Hôm nay,  

Mọi Cộng Đồng Sắc Tộc Cần Được Ghi Nhận Trong Dữ Liệu Liên Bang

5/27/202414:30:00(View: 2262)
ems brief may 17 tina kauh
Diễn giả Tina Kauh


Quận Cam (VB) - Lần đầu tiên kể từ năm 1997, Văn Phòng Quản Lý Và Ngân Sách (Offife of Management and Budget –OMB, trực thuộc phòng điều hành của tổng thống Hoa Kỳ) đang mở rộng tiêu chuẩn về sắc tộc, nhận diện các cộng đồng trước đây bị bỏ quên, không được tính tới. Những cộng đồng này nay sẽ hiển thị trong bộ sưu tập dữ liệu liên bang.


Vào ngày 17 tháng 5 2024, tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) đã tổ chức cuộc họp báo qua mạng. Chủ đề của cuộc họp báo là về sự đấu tranh chống bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, được tài trợ bởi Robert Wood Johnson Fund. Các chuyên gia trình bày việc thu thập dữ liệu đầy đủ, cụ thể hơn sẽ giúp sử dụng các nguồn lực liên bang nhiều hơn cho các cộng đồng sắc tộc hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sức khỏe. Cuộc họp cũng sẽ đề cập đến việc cần thử nghiệm bổ sung và nghiên cứu thực hiện các tiêu chuẩn sắc tộc mới.


Những diễn giả trong cuộc họp báo:

Tina J. Kauh, Senior Program Officer thuộc đơn vị Research-Evaluation-Learning của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Gail C. Christopher, Giám Đốc Điều Hành, National Collaborative for Health Equity; Giám Đốc  National Commission to Transform Public Health Data Systems của tổ chức Robert Wood Johnson Foundation.

Meeta Anand, Senior Program Director, Census and Data Equity thuộc The Leadership Conference Education Fund.

Juan Rosa, National Director, Civic Engagement tại NALEO Educational Fund


Trong phần trình bày của mình, cô Tina Kauh cho biết mình đang làm việc với các cộng đồng, nhóm bác sĩ để thực hiện quyền bình đẳng về chăm sóc y tế. Dữ liệu thống kê từ các cộng đồng có sẵn là một trong những yếu tố quan trọng để có được sự bình đẳng y tế. Cô kể lại về trường hợp của gia đình mình, ba mẹ là một di dân gốc Đại Hàn, sang Mỹ từ thập niên 1970s. Họ đã phải làm việc hơn 10 tiếng/ngày, 7 ngày trong tuần trong suốt 30 năm làm việc, nhưng lại rất giới hạn trong quyền được tiếp cận các nguồn giáo dục, chăm sóc y tế phù hợp, lý do là sự giới hạn ngôn ngữ tiếng Anh.


Những nghiên cứu thống kê về cộng đồng Mỹ gốc Á cho đến nay vẫn còn tương đối phổ quát, chưa đi vào chi tiết của từng sắc dân khác nhau. Thí dụ, khi nói đến người Mỹ gốc Á, người Mỹ thường nghĩ ngay đó là sắc dân khá giả, học giỏi, thường làm nghề bác sĩ, kỹ sư… Đó là những định kiến chung, không chính xác cho từng sắc dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Vì vậy, khi làm các mẫu thống kê dân số, cần có chi tiết về các cộng đồng gốc Á chính tại Mỹ. Chính nhờ nỗ lực của OMB mà nhiều cộng đồng gốc Á nay được xuất hiện trên các mẫu nghiên cứu của chính phủ, góp phần tạo nên sự bình đẳng về y tế so với các cộng đồng khác. Và điều này cũng phải được thực hiện với mọi cộng đồng sắc tộc khác ở Mỹ.

ems brief may 17 gail chirstopher
Diễn giả Gail Christopher


Diễn giả Gail Christopher cũng thuộc Robert Wood Johnson Foundation cho rằng trường gia đình của cô Tina là một thí dụ cho sự cần thiết phải nhận diện mọi cộng đồng sắc tộc để có được sự bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Bà tin rằng đa dạng sắc tộc là một trong những thế mạnh của nước Mỹ. Mọi sắc dân phải được nhận diện, có tiếng nói của mình trong xã hội. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cũng phải thể hiện được tính đa dạng này. Những gì mà OMB đang làm về dữ liệu cộng đồng đang thúc đẩy nhanh chóng tiến trình bình đẳng cho mọi sắc tộc.


Bà đưa ra một thí dụ về những định kiến sai lầm do thiếu dữ liệu thống kê với cộng đồng da đen trong lĩnh vực y tế. Trước đây, giới y khoa có khuynh hướng cho rằng người Mỹ gốc Phi thường dễ bị nhiễm trùng hơn người da trắng. Do đó, khi người da đen phải phẫu thuật trong bệnh viện, thường bác sĩ sẽ sử dụng lượng thuốc mê nhiều hơn, dẫn đến nhiều di chứng sau này không cần thiết! Điều này sẽ không xảy ra khi thống kê có đầy đủ, chính xác hơn về dữ liệu của từng sắc tộc.


Diễn giả Meeta Anand thuộc Census & Data Equity cho rằng Gail và Tina đều là những người có tầm nhìn xa trong vấn đề dữ liệu sắc tộc dẫn đến bình đẳng sắc tộc. Bản thân bà có mẹ là người Haiti, cha là người Ấn Độ; nhưng trong suốt thời niên thiếu bà không có dịp nào để thông báo nguồn gốc của mình để được nhận diện trong xã hội Mỹ. Trong những mẫu khai báo sắc dân, cần có thêm những chi tiết cụ thể hơn để công dân có thể khai báo chính xác nguồn gốc của mình. Thí dụ: Asian Black, Asian Hispanic; hay Mina là tên gọi chung của cộng đồng sắc tộc Tây Phi. Bà hy vọng sự cải tổ lần này sẽ được thực hiện nhanh chóng và toàn diện. Bởi vì mỗi chính phủ sẽ có một ưu tiên khác. Nếu tháng 11 tới ông Trump đắc cử, những nỗ lực tương tự có thể sẽ không còn là ưu tiên của chính phủ nữa!

ems brief may 17 juan rosa
Diễn giả Juan Rosa


Diễn giả Juan Rosa cho biết NALEO Educational Fund là tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái, đi đầu trong việc tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Latino tham gia vào tiến trình chính trị của Mỹ, từ quyền công dân đến dịch vụ công cộng. NALEO đã góp phần vận động để hơn 6,800 người Mỹ gốc La-tinh được bầu vào các vị trí dân cử trên toàn quốc. Những hoạt động nhằm thống kê đầy đủ và chính xác hơn các cộng đồng sắc tộc cũng sẽ góp phần làm tiếng nói của họ thêm mạnh mẽ, có thêm nhiều quyền lợi chính đáng trong xã hội Mỹ. (VB)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những ngày gần đây, không ít du khách từ Trung Quốc, Đài Loan và Nam Hàn đã quyết định hủy bỏ các chuyến du lịch Nhật Bản. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do một cuốn truyện tranh có tên gọi " Tôi đã thấy tương lai” của tác giả Ryo Tatsuki, vốn được xuất bản từ năm 1999. Cuốn sách này, qua những hình vẽ và những dòng chữ mô tả những giấc mơ kỳ lạ mà tác giả đã trải qua, đã không chỉ gây sự chú ý mà còn tạo ra những phản ứng mạnh mẽ.
Địa cầu đang ấm lên. Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể chạm mốc 2.7 độ C vào cuối thế kỷ này. Dù cánh cửa để tránh những viễn cảnh khí hậu tồi tệ nhất chưa hoàn toàn khép lại, bức tranh toàn cảnh vẫn phủ một màu xám khá ảm đạm. Liệu các nỗ lực khí hậu có đang đi vào ngõ cụt? Nhất là khi Hoa Kỳ lần thứ hai tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Khí Hậu Paris. Đồng thời, những đợt nắng nóng kỷ lục xuất hiện cả trên đất liền lẫn biển cả, thiên tai khắc nghiệt liên tục kéo đến.
Các cơ quan giao thông DMV trên toàn nước Mỹ đang cảnh báo về một loạt tin nhắn lừa đảo mới, nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài chính của người dùng. Theo thông tin từ các DMV tại New York, Florida và California, các tin nhắn giả mạo này được gửi ra cảnh báo về các khoản phí giao thông chưa thanh toán, đe dọa mức phạt cao hơn hoặc đình chỉ quyền lái xe nếu không trả khoản nợ
Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới.
Một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết hôm Thứ Năm 12/6 rằng Tổng thống Donald Trump đã liên bang hóa bất hợp pháp việc khai triển hàng nghìn thành viên Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia California. Thẩm phán ra lệnh cho tổng thống trả lại quyền kiểm soát quân đội cho tiểu bang.
LOS ANGELES — Sáng nay, một hình ảnh gây bàng hoàng đã lan truyền khắp truyền thông Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ Alex Padilla, đại diện tiểu bang California, bị nhân viên mật vụ đè úp xuống hành lang, còng tay như một kẻ phạm pháp chỉ vì Ông lên tiếng trong một buổi họp báo. Sự việc xảy ra tại trụ sở liên bang ở Los Angeles, khi Bộ trưởng Nội an Kristi Noem đang trình bày về các cuộc bố ráp di dân gần đây. Trước mặt báo chí và giới chức công lực, ông Padilla, sinh trưởng tại chính thành phố này, đã lên tiếng: “Bà cứ khăng khăng thổi phồng mọi chuyện.” Ngay sau đó, hai người đàn ông được nhận diện là mật vụ thuộc Bộ Nội an tiến lại gần, áp sát ông Padilla vào tường và dùng vũ lực đẩy ông ra khỏi hội trường qua cửa sau. Trên đường bị áp giải, ông vẫn cất cao giọng: “Tôi là Thượng nghị sĩ Alex Padilla, tôi có điều muốn hỏi bà bộ trưởng.”
- Thứ Bảy sẽ có 1.500 cuộc biểu tình “No Kings” - Quận Rockland (New York): đơn kiện nghi có gian lận giúp Trump, vì 1 địa hạt không có phiếu nào bầu cho Kamala Harris. Thẩm phán Rachel Tanguay cho đếm tay lại - Tướng Dan Caine (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) điều trần ở Thượng Viện: TT Trump nói Mỹ đang bị Venezuela xua băng đảng xâm lược là sai, vì không có chứng cớ gì
(TENNESSEE, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Bộ trưởng Tư Pháp Tennessee, cùng với tổ chức từng góp phần vào phán quyết của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) cấm ưu tiên sắc tộc trong tuyển sinh đại học, vừa đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ vào hôm Thứ Tư (11/6). Vụ kiện nhằm phản đối một chương trình cấp ngân sách tài trợ cho các trường đại học có số lượng sinh viên gốc Hispanic từ 25% trở lên.
(WASHINGTON, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang phục hồi việc làm cho khoảng 450 nhân viên từng bị cho nghỉ trong giai đoạn chính phủ Trump cắt giảm nhân sự hàng loạt tại các cơ quan liên bang. Thông tin này được một viên chức chính phủ xác nhận vào Thứ Tư (11/6).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Theo một ý kiến pháp lý mới từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump có quyền bãi bỏ hai khu Di tích quốc gia (National monument) ở California do cựu Tổng thống Joe Biden thành lập (cũng như các khu Di tích do các đời Tổng thống trước đó lập).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đang đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội khi đẩy nhanh các chiến dịch truy bắt di dân, với mục tiêu mới lên tới 3,000 vụ mỗi ngày – gấp ba lần so với trước đó.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Ngày Lễ Hiền Phụ (Father's Day) mà toàn dân Hoa Kỳ sẽ cùng nhau sum họp trong gia đình để ăn mừng ngày lễ này. Nên Nhân dịp này, tôi xin thắp một nén hương lòng cầu nguyện lên Đấng Thượng Đế Tối Cao trên trời, ban ơn khôn ngoan cho con cái biết mến yêu, biết hiếu thảo đối với những bậc sinh thành ra mình hiện đang còn sống trên cõi đời phù du này.
WESTMINSTER (Nguyên Giác/Nguyễn Thanh Huy) – Thiền Viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản hôm Chủ Nhật 25/5/2025, với nghi thức truyền thống và sự tham dự của nhiều thành phần trong cộng đồng và tứ chúng của Thiền Viện. Hiện diện của quý tu sĩ của Thiền Viện Sùng Nghiêm và quý khách ni có: Ni Sư Chân Thiền, Ni Sư Chân Diệu, Ni Sư Chân Minh, Ni Sư Thanh Liên, Ni Sư Như Như (Quan Âm Tịnh Thất, Westminster), Ni Sư Hạnh Liên (Tịnh Xá Từ Quang, Westminster), Ni Sư Chúc Ngọc (Chùa Trí Nghiêm, Garden Grove), Sư Cô An Liên (Tịnh Xá Ngọc Thanh).
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.