Hôm nay,  

Cháy Rừng: Mây Lửa, Lốc Xoáy Lửa Và Bão Lửa

23/08/202400:00:00(Xem: 1387)

chay rung

Cháy rừng không chỉ là những ngọn lửa hung hiểm lan rộng và thiêu đốt xung quanh. Những đám cháy lớn có thể tự tạo ra một “hệ thống thời tiết” riêng. Nếu không bị chế ngự, “hung thần” sẽ nuốt chửng mọi thứ trên đường đi. (Nguồn: pixabay.com)


Đám cháy Park Fire ở California đã tạo ra ít nhất một cơn lốc xoáy lửa, còn được gọi là lốc lửa, xoáy lửa hoặc vòi rồng lửa. Nhưng lốc xoáy lửa là gì, và có thực sự đáng sợ như cái tên không?
 
Cháy rừng không chỉ là những đám cháy hung hiểm lan rộng ra xung quanh, mà còn có thể tự tạo ra cả một hệ thống thời tiết riêng biệt, gọi là “fire weather system” (xin tạm dịch là “hệ thống thời tiết của đám cháy,” có gió, mây, bão…). Trong hệ thống này, một loại mây đặc biệt được hình thành gọi là “pyrocumulonimbus” (Cumulonimbus Flammagenitus cloud – CbFg – một loại mây vũ tích hình thành phía trên một nguồn nhiệt và thường có hình nấm, chẳng hạn như hỏa hoạn, núi lửa phun trào, hoặc nổ hạt nhân…). NASA gọi hiện tượng này là “rồng mây phun lửa” vì có thể phóng ra những tia sét mạnh mẽ xuống mặt đất, gây ra thêm nhiều đám cháy mới và đôi khi còn tạo ra lốc xoáy lửa.
 
Kiểu thời tiết gây hỏa hoạn đã góp phần gây ra nhiều đám cháy đi vào lịch sử, như Đám cháy Black Saturday năm 2009 thiêu rụi hơn một triệu acres rừng ở Úc và các đám cháy rừng trên khắp Bờ Tây Hoa Kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên (global warming), những trận bão lửa (firestorms) ngày càng phổ biến.
 
Bão lửa được hình thành như thế nào?
 
Bão lửa được hình thành qua quá trình đối lưu (convective process), hiện tượng nhiệt độ tăng lên khiến cho không khí nóng bay lên cao. Trong quá trình này, cột không khí ẩm nằm phía trên một đám cháy trở nên cực kỳ nóng, bốc lên cao và di chuyển vào tầng khí quyển rồi nguội dần ở đó. Khi không khí nguội đi, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ, tạo ra các đám mây lửa, hay còn gọi là mây pyrocumulus (pyrocumulus clouds, hay flammagenitus cloud).

Dù đều được hình thành bởi quá trình đối lưu, nhưng khác những đám mây trắng mịn như bông mà ta thường thấy hàng ngày, mây lửa không mang màu trắng mà có màu xám hoặc nâu, vì tro, khói và bụi bặm từ đám cháy bên dưới bị cuốn vào các luồng không khí. Những đám mây lửa có thể vươn cao đến gần 6 dặm (khoảng 9.6 km).
 
Khi đám cháy vẫn tiếp tục hoành hành, dòng không khí nóng bốc lên lại tiếp tục đẩy khói và bụi lên cao vào phần bên dưới của tầng bình lưu (tầng cao hơn, nằm ngay bên trên tầng đối lưu), tạo ra những cụm mây lửa lớn hơn nữa, gọi là mây pyrocumulonimbus, gọi tắt là pyroCbs.
 
Mặc dù trông giống như những đám mây dông thông thường, nhưng mây pyroCbs thật sự là hung thần. Những “hung thần” này vẫn bị “trói chân” ở chỗ đám cháy đã sinh ra chúng, nên tức tối khạc ra lửa và sét, khiến cho đám cháy bên dưới càng bạo phát. Hơn nữa, sét từ các đám mây pyroCbs thường có điện tích dương, khiến bão kéo dài dai dẳng hơn chứ hiếm khi tạo ra mưa để dập lửa.
 
Trong những trường hợp tồi tệ hơn, các cụm mây pyroCbs có thể tạo ra lốc xoáy lửa, khi dòng không khí nóng bốc lên rất nhanh và bị xoắn lại. Lốc xoáy lửa thường chỉ tồn tại trong vài phút và có chiều cao không quá 150 feet (khoảng 45 mét), nhưng với tốc độ gió lên đến 140 dặm/giờ (khoảng 225 km/h), chúng có thể diệt sạch bất kỳ thứ gì nằm trên đường đi của mình.
 
Những trận bão lửa tàn khốc nhất gần đây
 
Thời tiết hỏa hoạn sản sinh ra những đám cháy rừng tàn khốc nhất gần đây. Năm 2009, Đám cháy Black Saturday ở tiểu bang Victoria, Úc, đã tạo ra các cụm mây pyroCb cao hơn 9 dặm (khoảng 14.5 km) và “quậy” ra thêm các đám cháy mới thiêu trụi hơn một triệu acres (hơn 400,000 ha đất). Đám cháy Black Saturday đã cướp đi sinh mạng của 173 người, trở thành thảm họa cháy rừng chết chóc nhất kể từ năm 1788.
 
Năm 2017, một đám cháy rừng còn lớn hơn nữa xảy ra ở British Columbia, tạo ra 5 trận bão lửa gần như là cùng lúc. Khi khói bay lên cao, các hạt carbon đen trong khói hấp thụ năng lượng mặt trời, khiến cho cột khói càng nóng hơn nữa và tiếp tục bay cao và xa hơn. Kết quả là, bão lửa đã đẩy khói lên tới 14 dặm (khoảng 22.5 km) vào thẳng tầng bình lưu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các cột khói này tương đương với những cột khói từ một vụ phun trào núi lửa thông thường, và tồn tại trong bầu khí quyển suốt gần 9 tháng trời.
 
Tại Hoa Kỳ, tiểu bang California cũng từng chứng kiến nhiều sự kiện kinh hoàng có mây pyroCb. Trong Đám cháy Carr gần thành phố Redding vào tháng 7/2018, một lốc xoáy lửa đã “ra đời” với tốc độ lên đến 143 dặm/giờ (khoảng 230 km/h), và là thủ phạm gây ra 4 trong số 8 cái chết liên quan đến đám cháy này. Vào tháng 8/2020, Bắc Cali trải qua một mùa “rực lửa” với hàng loạt những cảnh báo về lốc xoáy lửa trong các đám cháy rừng.
 
Bão lửa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khói từ các đám cháy rừng chứa nhiều không khí độc hại và các hạt bụi nhỏ li ti, có thể gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch. Nên khi bão lửa khiến cho đám cháy lan rộng, khói lại càng dày đặc, không khí càng ô nhiễm nghiêm trọng.
 
Liệu hỏa hoạn và lốc xoáy lửa sẽ ngày càng nhiều?
 
Biến đổi khí hậu đang làm cho các đám cháy rừng ngày càng lớn hơn và dữ dội hơn. Các khoa học gia tin rằng hành tinh này sẽ chứng kiến nhiều trận bão lửa hơn. Năm 2019, Úc đã ghi nhận số lượng bão lửa nhiều bằng con số tổng cộng của 20 năm trước đó. Ngày 7/9/2020, một đám mây pyrocumulus gần Fresno, California, đã “vươn mình” lên tới 10 dặm (khoảng 16 km) đến tầng bình lưu. Đây là một kỷ lục đối với một đám cháy rừng ở Bắc Mỹ, và rất có thể đã mang một lượng lớn khí thải carbon (carbon emissions, gồm khí CO2 và nhiều loại khí nhà kính khác) vào tầng bình lưu.
 
Các khoa học gia tin rằng các trận bão lửa thải ra nhiều chất ô nhiễm vào thượng tầng khí quyển. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ về những ảnh hưởng của bão lửa đến tình hình biến đổi khí hậu, chẳng hạn như liệu chúng có phá hư tầng ozone bằng những cột khói khổng lồ hay không, hay những cột khói này có tác dụng làm mát tạm thời khi chặn bớt ánh sáng mặt trời.
 
Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hiểu được tác động thực sự của những trận bão lửa khi phải đối mặt với sự hâm nóng toàn cầu (global warming).
 
Nguồn: “How wildfires unleash fire clouds—and even fire tornadoes” được đăng trên trang Nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ năm 75 đến thập niên 80 có lối trên một tiệu người Việt Nam liều chết vượt biển để tìm tự do và cuối cùng một số người may mắn đã đến được bến bờ tự do. Thống kê (2007 ?) cho biết có khoảng trên 35.000 người Việt Nam sinh sống tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais. Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.
Trong sự hỗn loạn của chiến tranh kéo dài nhiều năm, hầu như không có một gia đình người Việt nào trong thế kỷ 20 mà không bị bức hại và phải đào thoát. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra hàng triệu nạn nhân, với bao người tàn phế, cô nhi, chấn thương tâm lý và để lại một đất nước hoang tàn.
Từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020 thời gian 45 năm. Đây là một khoảng thời gia rất dài trong đời người và thời gian đủ để một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của một tập thể hoặc cá nhân sáng suốt, có thể đưa cả một dân tộc đi lên và xoay chuyển vận mệnh như Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật Bản, Tổng Thống Mustafa Kamal Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tổng Thống Phác Chính Hy của Nam Hàn.
Cơ Quan FDA của Hoa Kỳ chưa chấp thuận bất cứ loại thuốc nào cho việc điều trị vi khuẩn corona. Nhưng họ dự định sẽ tuyên bố sự ủy quyền sử dụng khẩn cấp đối với thuốc remdesivir, theo báo The New York Times cho biết. Việc ủy quyền có thể đến vào Thứ Tư, theo báo Times tường trình, trích thuật lời một viên chức cao cấp của chính phủ cho biết. Trong một thông báo gửi cho CNN, FDA nói rằng họ đang nói chuyện với Gilead Sciences, nhà bào chế thuốc remdesivir, về việc chế tạo thuốc cho các bệnh nhân.
Tổng Thống Trump nói rằng các hướng dẫn giữ khoảng cách xã hội hiện có mà sẽ hết hạn vào cuối tháng 4 tức Thứ Năm sẽ không được gia hạn thêm, khi ngày càng có nhiều thống đốc bắt đầu thực hiện các bước gỡ bỏ các hạn chế và tái mở cửa kinh tế của họ. Chính phủ Trump cho biết các đề nghị giữ khoảng cách xã hội hiện đang có sẽ không được hợp tác bởi các thống đốc áp dụng vào các kế hoạch tương lai mới của họ. “Chúng sẽ bị bãi bỏ, bởi vì các thống đốc hiện đang làm điều đó,” theo Trump cho biết.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông mà cụ thể là họ đã tự đưa ra hình đường lưỡi bò liếm gần hết Biển Đông, thì nay một công ty TQ An Dương tại Hải Phòng đã xây dựng công trình có hình giống như hình đường lưỡi bò của TQ đã bị dẹp bỏ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 29 tháng 4 năm 2020.
Một khu trục hạm phi đạn dẫn đường của Hải Quân Hoa Kỳ đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông thách thức yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực, theo tin của AFP tường thuật Hải Quân cho biết hôm Thứ Tư, 29 tháng 4.
Đến nay, đối với đồng bào ở trong nước và cộng đồng người Việt ở hải ngoại kể từ 30-4-1975, sau 45 năm, những ngày ấy, những năm tháng ấy, không bom đạn trên đầu, nhưng sao trong lòng của mỗi chúng ta cứ lo âu, xao xuyến, sục sôi những chuyển đổi. Không sục sôi chuyển đổi sao được, những tiến bộ Khoa học Công nghệ 4.0, nhất là sự tiến bộ của điện toán, của hệ thống truyền thông, thông tin vượt tất cả mọi kiểm soát, vượt mọi tường lửa, thế giới phô bày trước mắt loài người, trước mặt 90 triệu đồng bào Việt Nam, những cái hay cũng như những cái dỡ của nó một cách phũ phàng.
Ngày 29 tháng 4, năm 2020, nhân tưởng niệm 45 năm tháng Tư Đen, các Dân Biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, Lou Correa và Harley Rouda đã gửi thư cho Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm tại VN, tiếp tục việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được công khai hoạt động, và bảo vệ các quyền và tự do căn bản của công dân Việt Nam.
Trong tuần lễ này, Dân Biểu Liên Bang Lou Correa (CA-46) đã giới thiệu nghị quyết tưởng niệm về sự hy sinh và can đảm của người tị nạn Việt Nam bỏ chạy khỏi miền nam Việt Nam từ sau ngày Sài Gòn sụp đổ khoảng 45 năm về trước.
ngôi Thiền viện trang nghiêm đang mọc lên nơi Danh thắng Bạch Mã, sống động giữa lòng Hồ Truồi; hay một Thiền phái Trúc Lâm đang được sống dậy trong lòng người dân xứ Huế.
Máu đã đổ suốt từ thời chiến tranh cho tới lúc hòa bình 45 năm nay, những giọt máu của người dân trong nước khao khát nền Tự Do Dân Chủ vẫn còn chảy trong nhà tù với những bản án khắc nghiệt dành cho họ và những người đã chết đều có thật. Rất thật.
Nhiều người Mỹ gốc Việt trên khắp đất nước sẽ tham gia vào lực lượng vận chuyển, phân phát đồ ăn và các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ nhân viên y tế chiến đấu với dịch bệnh COVID-19
“Bà X khoảng bốn mươi tuổi, hiện đang sống với chồng và con gái trong một căn nhà do chính họ làm chủ, ở California. Bà nói thông thạo hai thứ tiếng: Anh và Việt. Phục sức giản dị, trông buồn bã và lo lắng, bà X tuy dè dặt nhưng hoàn toàn thành thật khi trả lời mọi câu hỏi được đặt ra. “Bà rời khỏi Việt Nam vào năm 1980, khi còn là một cô bé, cùng với chị và anh rể. Ghe bị cướp ba lần, trong khi lênh đênh trong vịnh Thái Lan. Chị bà X bị hãm hiếp ngay lần thứ nhất. Khi người anh của bà X xông vào cứu vợ, ông bị đập búa vào đầu và xô xuống biển. Lần thứ hai, mọi chuyện diễn tiến cũng gần như lần đầu. Riêng lần cuối, khi bỏ đi, đám hải tặc còn bắt theo theo mấy thiếu nữ trẻ nhất trên thuyền. Chị bà X là một trong những người này.
Tìm được ý nghĩa thực của phương trình từ năm 2012 nhưng không dám công bố vì còn kẹt một bí mật cuối cùng, loay hoay nghiên cứu, tìm tòi hàng năm không giải nổi. Nó nằm trong chữ C² (C bình phương) – bình phương tốc độ ánh sáng. Vật chất chỉ cần chuyển động nhanh bằng (C), tốc độ ánh sáng, là biến thành năng lượng rồi, còn sót cái gì để mà đòi bay nhanh hơn? – C+1 đã là dư. C nhân hai, nhân ba là dư quá lố, vậy mà ở đây còn dư kinh hồn hơn, là c bình phương lận – c nhân với c (186,282 x 186,282) nghĩa là khoảng 34,700,983,524 dặm/ giây!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.