Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

8/3/202411:08:00(View: 5243)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chị ơi, em thấy trên mạng điện toán có rao bán loại mặt nạ tên là KN95. Có nên mua dùng khi làm việc trở lại trong tiệm Nail, Tóc hay không hở chị?. Nó có thể ngăn chận vi khuẩn corona không ???
Hội Đồng Thẩm Mỹ (HĐTM) đã bầu những chức vụ điều hành, chào mừng những thành viên hội đồng mới. Ban điều hành bắt đầu làm việc từ ngày 9 tháng ba năm 2020. Cô Lisa Thong đã tái đắc cử vào chức chủ tịch hội đồng quản trị, và Dr. Kari Williams tiếp nhận vị trí phó chủ tịch từ Andrew Drabkin . Bà Thong đã từng hoạt động trong HĐTM từ năm 2016. Bà là Giám đốc điều hành tại Trung Tâm National Asian Pacific Center, đồng thời là phụ tá đặc biệt ở văn phòng kiểm soát John Chiang từ năm 2012 tới năm 2014.
Nước Mỹ vẫn còn đang trong mùa đại dịch cúm Corona. Tuy Tổng Thống đã cho phép mở cửa nhiều hoạt động kinh tế, thương mại, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như mặc mặt nạ, giữ khoảng cách an toàn khi làm việc, mua sắm…v…v, chúng ta nên làm theo để tránh sự lây lan vi khuẩn nguy hiễm. Trong thời gian chờ được phép sinh hoạt trở lại, các bạn ngành thẩm mỹ nên chuẩn bị làm mặt nạ cho mình để dùng khi làm việc.
Sau gần hai tháng vắng mặt, tiệm quán đóng cửa theo lịnh của chính phủ chống sự lây lan của con vi khuẩn corona, đa số người trong tiệm quán hay ngoài đường đều trở thành "Hiệp sĩ bịt mặt" như nhân vật Zoro trong truyện tranh mà hồi nhỏ mình mê quá trời
Các số thống kê đều cho thấy tầm quan trọng của sự chọn lựa những thức ăn trong lành một cách khôn ngoan và hợp lý, là điều kiện giúp giảm thiểu tỉ lệ sự phát sinh cùng sự bành trướng của bệnh ung thư. Theo thời gian, rất nhiều khảo cứu lâm sàng căn bản và dịch tể học cho thấy một sự tiêu thụ thường xuyên sản phẩm thực vật và rau quả, là một nhân tố chánh yếu trong việc làm giảm nguy cơ bị bệnh ung thư.
Washington -- Bộ Nội An Hoa Kỳ và FBI đã đưa ra “tuyên bố công khai” hôm Thứ Tư, 13 tháng 5 năm 2020 cảnh báo rằng Trung Quốc đang mở nhiều cuộc tấn công tin tặc để đánh cắp tài liệu vi khuẩn corona liên quan đến thuốc chích ngừa và điều trị từ các cơ chế nghiên cứu và các công ty dược phẩm Hoa Kỳ, gọi đó là “mối đe dọa nghiêm trọng,” theo CNN tường trình cho biết.
Đối với hàng triệu người Mỹ, ở trong nhà là một xa xỉ mà họ không thể chịu nổi. Sự thoải mái và cuộc sống khỏe mạnh của tất cả người Mỹ tùy thuộc vào những thu ngân viên tiệm tạp hóa, những người lái xe đi giao hàng và các công nhân làm việc hãng xưởng đặt sự an toàn của chính họ xuống hàng thứ yếu nên họ có thể tiếp tục ở lại làm việc. Trong khi đó giai cấp trung lưu thượng tầng mang việc làm theo họ, những người Mỹ thuộc thành phần lao động và trung lưu thì bị trói buộc với việc làm của họ: 52% người có bằng cao đẳng có thể làm việc tại nhà, so với chỉ 12% công nhân có bằng trung học và 4% người không có bằng cấp.Người Mỹ da trắng có chọn lựa làm việc tại nhà nhiều gấp đôi người Mỹ gốc Phi Châu hay La Tinh.
Hơn 300,000 người đã thiệt mạng trên toàn thế giới vì vi khuẩn corona, theo các số liệu từ Đại Học Johns Hopkins, khi đại dịch bước qua một bước ngoặc ảm đạm khác hôm Thứ Năm, 14 tháng 5 năm 2020, theo tin CNN cho biết. Hơn 4.4 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona đã được ghi nhận, theo số liệu của Đại Học nói trên. Do nhiều cách khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau báo cáo về các số liệu Covid-19 và ảnh hưởng rộng lớn xã hội của đại dịch, con số bị lây nhiễm và tử vong thực sự có thể cao hơn. Hoa Kỳ và Anh Quốc vẫn còn chật vật để kiểm soát sự lây lan, trong khi nhiều nước đã thấy tình trạng lây nhiễm và tử vong sút giảm liên tục nên đã nới lỏng phong tỏa.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra lời khuyên tới hàng ngàn bác sĩ trên khắp nước Mỹ hôm Thứ Năm, 14 tháng 5, khuyên họ nên cảnh giác với một triệu chứng mới đáng lo ngại có thể liên quan đến nhiễm trùng Covid-19, theo CNN cho biết. Triệu chứng, được gọi là triệu chứng viêm nhiều hệ thống trong trẻ em (MIS-C), đã được nhìn thấy ở trẻ em trên khắp Châu Âu và tại ít nhất 18 tiểu bang ở Mỹ, cộng với Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Kính thưa quý Ông Bà, Anh Chị Em, Tuy bị đại dich Covid-19 ảnh hưởng, cuộc thi Ước Mơ Việt kỳ I đã kết thúc tốt đẹp. Kết quả đã được công bố trong thông báo số 8, ngày 20 tháng 4. Bảng Ban Khen và giải thưởng đã được gửi qua Bưu Điện đến tất cả thí sinh.
25 cơ sở phục vụ khách hàng có cuộc hẹn và giao dịch phải cần đến trực tiếp, khách hàng được nhắc sử dụng các dịch vụ từ xa trực tuyến và mở rộng dịch vụ ảo, dịch vụ thay thế
“Cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nếu chỉ giới hạn trong lãnh thổ VN thì có thể tìm ngay ra thủ phạm: Chủ Nghĩa Toàn Trị và học thuyết Marx – Lenin! Vấn đề là không ít người Việt đang sống ở nước ngoài, chả có liên quan (hay ảnh hưởng chi nhiều) với cái chế độ thổ tả hiện hành mà vẫn sẵn sàng chửi nhau, hủy bạn bè vì những chuyện nhỏ (như con thỏ) như thường. Vì cái nước mình nó thế nên dân mình không thể khác được chăng?
Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã ghi lại trong tôi biết bao là kỷ niệm vui buồn từ khi tôi mới bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 1967 … Chính tại nơi đây, năm 1978, cũng vì khát khao hai chữ tự do, nên tôi đã liều mạng lôi cả gia đình xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài khơi vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng. Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Nhiều nghi vấn về số tử vong do vi khuẩn corona tại Hoa Kỳ đã xuất hiện bên trong Bạch Ốc, theo các viên chức thạo tin về vấn đề này cho biết, khi TT Trump và các phụ tá của ông thảo luận các số liệu được dùng bởi chính phủ để quyết định tỉ lệ tử vong và các phỏng đoán số người thiệt mạng là các chỉ số khả tín hay không cho việc phác họa đường đi tới. Khi số trường hợp bi lây lân trên toàn quốc cho thấy sút giảm đều đặn, Trump và các phụ tá của ông đã bắt đầu nghi vấn liệu số tử vong có phải tính quá lố chăng, theo nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết, ngay cả Tổng Thống còn công khai chứng minh sự chính xác của các con số. Chuyên gia y tế hàng đầu trong lực lượng chống vi khuẩn corona của Bạch Ốc là Bác Sĩ Anthony Fauci đã nói rằng điều ngược lại có thể đúng: rằng tử vong do vi khuẩn corona đang bị đếm chưa đầy đủ khi những người chết tại nhà không đến bệnh viện.
Việc cảnh báo gần đây về các hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn của việc các tiểu bang và trường học tái mở cửa của chuyên gia y tế về vi khuẩn corona hàng đầu Bác Sĩ Anthony Fauci là “câu trả lời không thể chấp nhận được,” theo TT Trump cho biết hôm Thứ Tư, 13 tháng 5. Trump nói với các phóng viên tại Bạch Ốc rằng ông “ngạc nhiên” bởi các câu trả lời của Fauci trong thời gian điều trần trước Ủy Ban về Y Tế, Giáo Dục, Lao Động và Hưu Bổng của Thượng Viện. Trump đã không đơn cử câu trả lời cụ thể nào từ Fauci mà ông thấy là không thể chấp nhận được, nhưng đã đề cập đến cuộc điều trần của Fauci về việc mở cửa các trường học vào mùa thu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.