Hôm nay,  

Lắm Chuyện

12/07/202414:59:00(Xem: 2721)
blank 

Lắm Chuyện
 
Nguyễn Ngọc Phúc
  

Bạn thân mến,

Thật là rắc rối, chữ nghĩa Việt Nam có nhiều ý nghĩa và phong phú ẩn hiện của bởi sự lãng mạn và bóng gió của ngôn ngữ Việt Nam. 
  

Người miền Nam hay nói :
"nói dzậy mà hổng phải dzậy nhưng còn hơn dzậy."
  

Nó thể hiện cái văn hóa về đời sống và con người Việt Nam. Hãy nhìn, nghe và đọc văn thơ thi ca Việt Nam thì mới thấy ra cái "hổng phải dzậy " của tiếng Việt như thế nào.

Nếu người Việt có rất nhiều ý nghĩ và từ ngữ lãng mạn bóng gió thì có lẽ không thể nào dịch ra được bằng những ngoại ngữ khác.

Cho dù có dịch được, không hiểu nó có mang đủ ý nghĩa bóng bẩy đó không và nhất là người ngoại quốc có thể tưởng tượng cũng như hiểu được hết ý nghĩa của từ ngữ đó chăng?

Điểm khác biệt là đọc ngôn ngữ Việt Nam, tất cả người Việt có thẻ hiểu được, tưởng tượng ra và biết được tác giả muốn nói về cái gì nhưng với bản dịch ra ngoại ngữ, ai dám chắc tất cả người ngoại quốc đều hiểu như nhau.
  

Hãy nghe nhạc tình ca của Âu Mỹ với lời ca: "I want you, I need you, I love OH! my Baby...." đầy rẫy trong nhạc của Beatles cũng như các bài hát mới của người Mỹ mà mỗi khi nghe được, các choai choai Mỹ dẫy nẩy lên để la hét và thích thú.

Nếu dịch ra tiếng Việt: "Anh muốn em, Anh cần em, Anh yêu em OH!, em ơi" thì đến một trăm năm nữa, chưa chắc, một chàng "anh trai Việt?" nào đó sẽ có được một em chịu cho mình ôm eo ếch.
  

Nhưng nếu mà ca lên:
thì chắc chắn, ngoài cái eo ếch được ôm, "anh Trai" có thể được tặng thêm bonus: một nụ hôn chết giấc.

Đó là nói về mặt tích cực hay đẹp đẽ của ngôn ngữ Việt Nam.
 

Còn về mặt tiêu cực hay không đẹp chứ không dám nói là xấu xa của ngôn ngữ Việt Nam thì hãy nghĩ tới chuyện nói bóng gió hoặc cay cú khi thiên hạ chửi nhau, lôi ba đời sáu kiếp hay tám hướng mười phương, kêu réo tam đại tứ tông người chết tới người sống để chửi nhau hay bắt bẻ về chữ nghĩa gọi nhau hay phân định vai vế trong gia dình hoặc xác định ngôi thứ ngoài xã hội.
 

Thế mới hiểu con người và văn hóa Việt Nam quả thật:

* vừa dễ hiểu nhưng cũng rất khó hiểu
- vửa đơn giản nhưng cũng thật rắc rối
* vừa hiền lành nhưng cũng không kém ác độc,
- vừa dễ thương nhưng cũng mau ghét,
- vừa dễ hòa đồng nhưng cũng thích chơi nổi,
- vừa thông minh nhưng cũng nhiều u mê,
- vừa hiếu khách nhưng cũng muốn tự tôn
- hay cãi lý mặc kệ sự hợp lý hay vô lý,
- thích học hỏi tìm tòi nhưng không dám mạo hiểm sáng tạo.
- vv và vv.
 

Những cái " Vừa " rồi " Nhưng" nêu trên không biết là có chủ quan hay là khách quan nhưng chắc chắn, ở những quốc gia khác trên thế giới cũng đều có hai thứ " Vừa" và "Nhưng" tương tự này.

Việt Nam và các nước khác chỉ khác nhau ở chỗ là không biết giữa hai cái "Vừa" và "Nhưng" này, cái nào nhiều hơn cái nào?. Chỉ biết rằng nếu có nhiều "Vừa" mà ít "Nhưng" thì rất là tốt, cho điểm A còn ngược lại, nhiều "Nhưng" và ít "Vừa" thì sẽ là tệ, cho điểm D.

Các bạn thử cho điểm A hay D về những nhận xét nêu trên xem người Việt Nam mình như thế nào?
 

Xin chú ý:
- Xin nhận xét về người dân Việt Nam sau 1975 ở Việt Nam chứ không phải người của chế độ bởi người dân Việt chính là một thực thể va chạm với thế giới và với người Việt Nam cũ trước 1975 chứ người của chế độ hiện nay thì không có gì để nói.

Bố mẹ, ông bà Mỹ gọi con cháu mình là " You" và con cháu gọi bố mẹ ông bà mình cũng là "You" bất kể nội ngoại nhưng đối với ông bà Việt Nam và con cháu thì chữ nghĩa và ngôi thứ gọi phải đâu ra đó và rõ ràng.

Một chữ "You" của Mỹ xài cho mọi người trong gia đình nhưng trong gia đình Việt Nam phải xài tới hơn chục chữ khác nhau để biết mình là ai và You là ai:
- Con, cháu nội, cháu ngoại, chú, bác, cô, dì, dượng, anh, chị, em, cháu chắt, ông bà ngoại, ông bà nội, ông bà cố ngoại, cố nội...
 

Như vậy, chắc chắn, người Việt rất tôn trọng con người và gia đình trong đời sống. Nhờ đó, đỡ mất thời gian phải thành thật khai báo và tìm hiểu, nhờ vậy, sẽ nhanh chóng tìm được việc xử sự sao cho đúng cách.

Tuy nhiên, đối với người Mỹ thì việc đó hơi rắc rối vì hình như có vẻ xoi mói vào đời tư của con người chút ít. Ngay với cha mẹ của người Mỹ, thường cũng hay gọi là "You" tuốt.
 

Ngày mới sang Mỹ, tui không thể gọi cô giáo ESL bằng tên cộc lốc như Cathy, Sue...mà muốn gọi là Mrs, Cathy hay Ms. Sue hay Mme Jane. Ngay với người Mỹ già cũng vậy. Tui đã phải giải thích cho cô giáo biết chuyện này nhưng chỉ nhận được một nụ cười dễ thương và xuề xòa của các cô mà thôi, không yes hay no gì cả. Riết rồi theo thời gian, mình phải sống hòa đồng vào cái văn hóa phong tục của xứ sở mới, gọi tên trống trơn cũng không bị ai bắt bẻ.
 

Tuy nhiên, Mỹ và Việt Nam đều gặp nhau ở 1 tư tưởng lớn mà không cần kiểu cọ và hay phân định ngôi thứ gì là lúc khi tức giận hay chửi nhau, Tấy hay Ta cũng rứa:
- Mỹ sẽ vẫn dùng "You" and "Me" nhưng
- Việt sẽ dùng: "Mày" và "Tao".

Tới lúc này, chả cần gì tới "Vừa" hay "Nhưng" nhưng Việt Nam sẽ được điểm F. Không tin, cứ xem trên Youtube là thấy. Vợ Chồng cũng kêu nhau mày tao là thường.
  

Tương tự như vậy, một chữ Chết trong tiếng Anh và tiếng Việt, thử xem, có bao nhiêu chữ đồng nghĩa với nhau?

Tiếng Anh: 118 chữ
Need synonyms for death? Here's a list of similar words from our thesaurus that you can use instead.

Noun
The cessation of life and all associated processes : 118 words


demise end expiration passing dying expiry curtains decease quietus bereavement departure dissolution doom exit fatality passage release sleep fate grave loss oblivion parting afterlife casualty cessation darkness ending fall finis mortality necrosis overthrow tomb loss of life passing away passing on departure from life eternal rest final exit kicking the bucket passing over great divide extinction destruction ruin termination downfall ruination finish decline undoing annihilation disintegration disaster taps croaking snuffing catastrophe defunction silence lights out dying out the end extermination retribution sentence kiss of death closing going exhalation elapsing terminus crossing the great divide deathblow clincher Waterloo death in the family grim reaper final blow bitter end end of the line end of life buying the farm last roundup number's up coup de grace killing carnage lethality bloodshed deadliness cataclysm tragedy calamity trouble terrible fate grim fate decay degradation collapse rack and ruin debasement degeneration retrogression perishing fragmenting disappearance dégringolade breaking up fizzling out passing into oblivion withering away falling off decline and fall coming to an end petering out ceasing to exist
  

TIẾNG VIỆT: 70 chữ

1- (Tử Vong) cũng chết
2- (Từ trần) cũng chết
3- (Qua Đời) cũng chết
4- (Mất) cũng chết
5- (Rồi đời) cũng chết
6-(Tiêu đời) cũng chết
7-(Đi đứt) cũng chết
8-(Đứt bóng) cũng chết
9-(Hi sinh) cũng chết
10-(Đã Khuất) cũng chết
11-(Nhắm Mắt) cũng chết
12-(Xuôi tay) cũng chết
13-(Đứng tròng) cũng chết
14-(Khuất Núi) cũng chết
15-(Khuất bóng) cũng chết
16-(Tắt thở) cũng chết
17-(Đi rồi) cũng chết
18-(Toi rồi) cũng chết
19-(Đi bán muối) cũng chết
20-(Ngủm củ tỏi) cũng chết
21-(Đắp Chiếu) cũng chết
22-(Chầu trời) cũng chết
23-(Thăng thiên) cũng chết
24-(Theo Ông Bà) cũng chết
25-(Về tổ tiên) cũng chết
26-(Gặp Diêm Vương) cũng chết
27-(Băng hà) cũng chết
28-(Vĩnh biệt) cũng chết
29-(Lìa trần) cũng chết
30-(Chán sống) cũng chết
31-(Buông tay) cũng chết
32-(Lìa đời) cũng chết
33-(Đã mất) cũng chết
34-(Về cõi tây phương) cũng chết
35-(Hóa kiếp lai sinh) cũng chết
36-(Ra đi ngàn thu) cũng chết
37-(Trở về cát bụi) cũng chết
38-(Từ giã cõi đời) cũng chết
39-(Đi lên niết bàn) cũng chết
40-(Chia tay cõi trần) cũng chết
41-(Nghẻo - Queo) cũng chết
42-(Ngắm gà khỏa thân) cũng chết
43-(Ăn chuối cả nải) cũng chết
44-(Xong kiếp phàm trần) cũng chết
(45-Xong một kiếp người) cũng chết
46-(Xong một đời, ngủm củ tỏi ) cũng chết
47-(Lên bàn thờ ngồi) cũng chết
48-(Lên Thiên đàng) cũng chết !
49-(Ngoẻo cù đum) cũng chết
50-(Ngủm cù đeo) cũng chết
51-(Ngoẻo củ từ) cũng chết
52-(Viên tịch) cũng chết
53-(Ra đi) cũng chết

Mới thêm vào từ bạn đọc:
54- Vãng sanh tịnh độ
55- Gặp ông bà
56- Vĩnh biệt
57- Đi ta bà
58- Ngáp rồi
59- Tạ thế
60-Quy tiên
61- Vĩnh viễn chia tay
62- Xuống suối vàng
63-Trở về với cát bụi
64- Đi xa
65-Chúa gọi về
66-Hai năm mươi
67- Ngủ với giun dế
68- Tiêu rồi
69- Đi Đoong
70- Đứng tròng
 

Lúc đầu, ai cũng nghĩ là chữ Chết trong tiếng Việt nhiều hơn trong tiếng Anh nhưng cuối cùng thì tra tin tức trên mạng, ở tiếng Anh, chữ Chết nhiều hơn trong tiếng Việt theo tỷ lệ: 118/70. (70 tiếng Việt phỏng chừng)
 

Vậy thì để kết luận, chúng ta nghĩ gì?

Ngưởì Việt di tản tỵ nạn khi qua đây mới học được tiếng Anh. Cho dù, cuối cùng tốt nghiệp được đại học nhưng có lẽ cũng không thể nào biết tới hết 118 chữ đồng nghĩa với Death trong tự điển Thesaurus được. Ngay người Mỹ bản xứ cũng thế, nói chi đến các chữ khác.
 

- Theo the Oxford English Dictionary dầy 21,730 trang gồm 20 bộ, cũ nhất là bộ số 1 xuất bản năm 1888, mới nhất là bộ thứ 3, xuất bản năm 1997:
*về số lượng của từ ngữ tiếng Anh, có khoảng 600,000 chữ ghi trong đó,
*Những người ngoại quốc học Anh Ngữ thì ước đoán chỉ cần dùng để giao thiệp là khoảng 171,146 chữ mà thôi.
 
- Theo tự điển tiếng Việt dầy 1,208 trang, xuất bản ở VN năm 1988 của viện Ngôn Ngữ học:
*Về số lượng của từ ngữ tiếng Việt, có khoảng 36,000 chữ.

So sánh tổng quát thì:
- tự điển tiếng Anh/ tiếng Việt: - về số lượng từ ngữ, tỷ lệ là: 600,000/36,000= 16.66%
hay tỷ lệ ngược lại ; Việt/Anh sẽ là: 36,000/600,000 x% =6%.
 

Như vậy, tiếng Anh, chắc chắn là phong phú và tích lũy rất nhiều so với tiếng Việt bởi lịch sử lâu dài của nó và được update theo lịch sử thế giới cùng tiến hóa của nhân loại trên mọi phương diện, nhất là khoa học.
Không thể lấy thí dụ về chữ YOU và chữ bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô bác........để kết luận là tiếng Việt phong phú hơn tiếng Anh.
 

Tuy nhiên, về thi vị hóa hay lãng mạn hóa văn chương thí ca, dù số lượng từ ngữ ít nhưng tiếng Việt có lẽ lấn át hơn tiếng Anh vì đời sống của con người Việt Nam trong lịch sử thường nghèo khổ và thấp kém, cho nên, lấy thi vị hóa cuộc đời trong thi ca văn học âm nhạc để quên bớt nỗi buồn của thực tại.

Vì vậy, âm hưởng của nhạc Việt Nam thường có nét buồn hơn vui là cũng vì từ đó.
 

Trong lịch sử âm nhạc của Hoa Kỳ, nét nhạc của người Mỹ Da Đen Phi Châu từ lúc bị đưa sang Châu Mỹ làm nô lệ, sống cực khổ, nghèo nàn, thiếu thốn và bị coi rẻ. Sau những lúc làm việc cực khổ và bị đầy đọa ban ngày, đêm đến, họ tụ họp với nhau để an ủi và ca hát cho quên đời.
Những bài hát luôn luôn có những nét bi khúc ai oán của cuộc đời, là than khóc, là kể lể, là xót xa, là quanh quẩn, là ước mơ với nhau.

Từ đó, sinh ra trường phái nhạc Blue, nhạc của người Mỹ Da Đen, ngắn gọn, đơn giản và ai oán.

Nhạc Việt Nam cũng tương tự như vậy.
 
Nếu thế, ngôn ngữ Việt Nam có chiều lấn át tiếng Anh về phương diện thi vị hóa và phong phú hóa nhất là trong văn thơ thi ca và âm nhạc.

Nhưng cuối con đường lấn át đó, nẩy sinh ra được cái gì?

Nẩy sinh ra lắm chuyện để rồi kết thúc bằng hai chữ Mày và Tao trên võ đài bằng miệng hay bằng chân tay.
Trong khi, tiếng Anh thì từ bắt đầu cho đến cuối cùng, YOU vẫn là YOU muôn đời, ít khi so găng.
 

Cám ơn các bạn đã đọc bài Lắm Chuyện của tui, lắm chuyện đến độ, tui không biết đúng hay sai.
Nếu không đúng, xin các bạn thêm bớt dùm.

Xin đa tạ.

Nguyễn Ngọc Phúc
.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Alain Delon, nam diễn viên người Pháp được ca ngợi trên toàn thế giới, người đã vào vai cả kẻ xấu và cảnh sát, khiến trái tim mọi người trên thế giới phải thổn thức, đã qua đời ở tuổi 88, theo gia đình ông chia sẻ với truyền thông Pháp.
Cách đây 5 năm ông bà này có cho một cậu sinh viên Việt nam trẻ tuổi, đáng tuổi con cháu xin mướn phòng ở trọ học tại nhà ông bà cho đến đầu năm tới 2025, cậu sinh viên này sẽ tốt nghiệp đại học 4 năm với văn bằng cử nhân
Các lớp Thiền Thực Nghiệm (hệ giáo dục cộng đồng) do Thầy Thiện Trí giảng dạy đang được nhiều người Việt sinh sống tại California quan tâm, đặt biệt tại vùng Los Angeles và Orange County.
18/10/2014 bài viết 10 năm trước, nay đăng lại nhân dịp Jimmy Carter sinh nhật 1/10/2024. - Viện bảo tàng thuyền nhân và VNCH chuẩn bị chương trình đi Atlanta tham dự ngày Carter.
Dân nhà giàu Trung Quốc rủ nhau sang Nhật Bản định cư. Theo dữ liệu từ Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản, vào cuối năm ngoái, có 821.838 công dân Trung Quốc đang sinh sống tại Nhật Bản, tăng 13% so với năm 2022. Xu hướng nhập cư của người Trung Quốc diễn ra sau sự gia tăng rộng rãi về số lượng người nước ngoài chuyển đến Nhật Bản, đạt mức cao kỷ lục là 3.410.992 người hồi năm 2023.
Tháng 6/2023, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ ra phán quyết vào cấm các chính sách tuyển sinh nâng đỡ người thiểu số (affirmative action) đối với các trường đại học. Dựa vào quyết định này, các nhà lập pháp bảo thủ ở nhiều tiểu bang liền ban hành luật cấm những sáng kiến liên quan đến việc tăng cường sự đa dạng và thúc đẩy hòa nhập chủng tộc trong các trường đại học, đặc biệt là những sáng kiến có thể khiến sinh viên cảm thấy xấu hổ hoặc ray rứt lương tâm trước những tổn hại mà cộng đồng người da màu từng phải chịu đựng trong quá khứ.
Vào tối ngày Thứ Bảy 31 tháng 8 tới đây, tại sân khấu ngoài trời Garden Grove Amphitheater (12762 Main Street, Garden Grove CA 92843), Đài Truyền Hình SBTN, hội thiện nguyện Bên Em Đang Có Ta sẽ có một sự kiện đặc biệt dành cho những người yêu nhạc: Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024 (SBTN Music Festival). Nhiều ca sĩ hải ngoại nổi tiếng sẽ có mặt để cống hiến một chương trình ca nhạc đặc sắc cho khán giả. Hai ca nhạc sĩ Sỹ Đan, Việt Khang đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Việt Báo, chia sẻ tâm tình của mình về Đại Hội Nhạc Trẻ Mùa Hè 2024.
Sau khi sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở một trường đại học ở Hoa Kỳ, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu họ muốn có được kinh nghiệm làm việc hoặc có Thẻ xanh ở Hoa Kỳ? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: OPT. Đào tạo thực hành tùy chọn (Optional Practical Training - OPT) là phương pháp giúp sinh viên quốc tế tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp. Thời gian OPT tiêu chuẩn lên tới 12 tháng. Đối với sinh viên có bằng cấp về một số môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật hoặc Toán (STEM) nhất định, tổng thời gian OPT có thể lên tới 36 tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là OPT không được đảm bảo. Có rất nhiều ví dụ về việc sinh viên quốc tế bị mất tình trạng di trú hoặc bỏ lỡ thời hạn nộp hồ sơ OPT nhất định do kém liên lạc với văn phòng sinh viên quốc tế của họ.
Theo bản tin The Hill vào thứ Ba, ngày 12 tháng Tám, hai phụ nữ đã nộp đơn lên liên bang khiếu nại các bệnh viện ở Texas, nơi mà họ cáo buộc đã từ chối điều trị hủy bỏ thai kỳ ngoài tử cung cho họ, dẫn đến việc cả hai phụ nữ đều mất ống dẫn trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của họ. Phá thai bị cấm ở Texas, nhưng việc hủy bỏ thai kỳ ngoài tử cung, khi trứng đã thụ tinh cấy vào ống dẫn trứng thay vì tử cung, được luật tiểu bang cho phép rõ ràng. Thai kỳ ngoài tử cung không bao giờ là thai kỳ khả thi và có nguy cơ cao gây tử vong cho bệnh nhân đang mang thai nếu không được điều trị kịp thời.
Sức mạnh và sự thật được thể hiện qua các con số, độ an toàn cũng vậy. Và khi nói đến việc đào đất an toàn, số điện thoại quan trọng nhất là 811. Đây là số mà quý vị luôn luôn cần gọi trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào đất nào — đó là luật. 11 tháng Tám là Ngày Quốc Gia 811 và trong một cuộc khảo sát quốc gia, Ground Common Alliance cho biết 26.9 triệu chủ nhà có kế hoạch tự làm các dự án đào đất mà không có kế hoạch gọi 811, đây là một lời nhắc nhở cần thiết.
HOA KỲ – Hôm thứ Năm (15/8), Thống đốc California Gavin Newsom đưa ra một kế hoạch, yêu cầu các xưởng lọc dầu phải có một lượng dự trữ xăng nhằm ngăn chặn không để giá xăng tăng vọt bất ngờ trong tương lai, theo Reuters.
STOCKHOLM – Hôm thứ Năm (15/8), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) xác nhận một ca nhiễm bệnh mpox mới đã được phát hiện ở Thụy Điển và có liên quan tới đợt bùng phát đang diễn ra ở Phi Châu, chỉ một ngày sau khi cơ quan tuyên bố mpox là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC), theo Reuters.
Biden cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất thuốc để giảm giá 10 loại thuốc theo toa đắt nhất dùng trong Medicare. Đây là một phần trong các cuộc đàm phán về giá thuốc đầu tiên của chính phủ liên bang, một đợt giảm chi phí mà họ tuyên bố có thể giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho khoảng 1/7 người lớn tuổi ở Hoa Kỳ
Hôm thứ Tư (14/8), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố mpox (tên cũ là bịnh Đậu Khỉ, đã được WHO đổi thành ‘mpox’ hồi năm 2022 để giảm bớt sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến virus) là Tình Trạng Khẩn Cấp Về Sức Khỏe Cộng Đồng (Public Health Emergency, PHE) của toàn thế giới, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.