Hôm nay,  

Một Lần Về Quê

20/04/202009:45:00(Xem: 5041)


 Thôi thì khỏi nói, mọi người tay bắt mặt mừng, ai ai cũng vui như hội. Bà Tám đầu hẻm oang oang:

 - Thằng nhỏ coi bộ phổng phao ghê vậy ta, hồi còn ở đây gầy nhom, da bánh mật. Nó qua bển một thời gian giờ thay da đổi thịt quá, nếu đi ngoài đường chắc tui nhận hổng ra. 

 Cả nhà quây quần tíu tít, bia bọt khui lốp bốp. Tuị bạn ngày xưa bá vai kề cổ giờ cũng ra ông nọ bà kia hết trơn. Chỉ có mỗi thằng An là lẹt đẹt làm anh công chức quèn thôi! 

 - Dô trăm phần trăm nhe bay, mừng thằng Hoà về thăm quê. 

Tiếng dô dô, tiếng hò rộn cả con hẻm Bà Bân. Mấy nhà kế trong hẻm cũng qua chung vui. Chú Ba nói: 

 - Mày qua bển sung sướng quen, giờ về laị con hẻm này thấy sao? 

 Hoà cười:

 - Cũng vẫn như xưa, chẳng có gì khác cả chú ơi! 

 Thằng Quân bảo:

 - Tối nay phải đưa thằng Hòa đi rửa mắt nha anh em. 

Cả bọn hưởng ứng cuồng nhiệt

 Mười một giờ đêm cả bọn kéo đến vũ trường Golden Golf, vừa lọt qua cánh cữa cách âm là cả một khung cảnh khác mở ra, tiếng nhạc với âm bass dội như muốn nổ tung  tim, ánh đèn màu mờ ảo và những tia led quét loang loáng trên sàn. Không biết đây là cảnh tượng thiên đàng hay địa ngục nhưng rõ ràng đầy dụ khị mê hoặc. Một anh bồi xìa tay mời vào một cái bàn trống rồi nhanh nhảu bưng một bình Hookah đặt lên bàn, những ống hút tòng ten làm cho Hoà liên tưởng đến những con rắn trên đầu của Medusa. Bình Hookah bằng thủy tinh trông giống như những bình hồ lô trong phim Tàu vậy. Đám bạn và mấy em cave vây quanh chia nhau hút phả khói mịt mù. Một em đưa cái vòi hút cho Hoà. Hoà cầm lấy nhưng hơi ngần ngại. Cô ta Cười ha hả nói:

 - Ngón chân em anh còn mút được, ngại gì cái vòi này? 

 Máu sĩ diện nổi lên, Hoà đáp:

 - Dân chơi sợ gì mưa rơi!

 Nói xong hút một hơi và nhả khói thật sành điệu, quả thật rất phê, cái mùi hóa chất tổng hợp cho cảm giác lâng lâng. Anh bồi đứng sau lưng hỏi:

 - Mấy anh uống gì? 

Chưa ai trả lời thì anh ta gợi ý luôn:

 - Chivas đang thịnh nhất đấy! 

 Hoà không nhìn anh ta:

 - Ừ, thì Chivas. 

 Chai rượu vừa đem ra, mấy em cave khui liền và rót hết một lượt

 - Em xin mời mấy anh ly đầu tiên.

 Cả bàn hò dô làm cạn ly đầu, rồi cứ thế mấy em cứ rót liên tục và cũng uống tự nhiên luôn. Một hồi sau sần sần, mọi người một em dìu nhau nhảy tưng tưng. Hoà áp sát Diễm Hoa, quấn quít như sam, bàn tay Hoà mân mê. Cô ta ỡm ờ: 

 - Ở đây là thành đô, không phải hải ngoại nha anh! 

 Hoà rút tờ hai mươi đô nhét vào khe ngực trễ tràng của cô ta, cô ta cười thích thú và kéo đầu Hoà dụi vào ngực: 

 - Anh ga lăng lắm! 

 Nếu thời gian đi làm hàng ngày nó dài bao nhiêu thì đêm vũ trường thời gian nó ngắn bấy nhiêu. Cuộc chơi mới đó mà đã tàn canh, Hòa về khách sạn với Diễm Hoa, đêm ấy Hoà trổ hết ngón nghề mà bấy lâu nay anh vẫn thường xem từ mấy cuốn phim cấp ba.

 Bình minh của Hoà ngày hôm sau vào lúc mười một giờ, đầu óc còn váng vất lắm, chẳng biết  Diễm Hoa đã về tự lúc nào. An đến chở Hoà đi ăn sáng, hai thằng ngồi trên gác quán nhìn xuống con đường tấp nập xe cộ. Hoà nói: 

 - Sướng thì sướng thật, làm vua một đêm bằng tiền làm cu li một tuần ở bển. Bọn trẻ xứ mình giờ ăn chơi, tiêu xài kinh khủng quá! tiền đâu mà chơi như thế hả mậy? 

 An cười cười:

 - Đó là chưa nói đến chuyện chơi thuốc lắc, đập đá đó mày! tụi nó giờ xài tiền như giấy lộn. Bọn con cháu các quan và đaị gia thì không nói làm gì, vì tiền có phải chúng làm ra đâu mà biết xót. Còn bọn con nhà thường dân nhưng đua đòi ăn chơi thì chúng cướp giật, buôn bán thuốc, làm bảo kê…Gì cũng làm, miễn có tiền là không việc gì chúng từ chối cả. 

 Hoà trầm ngâm:

 - Xả láng một đêm kể cũng vui nhưng lãng phí quá, dù rằng tiền mình làm ra nhưng trong cuộc sống này còn bao nhiêu cảnh đời bất hạnh, nếu xét kỹ thì thật bất nhẫn. Nội chai Chivas cũng đủ đóng học phí cả năm cho một em học sinh, hoặc là đủ tiền gạo cho một người nghèo trong mấy tháng. 

 Tô phở còn ăn dở, chợt điện thoại reo. Hoà bắt máy thì nghe tiếng thằng Thảo: 

 - Tối nay qua vũ trường Super Moon chơi nhé! ở đấy có nhiều em bốc lửa hơn và có những trò  độc nhất ở thành đô này.

 Hoà từ chối:

 - Tao bệnh rồi, đau nhức lắm, hẹn lần khác vậy! 

 Thằng Thảo cười khi dễ:

 - Bệnh gì mày, dân chơi nửa mùa. 

 Nói xong nó cúp máy. Hoà kể cho An nghe, An bảo: 

 - Thằng Thảo giờ giàu kinh khủng lắm, Việt kiều như mày chơi không laị nó đâu. Nó giờ nhiều tiền nên kinh khỉnh và chảnh lắm, kệ nó đi. 

 Hoà tâm sự: 

 -Mình về chơi hai tuần chứ sống lâu dài ở đây chắc không nổi, không chỉ là tiền bạc mà còn cái môi trường sống như thế này mình chịu thôi! ở bển sống chừng mực, ngày đi làm, tối về nghỉ ngơi, cuối tuần đi chùa hay tham gia việc cộng đồng…không có cái cảnh đêm đêm la cà phố xá, ăn chơi đàn đúm như thế này. Ở bển đôi khi cũng có đi coi gái nhảy ở hộp đêm nhưng không đến nỗi nhầy nhụa như những trò chơi của hộp đêm ở thành đô này. 

 An ăn xong phần của mình, bỏ đũa xuống:

 - Mầy ở bển may mắn lắm, tao sống ở đây mà còn chịu hổng nổi huống chi mày! Tao và những người ở đây không có đường lựa chọn nào khác, phải chấp nhận vậy thôi! 

 Xong bữa ăn và cà phê sáng. An chở Hoà đến thăm chùa Long Ân , ở đấy đang nuôi mấy mươi em bé mồ côi. Có em dị tật bẩm sinh, có em thì cha mẹ bỏ, phần nhiều do các cô công nhân ở các khu công nghiệp lỡ daị rồi đem bỏ trước cổng hoặc người dân nhặt được đem đến…Nhìn những ánh mắt ngây thơ mà thấy tội nghiệp làm sao. Anh cúng chùa và ủng một một ít tiền phụ thức ăn cho các em, ra về lòng xốn xang ray rức.

 - Khi chơi thì dốc cả túi không tiếc, khi làm việc thiện có bao giờ dám dốc hết hầu bao; thế mới biết việc thiện, việc tốt khó làm. Cái tôi nó luôn đòi hỏi thõa mãn, nó chẳng chịu hy sinh bao giờ. Chỉ có người buông được cái tôi thì mới là người tốt thật sự. Mình nhiều lúc cũng cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình. 

 An an ủi:

 - Mày đâu cần phải dằn vặt như thế, mày biết dừng và làm nhiêu đó cũng khá rồi. Nếu mày cố gắng hôm nay tốt hơn hôm qua là quý lắm! cái khổ của cuộc đời là vô hạn, năng lực con người thì có hạn, đừng nói chi người. Phật, Bồ Tát cũng không làm sao giúp hết được mọi người. Khi cái quả đã trổ, nghiệp đã thành thì phải tự chịu vậy. Phật, Bồ Tát chỉ đường thoát khổ, chỉ đường giác ngộ chứ không gánh giùm nghiệp được! 

 Chạy được một quãng đường cũng khá xa, gió và nắng rát mặt, may nhờ có nón bảo hiểm nên cũng không sao nhưng khá ngột ngạt và nóng bức. An tấp vào quán nước bên đường nghỉ ngơi một lát. An kêu hai trái dừa tươi, nằm trên võng đung đưa nhắc nhở Hoà:

 - Mày ở bển lâu rồi, tư duy và nhận thức đã khác. Gặp bạn cũ đừng tranh luận bất cứ chuyện gì nhé! Tranh luận chỉ tổ bất hòa và phiền não mà thôi. Con người là sản phẩm của xã hội, con người thế nào nó phản ảnh chân thực cái xã hội ấy. Mày bây giờ không phải là thằng Hoà hai mươi năm trước nhưng bạn cũ của mày thì vẫn y vậy! 

 Hoà cười:

 - Cảm ơn mày, nhưng mày không như những thằng bạn “ vẫn y vậy”! 

 Ngày ra sân bay về laị, Hoà nắm chặt tay An:

 - Đi thì nhớ, ở không xong. Tớ vẫn cố gắng về thăm cậu, thằng bạn không như những thằng bạn “ vẫn y vậy”.


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

 Ất Lăng thành, 1/9/19

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.