Hôm nay,  

Chương Trình HOPE Của AAPI Equity Alliance Giúp Cộng Đồng Gốc Á Vượt Qua Nạn Phân Biệt Chủng Tộc

05/06/202421:34:00(Xem: 2161)
EMS briefing may 31 michelle wong
Diễn giả Michelle Wong


Los Angeles (VB) – Vào trưa ngày 31/06/2024, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) kết hợp với AAPI Equity Alliance đã có cuộc họp báo trên mạng, nhằm giới thiệu chương trình thí điểm ở Quận Hạt Los Angeles, nhằm chữa lành vết thương do tệ nạn phân biệt, thù ghét chủng tộc gây ra đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.


Những diễn giả chính của buổi họp báo:

Michelle Sewrathan Wong, Giám Đốc Điều Hành Chương Trình, AAPI Equity Alliance

Anne Saw, Ph.D, Phó Giáo Sư Tâm Lý Học, DePaul University  

Xueyou Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Little Tokyo Service Center

Yu Wang, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Asian Pacific Counseling & Treatment Center

Joann Won, Điều Hợp Chương Trình HOPE, Korean Youth & Community Center


Chương trình HOPE (Healing Our People Through Engagement) do AAPI Equity Alliance chủ trì với sự hợp tác của các tổ chức cộng đồng gốc Á. Theo bà Michelle Sewrathan Wong, chương trình HOPE có vai trò quan trọng sau khi cộng đồng AAPI tại khu vực Los Angeles đối diện tệ nạn phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Vào năm 2020, cộng đồng người Mỹ gốc Á phải chịu đựng những sự tàn bạo với quy mô chưa từng thấy. Họ bị các chính trị gia đổ lỗi cho việc lây truyền COVID-19, là mục tiêu của các cuộc tấn công bạo lực. Cộng đồng gốc Á cảm thấy không an toàn, không được chào đón, bị bắt nạt và chế giễu.


Chương trình HOPE được tài trợ bởi Bộ Dịch Vụ Xã Hội California, nhằm chữa lành vết thương thù hận chủng tộc có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á thường ít tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần do sự kỳ thị, cũng như thiếu các nguồn lực phù hợp về mặt văn hóa và ngôn ngữ.


Tiến sĩ Anne Saw cho biết Chương trình HOPE dựa trên tâm lý học thúc đẩy tiến trình chữa lành thay vì chỉ đối phó với những tác động của nạn phân biệt chủng tộc đối với các cộng đồng da màu. Chữa bệnh triệt để thông qua kết nối với những người khác trong cộng đồng, thu hút sức mạnh từ cộng đồng và văn hóa; thúc đẩy hạnh phúc tập thể, khả năng phục hồi và thay đổi tích cực.


Trong khuôn khổ đó, các tổ chức hợp tác mở ra những trung tâm chữa lành ở Quận Los Angeles, nhằm “khuyến khích những kết nối trung thực xung quanh nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc”. Những không gian này cần thiết để thúc đẩy tiến trình chữa lành, giải quyết cảm giác cô đơn, không tồn tại của người Mỹ gốc Á cảm thấy do phân biệt chủng tộc.


Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng những kết quả mà HOPE mang lại được đánh giá là tích cực, mang đến cho các nạn nhân một không gian nơi họ có thể cảm thấy an toàn, được hỗ trợ và lắng nghe.


Kể từ năm 2020, hơn 11,000 câu chuyện về sự thù ghét đối với cộng đồng AAPI đã được báo cáo cho Stop AAPI Hate, một tổ chức do AAPI Equity đồng sáng lập. Không chỉ có những vết thương về thể xác, mà cả nỗi đau tinh thần. Càng nghe nhiều câu chuyện, càng thấy rõ rằng cộng đồng gốc Á đang phải hứng chịu sự cô lập, dẫn đến trình trạng lo lắng và trầm cảm. Cảm giác cô đơn khi bị nhổ nước bọt trên xe buýt, bị nghe những lời nói tục tĩu về chủng tộc trong cửa hàng tạp hóa, hoặc bị từ chối phục vụ trong một nhà hàng mà không ai can thiệp.


Chương trình HOPE được thực hiện với năm cộng đồng người Mỹ gốc Á ở Quận Los Angeles, bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Chương trình có sự hợp tác của Trung Tâm Dịch Vụ Little Tokyo, Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, Trung Tâm Cộng Đồng + Thanh Niên Koreatown, Search to Involve Filipino,  Dịch Vụ Tư Vấn Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương.


Yu Wang, người điều phối HOPE tại Trung Tâm Tư Vấn Và Điều Trị SSG-Asian Pacific, cho biết những người Mỹ gốc Hoa tham gia chương trình đã trải qua những kinh nghiệm đau thương. Văn hóa của người Hoa có truyền thống ít chia sẻ những cảm xúc bị tổn thương, do đó việc nói về những nỗi đau liên quan đến phân biệt chủng tộc là khó khăn. Thông qua HOPE, những người tham gia đang học cách tự hào về bản sắc châu Á, hỗ trợ lẫn nhau trong việc chia sẻ câu chuyện của mình.

EMS briefing may 31 joann won
Diễn giả Joann Won


Joann Won, người điều phối Chương trình HOPE tại Trung tâm Cộng đồng + Thanh niên Koreatown cho biết một người tham gia thuộc thế hệ nhập cư đầu tiên đã kể lại kinh nghiệm về những nỗi đau do bị kỳ thị chủng tộc trong nước mắt. Bà kể về việc phải đối mặt với sự cô lập xã hội, bị chế nhạo vì sự khác biệt về văn hóa và giọng nói. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bà.


AAPI Equity đang thu thập ý kiến từ những người tổ chức và người tham gia HOPE ban đầu, để rút kinh nghiệm và điều chỉnh chương trình thí điểm cho nhóm thứ hai vào năm 2025. Mục tiêu là sẽ mở rộng sang các cộng đồng người Mỹ gốc Á khác trong tương lai. (VB)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến New York hôm Chủ nhật để điều trị đầu gối, nhận được sự chào đón nồng nhiệt và đậm chất lễ hội từ hàng nghìn tín đồ. Văn phòng của ngài ở thị trấn đồi núi Dharamsala của Ấn Độ, nơi Ngài tỵ nạn nhiều thập niên qua, hồi đầu tháng này đã thông báo rằng nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo 88 tuổi sẽ đến Hoa Kỳ để "điều trị y tế" nơi đầu gối của ông, nhưng không có thêm thông tin chi tiết nào được tiết lộ.
ARKANSAS – Chủ Nhật (23/6), cảnh sát cho biết một trong bốn người bị giết trong vụ xả súng hàng loạt tại cửa hàng tạp hóa ở Arkansas là một nữ y tá trẻ 23 tuổi. Khi vụ xả súng xảy ra, cô đang điều trị cho một nạn nhân khác thì bị bắn chết, theo Reuters.
SEOUL – Hôm thứ Hai (24/6), truyền thông nhà nước KCNA loan tin một viên chức cấp cao của Bắc Hàn đã chỉ trích Hoa Kỳ về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine ngày càng nhiều, theo Reuters.
Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư. Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Nguyễn Du) Những tấm hình chụp nhà văn Trần Hoài Thư trên giường bệnh là của BS Trần Quí Thoại, con trai Trần Hoài Thư gửi cho BS Ngô Thế Vinh với ghi chú: “để Bác Vinh viết về những ngày cuối cùng của Ba con.”
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần, Lê, Nguyễn và cận đại chúng ta có biết bao thánh tăng, danh tăng, thiền sư chứng đắc. tu hành cả đời, đã đóng góp vào sự hưng thịnh của đất nước đồng thời giữ gìn giềng mối đạo đức cho dân tộc. Thế nhưng chưa bao giờ có một khối người, có khi lên tới cả ngàn, tràn xuống đường, tung hô, bái lậy như bái lậy hành giả Thích Minh Tuệ. Họ coi đây như một vị thánh, một A La Hán, thậm chí một vị Phật Sống trong khi ông khẳng định mình chỉ là một công dân bình thường đang tụ tập theo lời dạy của Đức Phật.
Ngày 23-6, Công an huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết cơ quan chức năng vừa gặp gỡ, tuyên truyền để ông Đặng Văn Phòng không mặc quần áo giống nhà sư, đi khất thực, gây hiếu kỳ, hiểu lầm... Đồng thời sự việc trên có thể dẫn đến phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương cũng như gây dư luận xấu trên không gian mạng.
Cảnh sát Arkansas cho biết hôm thứ Sáu rằng 3 người đã chết và 10 người bị thương trong vụ nổ súng tại một tiệm tạp hóa ở Fordyce, Arkansas. Trong 10 người bị thương có hai cảnh sát. Nghi phạm xả súng, được nhà chức trách xác định là Travis Eugene Posey, 44 tuổi, cũng bị thương và bị bắt giữ.
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà.
Cựu Tổng thống Trump nói rằng ông muốn cấp thẻ xanh tự động cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học ở Hoa Kỳ, một sự khác biệt hoàn toàn so với luận điệu chống người nhập cư mà Trump thường sử dụng trong chiến dịch tranh cử. T
Có lẽ không có giai đoạn nào trong cuộc đời trưởng thành của phụ nữ mang lại nhiều thay đổi đáng kể về sức khỏe như ở độ tuổi 50. Ở Hoa Kỳ, độ tuổi mãn kinh trung bình là 51 tuổi. Cả giai đoạn mãn kinh lẫn những năm tiền mãn kinh đều gây ra nững thay đổi ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như cách đối phó với những thay đổi này.
Sinh viên quốc tế ở Hoa kỳ có nguy cơ gặp rủi ro về tình trạng di trú nếu họ có tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến sự ở Gaza trong khuôn viên trường. Nhiều sinh viên có chiếu khán F-1 và thời gian lưu trú của họ phụ thuộc vào việc đăng ký học toàn thời gian. Việc phản đối có thể dẫn đến việc bị đình chỉ và gây nguy hiểm cho tình trạng chiếu khán của họ.
Các ngành du lịch và giải trí gắn liền với biển đã tạo ra hơn 320,000 việc làm cùng với 13.5 tỷ MK giá trị hàng hóa và dịch vụ tại Florida. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2023, nhiệt độ nước biển ở ngoài khơi Miami lên đến 101 độ F (37.8 độ C), khiến cho những chuyến đi chơi biển không còn hấp dẫn.
Theo một nghiên cứu mới, sự xáo trộn trong hệ thống miễn dịch – một đặc điểm của bệnh nhân bị Covid kéo dài (long Covid) – phần lớn sẽ giảm dần sau hai năm kể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên. Phát hiện này mang lại hy vọng rằng những bệnh nhân bị Covid kéo dài có thể sẽ phục hồi dần theo thời gian. Cứ 10 người mắc Covid -19, bất kể bị nặng hay nhẹ, thì có 1 người gặp phải một loạt triệu chứng như mệt mỏi, (brain fog, cảm giác ít tỉnh táo, khó tập trung, đầu óc mơ hồ), lên cơn khó thở (shortness of breath), tim đập nhanh dồn dập (heart palpitations) và trầm uất (depression). Khi một người bị nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, nhưng tất cả các triệu chứng này vẫn kéo dài, được gọi chung là triệu chứng Covid kéo dài (long Covid).
HOA KỲ – Hôm thứ Năm (20/6), trong một chương trình mới được đăng trên kênh podcast All-In, ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng Hòa Donald Trump nói rằng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Hoa Kỳ nên được cấp thẻ xanh để ở lại, hoàn toàn ngược lại với lập trường cứng rắn trước đây về vấn đề nhập cư, theo Reuters.
NEW YORK – Hôm thứ Năm (20/6), trong một phiên tòa tại Tòa án Hình sự Manhattan, các công tố viên cho biết đã hủy bỏ tất cả các cáo buộc hình sự đối với hàng chục sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt tại Đại học Columbia hồi tháng 4, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.