring a neighborhood</p>blank


Những viên đá vô hồn được khoác lên một lớp sơn bên ngoài, che đi được vẻ xù xì, và che được cả màu xám, đen của đá, và của cả đại dịch.


Nicole McWilliam đã góp một bàn tay vào việc làm giảm bớt nỗi bi quan , trầm cảm của rất nhiều người ở một khu phố thuộc Cypress, Texas  sau nửa năm phải sống với kẻ thù vô hình Coronavirus.


Thứ ba 1 tháng 9


Câu ca dao Việt Nam "Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua" được cô Sarah Archer ở Boston, Massachusetts minh họa rõ ràng mặc dù cô không biết tiếng Việt.


Sarah and Christian đang tạm thời chịu cảnh Ngưu Lang Chức Nữ khi Christian qua làm việc ở Thụy Sĩ dài hạn. Vì đại dịch cúm Tàu, lệnh "cấm túc" ban hành ở Mỹ vào trung tuần tháng 3/2020 năm nay , tưởng là chỉ có hai tuần, nhưng hai tuần thành sáu tuần, rồi sáu tuần thành sáu tháng. Tệ hại hơn nữa là việc đóng cửa biên giới giữa các quốc gia, ai ở đâu ở yên đó, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".


Đến cuối tháng, không may Mỹ vẫn liên tục dẫn đầu về cả con số bệnh nhân, và tử vong vì COVID-19, người Mỹ bị"cấm cửa" ở đa số các nước trên thế giới. 

Sarah quyết định "yêu nhau mấy... nước cũng phải vượt qua". Từ Bắc Mỹ, vào trung tuần tháng 7,  Sarah bay qua Serbia ở Nam Âu (một trong 11 quốc gia mở cửa chào đón người mang US passport như bình thường, không cần phải trải qua hai tuần cách ly ở khách sạn cạnh phi trường.)


Từ Thụy Sĩ, Christian cũng bay qua Serbia, (một quốc gia nhỏ ở phía Nam Châu Âu, thuộc thế giới thứ hai - tên gọi các nước nhỏ tách ra từ Liên bang Xô Viết khi Cộng sản Đông Âu tan vỡ) 

 

Ngưu Lang, Chức Nữ của thế kỷ 21 gặp nhau ở phi trường Serbia, thuê một chiếc xe, lái xuyên biên giới Serbia - Croatia. 

Croatia cho phép người Mỹ nhập cảnh với điều kiện dễ dàng: chỉ cần có xét nghiệm COVID-19 âm tính. 


Vào trung tuần tháng 7, Croatia vừa mới được đưa ra khỏi danh sách "risk countries" của Thụy Sĩ. Tất cả hành khách đến từ các chuyến bay của hàng không Croatia đều được vào Thụy Sĩ.


Nhờ thế, Christian và Sarah -"Ngưu Lang Chức Nữ thời COVID-19"- đoàn tụ ở Croatia vào trung tuần tháng 7 dương lịch mà không cần cầu ô thước. 

Nhưng cũng phải đợi đến  ngày đầu tiên của tháng 8, hết hạn "self quarantine", Sarah mới thật sự được tung tăng trên đường phố Thụy Sĩ với Christian.


blank

 Sarah and Christian in Switzerland -Courtesy of Sarah Archer - Instagram


Nhờ có hai chuyến bay, và một chiếc xe thuê lái xuyên biên giới của hai nước nhỏ của Châu Âu: Serbia và Croatia (ly khai từ Liên bang Xô Viết khi CS Đông Âu sụp đổ)  suốt bảy tiếng đồng hồ, một đêm "ngủ đổ" ở Croatia, Chức Nữ Sarah đã vượt không những núi, đèo, sông, mà cả Đại Tây Dương để được gặp Ngưu Lang Christian.


Ở một mặt nào đó, như sức mạnh của tình yêu chẳng hạn, Đông và Tây, xưa và nay cùng có điểm chung. Cũng như đại dịch cúm Tàu hiện nay  tương tự với đại dịch cúm Tây Ban Nha một thế kỷ trước.


Thứ tư 2 tháng 9


Hôm nay là rằm tháng 7, lễ Vu Lan theo truyền thống của người Việt Nam.

Thông thường, mọi người đều được cài hoa hồng đỏ (nếu còn đủ cả hai đấng sinh thành), hoa hồng (nếu chỉ còn một trong hai thân sinh), và không may phải cài hoa hồng  trắng nếu không may cha mẹ đã về với hạc nội mây ngàn. Năm nay, vì Coronavirus, cả hoa và Mẹ đều chỉ nằm trong tâm tưởng.


Thời đại dịch, lời cầu nguyện trong tâm tưởng hàng ngày gởi đến cho cha mẹ nhiều hơn. Còn tại thế hay đã khuất bóng, hẳn là các đấng sinh thành cũng cần lời cầu nguyện. Và đó là cách báo hiếu hiệu quả nhất gởi đến cho ba mẹ khi rất nhiều người trong chúng ta không được đến Chùa để được cài hoa hồng tươi trong không gian thanh thoát hương trầm, không được về ôm Mẹ để thấy mình luôn luôn hạnh phúc, bình yên.


blank


Từ tận lòng thành, xin được gởi đến những nụ hồng tươi thắm nhất cho Mẹ của chúng tôi, cùng tất cả những bà Mẹ Việt Nam đã chịu nhiều gian khổ trong suốt chiều dài cuộc chiến, và những nhọc nhằn, vất vả của bà Tú Xương trong hơn một thập niên sau chiến tranh :


"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng"


Cầu mong Coronavirus không thể làm hại tất cả các bà mẹ đủ mọi màu da trên thế giới 


Thứ năm 3 tháng 9


Vào đầu tháng 9, trong khi đi chợ, đi mua sắm ở bất cứ cửa tiệm nào, người ta cũng thấy đủ các loại kẹo, đồ trang trí Halloween vào ngày cuối cùng của tháng mười, một  lễ hội không chính thức (vì chỉ kéo dài lúc mặt trời lặn đến lúc nửa đêm, và người đi làm không được nghỉ). Nhưng cũng là một dịp tụ tập đông người, nên từ hôm nay, chính quyền địa phương ở nhiều quận hạt đã bắt đầu ra thông báo  cấm phát kẹo cho con nít như truyền thống của người Mỹ. 


Bộ phận lo về sức khỏe cộng đồng của Quận hạt Los Angeles (nơi bị đại dịch hoành hành nhiều nhất California) còn cấm luôn cả việc phát kẹo từ xe, thay vì từ cửa nhà.


Tính đến tuần lễ đầu của tháng Los Angeles đã có hơn sáu ngàn người bị Coronavirus lấy mất cuộc đời,và vẫn còn gần một phần tư triệu người dương tính với cúm Vũ Hán nên chẳng ai ngạc nhiên khi Los Angeles còn cấm luôn cả việc trang trí mặt tiền của nhà thành một biểu tượng của ngày lễ ma quỷ để ngăn chận việc tụ họp, không giữ được khoảng cách an toàn hai mét , tạo thêm bệnh nhân COVID-19, vô tình gởi lời mời "người ơi người ở đừng về" đến Coronavirus.


Đặc trưng của lễ hội Halloween là màu đen, thần chết, và bia mộ. Những thứ đó từ khi cúm Tàu lan tỏa khắp thế giới, người ta phải đối diện, nghe thấy hàng ngày.


Đâu có cần phải hóa trang thành những biểu tượng đó vào ngày cuối cùng của tháng 10 năm nay. Và điều kinh khủng nhất là vì tụ tập đông người vào dịp Halloween, khả năng có thêm nhiều người nhiễm Coronavirus , và cả việc thần chết đến thăm nhà ai đó sớm hơn rất cao.


Thứ sáu 4 tháng 9


Là một nhân viên cao cấp của ngành quảng cáo kỹ thuật (digital advertising executive), Brian Schwartz không thể tưởng tượng là minh bị mất việc vì đại dịch cúm Tàu. Những ngày ở nhà, chưa tìm được việc khác trong tình hình kinh tế khó khăn khắp mọi nơi thời đại dịch, Brian nhận ra một số người hàng xóm đã cao tuổi của mình đã bị đại dịch cúm Vũ Hán hủy hoại cuộc sống nhiều hơn anh tưởng.

Họ không dám ra khỏi nhà, vì nếu bị nhiễm Coronavirus, cái chết đến với họ rất nhanh, cơ hội bình phục hầu như không có. Sân cỏ nhà họ hoang phế, tiêu điều vì thiếu bàn tay chăm sóc.


Brian lôi máy cắt cỏ ra, tự nguyện đến cắt cỏ cho nhà của những cựu chiến binh Hoa kỳ ở trong xóm. Qua khung cửa kính, anh nhìn thấy những khuôn mặt rạng rỡ, những ngón tay cái giơ lên , cảm kích, biết ơn sự giúp đỡ của người hàng xóm còn trong độ tuổi 30s.


Đọc được những ánh mắt hài lòng khi nhìn thấy bãi cỏ đã được cắt tỉa ngay ngắn, cẩn thận, lại được dọn dẹp cẩn thận. Brian quyết định mở ra dịch vụ cắt cỏ trong một thành phố nhỏ ở New Jersey, nơi anh sống, có cái tên rất cụ thể “I Want to Mow Your Lawn".


blank

 Courtesy of Brian Schwartz


Tinh thần trách nhiệm, và năng khiếu marketing của Brian đã giúp nghề tay trái, dịch vụ cắt cỏ của anh phát triển nhanh chóng. Tiếng lành đồn xa, càng ngày Brian càng có nhiều khách hàng. Anh mua thêm máy cắt cỏ, và thuê  hai người bạn thời Trung học, cũng bị mất việc vì đại dịch. Chỉ trong vòng hai tháng, “I Want to Mow Your Lawn" mở rộng dịch vụ của họ từ phạm vi của thành phố lên đến bốn quận hạt ( Passaic County, Morris County, Bergen County & Essex County) của tiểu bang New Jersey.


Ba người bạn thời Trung học, chuyển từ lao động trí óc qua lao động chân tay dễ dàng, hồn nhiên như thời còn đi học.   Họ cùng cảm thấy "The grass is greener when you mow it" đúng ở  cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.


Brian Schwartz đã biết cách "thà bật một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối". 


Thứ bảy 5 tháng 9


Đám cưới thường là là ngày vui nhất đời người nhưng ở thời đại dịch, có những đám cưới biến thành cơn ác mộng lớn nhất đời người (the worst nightmare) chẳng hạn một đám cưới vào ngày 7 tháng 8 năm 2020 ở Millinocket, tiểu bang Maine nhỏ xíu thuộc miền Đông Bắc Hoa kỳ đã tạo ra 147 bệnh nhân COVID-19 mới , trong đó có 3 người đã từ trần.


Phát ngôn viên Robert Long của Trung tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Maine(CDC of ME) đã kể lại hành trình của Coronavirus xuất phát từ một đám cưới chỉ có 62 khách mời để các cô dâu chú rể sắp có đám cưới rút kinh nghiệm.


Hôn lễ bắt đầu ở Thánh đường của Tri Town Baptist Church. Ngay sau đó, tất cả khách mời được mời đến dự tiệc buổi trưa ở Big Moose Inn, nằm ở giữa hai hồ nước thiên nhiên rất thơ mộng Ambajejus và Millinocket.


Lần lượt từng khách mời được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào dự tiệc cưới. Lúc đầu mọi người còn mang khẩu trang, nhưng vì dự tiệc, tháo face mask ra để ăn uống, lúc ra về chỉ có một vài người còn có khẩu trang trên mặt  


Một trong những người khách dự tiệc cưới làm việc ở nhà tù của York County ở Alfred, Maine, đưa đến hậu quả có thêm 72 nạn nhân mới nhiễm COVID-19, trong số đó là 46 tù nhân, 19 nhân viên nhà tù và 7 thân nhân của của họ.

Tưởng cũng nên biết nhà tù cách nơi tổ chức tiệc cưới hơn 220 miles (tương đương 354km), và cuộc bùng phát dịch bệnh ở nhà tù xảy ra vào ngày 21 tháng 8, đúng hai tuần sau ngày đám cưới 


Một người khách khác dự tiệc cưới đem mầm bệnh về nhà, truyền qua cho một thân nhân đang làm việc ở trung tân dưỡng bệnh Maplecrest Rehabilitation & Living Center thuộc thành phố Madison, Maine;  tạo thêm  16 nạn nhân mới của đại dịch cúm Tàu . 


Buồn hơn hết là cụ bà Theresa Dentremont, 83 tuổi, mặc dù không đến dự đám cưới, không hề ra khỏi nhà từ khi có lệnh cấm túc vào giữa tháng 3 năm nay, nhưng bị một người cháu đi dự đám cưới, mang theo Coronavirus về nhà, xâm nhập vào thân thể và chấm dứt cuộc đời của cụ một cách nhanh chóng.


Giải thích về "dây chuyền" tai hại, chết người này, Bác sĩ Giám đốc CDC của tiểu bang Maine đã cho biết:

"Covid-19 là như thế , bạn mở một ống kim tuyến ở Millinocket, trong vòng hai tuần, bạn thấy những hạt kim tuyến đó xuất hiện ở một nhà tù ở York. Một mức độ lan lan truyền nhanh chóng, âm thầm và rất hiệu quả".


Cô dâu chú rể, và nơi tổ chức tiệc cưới còn bị phạt một số tiền lớn vì vi phạm luật lệ thời COVID-19 của tiểu bang, mời đến 62 khách, trong khi Maine chỉ cho phép tối đa  50 người được tụ họp.


Nếu nhận được một lời mời tham dự tiệc tùng dù chỉ có 10 người, trong lúc chưa có vaccine, chắc chắn câu trả lời của chúng tôi rất Mỹ "thank you for thinking of me, but the answer is no, a big no no" 

   

Chủ Nhật 6  tháng 9


Leslie Bailey đã ở trong nghề dạy học hơn 16 năm, và đang bước vào năm thứ bảy ở trường Legacy Elementary School thuộc thành phố Bossier, Louisiana. Đây là một trường Tiểu học đặc biệt, đa số các em học sinh bị khiếm khuyết về thính giác, không thể nghe được như người bình thường.

Vì không thể nghe, học trò của Leslie được  rất giỏi trong việc "đọc" lời nói từ chuyển động của hai bờ môi của người đối diện.


Đại dịch xảy ra, tất cả mọi người phải mang face mask. Các em học sinh bắt đầu niên khóa 2020-2021 với chiếc khẩu trang che kín nửa khuôn mặt. Học trò của Leslie không thể tiếp thu được lời giảng, không hiểu người đối diện muốn nói gì nếu các em không đọc được sự chuyển động trên môi của họ.


Cô giáo yêu nghề, yêu học trò, ngồi cặm cụi may những chiếc khẩu trang có phần che miệng trong suốt để giúp các em không bị cô lập bởi đời sống trong thời đại dịch.

Dù học qua màn hình online từ nhà, hay học ngay trong lớp, các em đều phải đọc được bờ môi của thầy cô giáo. Nên những chiếc khẩu trang home made của Mrs. Bailey được học trò đón nhận với hạnh phúc lớn lao .


Một trong những học trò của Leslie là Baleigh Berry, 9 tuổi, rất vui vì em và các bạn trong lớp được phát một cái khẩu trang có "clear vinyl window" để người khác có thể thấy những di động của hai bờ môi, không có trở ngại trong việc học hành, giao tiếp.


blankblank

Courtesy of Shena Berry (Baleigh’s Mom) and abcnews/GMA


Khi Mẹ của Baleigh đón con từ trường , sau ngày đầu tiên của niên học mới, bà thấy nụ cười hạnh phúc, cùng ánh mắt rạng rỡ của cô bé sau chiếc khẩu trang đặc biệt dành cho người khiếm thính. Niềm vui của người Mẹ còn cao hơn cả niềm vui của cô giáo và học trò cộng lại.


Niềm vui lớn nhiều khi chỉ đơn giản tạo thành từ tấm lòng và sự quan tâm hàng ngày dành cho người khác.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu tháng 9/2020

(Như một viên đá gởi từ Santa Clara qua Cypress cho chị  VQTT Vi- NQK 10)


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.