Hôm nay,  

Chương Trình HOPE Của AAPI Equity Alliance Giúp Cộng Đồng Gốc Á Vượt Qua Nạn Phân Biệt Chủng Tộc

6/5/202421:34:00(View: 2279)
EMS briefing may 31 michelle wong
Diễn giả Michelle Wong


Los Angeles (VB) – Vào trưa ngày 31/06/2024, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) kết hợp với AAPI Equity Alliance đã có cuộc họp báo trên mạng, nhằm giới thiệu chương trình thí điểm ở Quận Hạt Los Angeles, nhằm chữa lành vết thương do tệ nạn phân biệt, thù ghét chủng tộc gây ra đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.


Những diễn giả chính của buổi họp báo:

Michelle Sewrathan Wong, Giám Đốc Điều Hành Chương Trình, AAPI Equity Alliance

Anne Saw, Ph.D, Phó Giáo Sư Tâm Lý Học, DePaul University  

Xueyou Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Little Tokyo Service Center

Yu Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Asian Pacific Counseling & Treatment Center

Joann Won, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Korean Youth & Community Center


Chương trình HOPE (Healing Our People Through Engagement) do AAPI Equity Alliance chủ trì với sự hợp tác của các tổ chức cộng đồng gốc Á. Theo bà Michelle Sewrathan Wong, chương trình HOPE có vai trò quan trọng sau khi cộng đồng AAPI tại khu vực Los Angeles đối diện tệ nạn phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Vào năm 2020, cộng đồng người Mỹ gốc Á phải chịu đựng những sự tàn bạo với quy mô chưa từng thấy. Họ bị các chính trị gia đổ lỗi cho việc lây truyền COVID-19, là mục tiêu của các cuộc tấn công bạo lực. Cộng đồng gốc Á cảm thấy không an toàn, không được chào đón, bị bắt nạt và chế giễu.


Chương trình HOPE được tài trợ bởi Bộ Dịch Vụ Xã Hội California, nhằm chữa lành vết thương thù hận chủng tộc có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á thường ít tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần do sự kỳ thị, cũng như thiếu các nguồn lực phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ.


Tiến sĩ Anne Saw cho biết Chương trình HOPE dựa trên tâm lý học thúc đẩy tiến trình chữa lành thay vì chỉ đối phó với những tác động của nạn phân biệt chủng tộc đối với các cộng đồng da màu. Chữa bệnh triệt để thông qua kết nối với những người khác trong cộng đồng, thu hút sức mạnh từ cộng đồng và văn hóa; thúc đẩy hạnh phúc tập thể, khả năng phục hồi và thay đổi tích cực.


Trong khuôn khổ đó, các tổ chức hợp tác mở ra những trung tâm chữa lành ở Quận Los Angeles, nhằm “khuyến khích những kết nối trung thực xung quanh nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc”. Những không gian này cần thiết để thúc đẩy tiến trình chữa lành, giải quyết cảm giác cô đơn, không tồn tại của người Mỹ gốc Á cảm thấy do phân biệt chủng tộc.


Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng những kết quả mà HOPE mang lại được đánh giá là tích cực, mang đến cho các nạn nhân một không gian nơi họ có thể cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và lắng nghe.


Kể từ năm 2020, hơn 11,000 câu chuyện về sự thù ghét đối với cộng đồng AAPI đã được báo cáo cho Stop AAPI Hate, một tổ chức do AAPI Equity đồng sáng lập. Không chỉ có những vết thương về thể xác, mà cả nỗi đau tinh thần. Càng nghe nhiều câu chuyện, càng thấy rõ rằng cộng đồng gốc Á đang phải hứng chịu sự cô lập, dẫn đến trình trạng lo lắng và trầm cảm. Cảm giác cô đơn khi bị nhổ nước bọt trên xe buýt, bị nghe những lời nói tục tĩu về chủng tộc trong cửa hàng tạp hóa, hoặc bị từ chối phục vụ trong một nhà hàng mà không ai can thiệp.


Chương trình HOPE được thực hiện với năm cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Quận Los Angeles, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình có sự hợp tác của Trung Tâm Dịch Vụ Little Tokyo, Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, Trung Tâm Cộng Đồng + Thanh Niên Koreatown, Search to Involve Filipino,  Dịch Vụ Tư Vấn Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.


Yu Wang, người điều phối HOPE tại Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, cho biết những người Mỹ gốc Hoa tham gia chương trình đã trải qua những kinh nghiệm đau thương. Văn hóa của người Hoa có truyền thống ít chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương, do đó việc nói về những nỗi đau liên quan đến phân biệt chủng tộc là khó khăn. Thông qua HOPE, những người tham gia đang học cách tự hào về bản sắc châu Á, hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ câu chuyện của mình.

EMS briefing may 31 joann won
Diễn giả Joann Won


Joann Won, người điều phối Chương trình HOPE tại Trung tâm Cộng đồng + Thanh niên Koreatown cho biết một người tham gia thuộc thế hệ nhập cư đầu tiên đã kể lại kinh nghiệm về những nỗi đau do bị kỳ thị chủng tộc trong nước mắt. Bà kể về việc phải đối mặt với sự cô lập xã hội, bị chế nhạo vì sự khác biệt về văn hóa và giọng nói. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bà.


AAPI Equity đang thu thập ý kiến từ những người tổ chức và người tham gia HOPE ban đầu, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh chương trình thí điểm cho nhóm thứ hai vào năm 2025. Mục tiêu là sẽ mở rộng sang các cộng đồng người Mỹ gốc Á khác trong tương lai. (VB)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
VIỆT NAM – Mùa lễ cuối năm nay người dân tại Việt Nam bị ảnh hưởng việc sử dụng internet vì 3 đường cáp lớn đi xuyên qua biển đã bị trục trặc, theo bản tin hôm 24 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết.
Fountain Valley (Thanh Huy) - - Nhân mùa lễ Giáng Sinh, Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Andrew Đỗ đã tổ chức buổi trình diễn Nhạc Giáng Sinh hoàn toàn miễn phí để phục vụ cư dân các sắc tộc cư ngụ trong Quận Hạt.
Nghị Viện mới của Anh đã bỏ phiếu áp đảo hôm Thứ Sáu hậu thuẫn hiệp ước Brexit của Thủ Tướng Anh Boris Johnson, là bước tiến đáng kể để Anh Quốc rời khỏi Liên Âu vào ngày 31 tháng 1 tới đây, theo bản tin hôm Thứ Sáu của báo The Wall Street Journal cho biết.
Cảnh sát Chicago đang thẩm vấn 2 người đàn ông bị tình nghi sau vụ 13 người bị bắn bị thương, 4 người trong số đó tình trạng rất nghiêm trọng, trong vụ nổ súng tại buổi lễ lớn tưởng niệm nhân sinh nhật vào sáng Chủ Nhật tại khu phố Englewood thuộc South Side
Năm 2017, khi in tập Thơ Ngắn Đỗ Nghê, tôi viết tặng Hoàng Quốc Bảo một bài thơ ngắn: CÓ KHÔNG. Bài thơ rất ngắn, như để dành riêng cho người bạn của mình, nhưng thực ra cũng để chia sẻ cùng các bạn đang hành thiền Quán niệm hơi thở
Tôi có cơ duyên kết thân với nhà thơ Du Tử Lê là qua nhà văn Mai Thảo, ước chừng gần ba thập niên rồi. Tuy nói là thân thiết, nhưng không đúng như thế, bởi vì cả hai là một thế hệ thành danh từ trước 1975, và như vậy, tôi chỉ là một đàn em
Facebook đã xóa hơn 900 tài khoản giả chống cộng và phò Trump của Đại Kỷ Nguyên có trụ sở tại Mỹ với những người làm việc thay mặt họ tại Việt Nam, theo bản tin của Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm 21 tháng 12.
Hôm Thứ Năm, 19 tháng 12, các cơ quan liên bang Hoa Kỳ đã bắt 2 cư dân Quận Cam vì liên quan trong vụ giết chết một người đàn ông đã bị bắn vào đầu và nắm xuống Thái Bình Dương với những vật nặng được cột vào cổ chân của ông này, theo Đài Fox 11 cho biết hôm Thứ Năm.
Năm nào cũng vậy, không khí mùa Giáng sinh đến sớm nhất với mọi người là qua nhạc Noel. Ngoài đường phố, các nơi còn chưa trang trí, làm đẹp bên trong, bên ngoài thì nhiều quán cà phê, siêu thị, trung tâm thương mại… đã bắt đầu rộn ràng phát dòng nhạc vui tươi ấy.
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Hà Nội đã đề nghị án tử hình cho cựu Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son hôm 20 tháng 12 năm 2019, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu.
Nhóm tội phạm Việt Nam bị nghi đánh cắp thông tin cá nhân của 267 triệu người dùng Facebook chủ yếu ở Mỹ, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 20 tháng 12.
Có tới 2,000 người Trung Quốc mở hội nghị tại thành phố Hải Phòng Việt Nam vào ngày 20 tháng 12, trong khi chính quyền địa phương nói không hay biết gì, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 21 tháng 12.
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Trong không khí gây gây lạnh của ngày cuối năm, người Việt tha hương ở Nam Cali vẫn có những ngày nắng ấm hanh vàng làm tươi hồng đôi má các cô thiếu nữ đương xuân. Đèn hoa lễ hội được trang hoàng khắp nơi chào đón ngày Chúa chào đời.
Tôi gọi cha tôi là cha. Không là bố, là ba, là tía, là thầy, hay là cậu. Tôi gọi mẹ tôi là mẹ, không là má, là mạ, là măng, hay là u. Tôi “quê một cục” vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê khô cằn. Sau này tôi thấy từ “cha” sao thân thương quá, vừa nhẹ nhàng vừa âu yếm, vừa thật thà lại vừa thiết tha.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.