Hôm nay,  

Một Lần Về Quê

4/20/202009:45:00(View: 5946)


 Thôi thì khỏi nói, mọi người tay bắt mặt mừng, ai ai cũng vui như hội. Bà Tám đầu hẻm oang oang:

 - Thằng nhỏ coi bộ phổng phao ghê vậy ta, hồi còn ở đây gầy nhom, da bánh mật. Nó qua bển một thời gian giờ thay da đổi thịt quá, nếu đi ngoài đường chắc tui nhận hổng ra. 

 Cả nhà quây quần tíu tít, bia bọt khui lốp bốp. Tuị bạn ngày xưa bá vai kề cổ giờ cũng ra ông nọ bà kia hết trơn. Chỉ có mỗi thằng An là lẹt đẹt làm anh công chức quèn thôi! 

 - Dô trăm phần trăm nhe bay, mừng thằng Hoà về thăm quê. 

Tiếng dô dô, tiếng hò rộn cả con hẻm Bà Bân. Mấy nhà kế trong hẻm cũng qua chung vui. Chú Ba nói: 

 - Mày qua bển sung sướng quen, giờ về laị con hẻm này thấy sao? 

 Hoà cười:

 - Cũng vẫn như xưa, chẳng có gì khác cả chú ơi! 

 Thằng Quân bảo:

 - Tối nay phải đưa thằng Hòa đi rửa mắt nha anh em. 

Cả bọn hưởng ứng cuồng nhiệt

 Mười một giờ đêm cả bọn kéo đến vũ trường Golden Golf, vừa lọt qua cánh cữa cách âm là cả một khung cảnh khác mở ra, tiếng nhạc với âm bass dội như muốn nổ tung  tim, ánh đèn màu mờ ảo và những tia led quét loang loáng trên sàn. Không biết đây là cảnh tượng thiên đàng hay địa ngục nhưng rõ ràng đầy dụ khị mê hoặc. Một anh bồi xìa tay mời vào một cái bàn trống rồi nhanh nhảu bưng một bình Hookah đặt lên bàn, những ống hút tòng ten làm cho Hoà liên tưởng đến những con rắn trên đầu của Medusa. Bình Hookah bằng thủy tinh trông giống như những bình hồ lô trong phim Tàu vậy. Đám bạn và mấy em cave vây quanh chia nhau hút phả khói mịt mù. Một em đưa cái vòi hút cho Hoà. Hoà cầm lấy nhưng hơi ngần ngại. Cô ta Cười ha hả nói:

 - Ngón chân em anh còn mút được, ngại gì cái vòi này? 

 Máu sĩ diện nổi lên, Hoà đáp:

 - Dân chơi sợ gì mưa rơi!

 Nói xong hút một hơi và nhả khói thật sành điệu, quả thật rất phê, cái mùi hóa chất tổng hợp cho cảm giác lâng lâng. Anh bồi đứng sau lưng hỏi:

 - Mấy anh uống gì? 

Chưa ai trả lời thì anh ta gợi ý luôn:

 - Chivas đang thịnh nhất đấy! 

 Hoà không nhìn anh ta:

 - Ừ, thì Chivas. 

 Chai rượu vừa đem ra, mấy em cave khui liền và rót hết một lượt

 - Em xin mời mấy anh ly đầu tiên.

 Cả bàn hò dô làm cạn ly đầu, rồi cứ thế mấy em cứ rót liên tục và cũng uống tự nhiên luôn. Một hồi sau sần sần, mọi người một em dìu nhau nhảy tưng tưng. Hoà áp sát Diễm Hoa, quấn quít như sam, bàn tay Hoà mân mê. Cô ta ỡm ờ: 

 - Ở đây là thành đô, không phải hải ngoại nha anh! 

 Hoà rút tờ hai mươi đô nhét vào khe ngực trễ tràng của cô ta, cô ta cười thích thú và kéo đầu Hoà dụi vào ngực: 

 - Anh ga lăng lắm! 

 Nếu thời gian đi làm hàng ngày nó dài bao nhiêu thì đêm vũ trường thời gian nó ngắn bấy nhiêu. Cuộc chơi mới đó mà đã tàn canh, Hòa về khách sạn với Diễm Hoa, đêm ấy Hoà trổ hết ngón nghề mà bấy lâu nay anh vẫn thường xem từ mấy cuốn phim cấp ba.

 Bình minh của Hoà ngày hôm sau vào lúc mười một giờ, đầu óc còn váng vất lắm, chẳng biết  Diễm Hoa đã về tự lúc nào. An đến chở Hoà đi ăn sáng, hai thằng ngồi trên gác quán nhìn xuống con đường tấp nập xe cộ. Hoà nói: 

 - Sướng thì sướng thật, làm vua một đêm bằng tiền làm cu li một tuần ở bển. Bọn trẻ xứ mình giờ ăn chơi, tiêu xài kinh khủng quá! tiền đâu mà chơi như thế hả mậy? 

 An cười cười:

 - Đó là chưa nói đến chuyện chơi thuốc lắc, đập đá đó mày! tụi nó giờ xài tiền như giấy lộn. Bọn con cháu các quan và đaị gia thì không nói làm gì, vì tiền có phải chúng làm ra đâu mà biết xót. Còn bọn con nhà thường dân nhưng đua đòi ăn chơi thì chúng cướp giật, buôn bán thuốc, làm bảo kê…Gì cũng làm, miễn có tiền là không việc gì chúng từ chối cả. 

 Hoà trầm ngâm:

 - Xả láng một đêm kể cũng vui nhưng lãng phí quá, dù rằng tiền mình làm ra nhưng trong cuộc sống này còn bao nhiêu cảnh đời bất hạnh, nếu xét kỹ thì thật bất nhẫn. Nội chai Chivas cũng đủ đóng học phí cả năm cho một em học sinh, hoặc là đủ tiền gạo cho một người nghèo trong mấy tháng. 

 Tô phở còn ăn dở, chợt điện thoại reo. Hoà bắt máy thì nghe tiếng thằng Thảo: 

 - Tối nay qua vũ trường Super Moon chơi nhé! ở đấy có nhiều em bốc lửa hơn và có những trò  độc nhất ở thành đô này.

 Hoà từ chối:

 - Tao bệnh rồi, đau nhức lắm, hẹn lần khác vậy! 

 Thằng Thảo cười khi dễ:

 - Bệnh gì mày, dân chơi nửa mùa. 

 Nói xong nó cúp máy. Hoà kể cho An nghe, An bảo: 

 - Thằng Thảo giờ giàu kinh khủng lắm, Việt kiều như mày chơi không laị nó đâu. Nó giờ nhiều tiền nên kinh khỉnh và chảnh lắm, kệ nó đi. 

 Hoà tâm sự: 

 -Mình về chơi hai tuần chứ sống lâu dài ở đây chắc không nổi, không chỉ là tiền bạc mà còn cái môi trường sống như thế này mình chịu thôi! ở bển sống chừng mực, ngày đi làm, tối về nghỉ ngơi, cuối tuần đi chùa hay tham gia việc cộng đồng…không có cái cảnh đêm đêm la cà phố xá, ăn chơi đàn đúm như thế này. Ở bển đôi khi cũng có đi coi gái nhảy ở hộp đêm nhưng không đến nỗi nhầy nhụa như những trò chơi của hộp đêm ở thành đô này. 

 An ăn xong phần của mình, bỏ đũa xuống:

 - Mầy ở bển may mắn lắm, tao sống ở đây mà còn chịu hổng nổi huống chi mày! Tao và những người ở đây không có đường lựa chọn nào khác, phải chấp nhận vậy thôi! 

 Xong bữa ăn và cà phê sáng. An chở Hoà đến thăm chùa Long Ân , ở đấy đang nuôi mấy mươi em bé mồ côi. Có em dị tật bẩm sinh, có em thì cha mẹ bỏ, phần nhiều do các cô công nhân ở các khu công nghiệp lỡ daị rồi đem bỏ trước cổng hoặc người dân nhặt được đem đến…Nhìn những ánh mắt ngây thơ mà thấy tội nghiệp làm sao. Anh cúng chùa và ủng một một ít tiền phụ thức ăn cho các em, ra về lòng xốn xang ray rức.

 - Khi chơi thì dốc cả túi không tiếc, khi làm việc thiện có bao giờ dám dốc hết hầu bao; thế mới biết việc thiện, việc tốt khó làm. Cái tôi nó luôn đòi hỏi thõa mãn, nó chẳng chịu hy sinh bao giờ. Chỉ có người buông được cái tôi thì mới là người tốt thật sự. Mình nhiều lúc cũng cảm thấy xấu hổ với chính bản thân mình. 

 An an ủi:

 - Mày đâu cần phải dằn vặt như thế, mày biết dừng và làm nhiêu đó cũng khá rồi. Nếu mày cố gắng hôm nay tốt hơn hôm qua là quý lắm! cái khổ của cuộc đời là vô hạn, năng lực con người thì có hạn, đừng nói chi người. Phật, Bồ Tát cũng không làm sao giúp hết được mọi người. Khi cái quả đã trổ, nghiệp đã thành thì phải tự chịu vậy. Phật, Bồ Tát chỉ đường thoát khổ, chỉ đường giác ngộ chứ không gánh giùm nghiệp được! 

 Chạy được một quãng đường cũng khá xa, gió và nắng rát mặt, may nhờ có nón bảo hiểm nên cũng không sao nhưng khá ngột ngạt và nóng bức. An tấp vào quán nước bên đường nghỉ ngơi một lát. An kêu hai trái dừa tươi, nằm trên võng đung đưa nhắc nhở Hoà:

 - Mày ở bển lâu rồi, tư duy và nhận thức đã khác. Gặp bạn cũ đừng tranh luận bất cứ chuyện gì nhé! Tranh luận chỉ tổ bất hòa và phiền não mà thôi. Con người là sản phẩm của xã hội, con người thế nào nó phản ảnh chân thực cái xã hội ấy. Mày bây giờ không phải là thằng Hoà hai mươi năm trước nhưng bạn cũ của mày thì vẫn y vậy! 

 Hoà cười:

 - Cảm ơn mày, nhưng mày không như những thằng bạn “ vẫn y vậy”! 

 Ngày ra sân bay về laị, Hoà nắm chặt tay An:

 - Đi thì nhớ, ở không xong. Tớ vẫn cố gắng về thăm cậu, thằng bạn không như những thằng bạn “ vẫn y vậy”.


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

 Ất Lăng thành, 1/9/19

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sáu tuần. Nàng đã đi ra khỏi mụ mị từ trong mối tình hiện tại của mình. Cô bạn gái hỏi "Tỉnh chưa?". Tỉnh rồi, nhưng tỉnh không có nghĩa không yêu anh ấy nữa, chỉ là không còn mụ mị mê muội nữa thôi...
Trong bóng tối dày đặc, dọ dẫm từng bước một, hai tay vừa rờ vào hai bên vách hang động, vừa quơ qua quơ lại trước mặt, dù cố mở mắt lớn, chỉ thấy lờ mờ, nhiều ảo ảnh hơn là cảnh thật. Cảm giác bực bội vì đã trợt té làm văng mất ba lô, mất tất cả các dụng cụ, thực phẩm và nước uống cần thiết. Bối rối hơn nữa, đã rớt chiếc đèn bin cầm tay, mất luôn chiếc đèn bin lớn mang bên lưng và máy liên lạc vệ tinh có dự phòng sóng AM. Giờ đây, chỉ còn ít vật dụng tùy thân cất trong mấy túi quần, túi áo khoát và hoàn toàn mất phương hướng. Chỉ nhớ lời chỉ dẫn, hang động sẽ phải đi lên rồi mới trở xuống. Trang nghĩ, mình có thể thoát ra từ lối biển. Là một tay bơi có hạng, nàng không sợ.
Cô người Nha Trang, lớn lên và đi học ở đó. Cô sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, mẹ cô đi dậy học, ông thân cô cũng là hiệu trưởng một trường trung học lớn ở Phú Yên. Năm 22 tuổi, cô học năm cuối đại học văn khoa Huế thì gặp gỡ chú Hiếu trong một dịp hội thảo sinh viên do các biến động thời cuộc miền Trung bắt đầu nhen nhúm. Chú Hiếu lúc đó đang theo cao học luật. Họ thành đôi bạn tâm giao tuổi trẻ, sau thành đôi uyên ương. Ba năm sau khi Trang vừa 25 tuổi, Hiếu đã nhậm chức chánh án tòa thượng thẩm.
Nhà trẻ kế bên bệnh xá. Trong góc một trại giam. Nhà trẻ có sáu đứa con nít. Bệnh xá có mấy bệnh nhân già. Coi bệnh xá là một tù nam nguyên là y tá ngoài đời. Coi nhà trẻ là một tù nữ án chung thân. Coi cả hai nơi ấy là một công an mà mọi người vẫn gọi là bác sĩ! Sáu đứa con nít đều là con hoang. Mẹ chúng nó là nữ tù bên khu B, đừng hỏi cha chúng đâu vì chúng sẽ không biết trả lời thế nào. Cũng đừng bao giờ hỏi mẹ chúng nó về chuyện ấy vì rằng đó là chuyện riêng và cũng là những chuyện rất khó trả lời. Thảng hoặc có ai đó được nghe kể thì lại là những chuyện rất tình tiết ly kỳ lâm ly bi đát… chuyện nào cũng lạ, chuyện nào cũng hay
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Ông Hải đứng trước của nhà khá lâu. Phân vân không biết nên mở cửa vào hay tiếp tục đi. Tâm trạng nhục nhã đã ngui ngoai từ lúc nghe tiếng chim lạ hót, giờ đây, tràn ngập trở lại. Ông không biết phải làm gì, đối phó ra sao với bà vợ béo phì và nóng nảy không kiểm soát được những hành động thô bạo.
Vuốt lại tấm khăn trải giường cho thẳng. Xoay chiếc gối cho ngay ngắn. Xong xuôi, hắn đứng thẳng người, nhìn chiếc giường kê sát vách tường. Có cái gì đó thật mảnh, như sợi chỉ, xuyên qua trái tim. Hắn vuốt nhẹ bàn tay lên mặt nệm. Cảm giác tê tê bám lên những đầu ngón tay. Nệm giường thẳng thớm, nhưng vết trũng chỗ nằm của một thân thể mềm mại vẫn hiện rõ trong trí. Hắn nuốt nước bọt, nhìn qua cái bàn nhỏ phía đầu giường. Một cuốn sách nằm ngay ngắn trên mặt bàn. Một tờ giấy cài phía trong đánh dấu chỗ đang đọc. Hắn xoay cuốn sách xem cái tựa. Tác phẩm dịch sang tiếng Việt của một nhà văn Pháp. Cái va li màu hồng nằm sát vách tường, phía chân giường. Hắn hít không khí căn phòng vào đầy lồng ngực. Thoáng hương lạ dịu dàng lan man khứu giác. Mùi hương rất quen, như mùi hương của tóc.
Biết bao nhiêu bài viết về Mẹ, công ơn sinh thành, hy sinh của người Mẹ vào ngày lễ Mẹ, nhưng hôm nay là ngày Father’s Day, ngày của CHA, tôi tìm mãi chỉ được một vài bài đếm trên đầu ngón tay thôi. Tại sao vậy?
Hôm nay giống như một ngày tựu trường. Đơn giản, vắng một thời gian không ngồi ở lớp học, nay trở lại, thế là tựu trường. Ngày còn bé, mỗi lần nghỉ hè xong, lên lớp mới, trong lòng vừa hồi hộp vừa vui sướng. Có bao nhiêu chuyện để dành chờ gặp bạn là kể tíu tít. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo khi sắp gặp các thầy cô mới… Mỗi năm đều có ngày tựu trường như vậy, nói chung là khá giống nhau, trong đời học sinh. Nhưng cái ngày tựu trường này thật quá khác. Người ta nhìn nhau không dám cười, không dám chào hỏi. Sự e dè này, dường như mỗi người đã được tập luyện qua một năm. Một năm “học chính trị” trong cái gọi là hội trường mà tiền thân là cái rạp hát.
Cái tên Michelin không xa lạ gì với chúng ta. Vỏ lốp chiếc xe tôi đang dùng cũng mang tên Michelin. Sao hai thứ chẳng có liên quan chi lại trùng tên. Nếu tôi nói chúng tuy hai mà một chắc mọi người sẽ ngây người tưởng tôi… phiếm.
Phi là một người bạn đạt được những điều trong đời mà biết bao người không có. Là một tấm gương sống sao cho ra sống để chết đi không có gì hối tiếc. Là một niềm hy vọng cho sự tử tế vốn ngày càng trở nên xa xỉ ở nước Mỹ mà tôi đang tiếp tục sống.
Có một lần đó thầy kể lại chuyện rằng, thầy có một phật tử chăm chỉ tu học, đã hơn 10 năm, theo thầy đi khắp nơi, qua nhiều đạo tràng, chuyên tu chuyên nghe rất thành kính. Nhưng có một lần đó phật tử đứng gần thầy, nghe thầy giảng về phát bồ đề tâm, sau thầy có đặt một vài câu hỏi kiểm tra coi thính chúng hiểu bài tới đâu? Cô vội xua xua tay, “bạch thầy, những điều thầy giảng, con hiểu hết, con hiểu hết mà. Con nhớ nhập tâm. Nhưng đừng, thầy đừng có hỏi, bị là con không biết trả lời làm sao đâu.” Có lẽ là cô hiểu ý mà cô chưa sẵn sàng hệ thống sắp xếp thứ tự lại các ý tưởng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.