Hôm nay,  

Sập Cầu Ở Baltimore: Cần Tăng Cường Bảo Vệ Các Trụ Móng Cầu

28/03/202423:48:00(Xem: 1439)

 

 

Namnlös
Sau khi xảy ra vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, nhiều kỹ sư và chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường bảo vệ cấu trúc nền móng của các cây cầu ở Hoa Kỳ. (Nguồn:YouTube)

 

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã nêu bật một vấn đề cấp bách: cần phải tăng cường bảo vệ các cấu trúc nền móng của các cây cầu, đặc biệt là những trụ cầu đỡ các nhịp cầu bắc qua những khúc tàu thuyền thường qua lại, theo Reuters.

 

Trong những năm gần đây, kích thước tàu chở hàng ngày càng lớn hơn, nên nhiều kỹ sư cho rằng cần phải có biện pháp bảo vệ tốt hơn để đảm bảo rằng cấu trúc của các cây cầu không bị ảnh hưởng khi các tàu hàng lớn đi qua.

 

Chính quyền liên bang vẫn đang điều tra lý do tại sao một tàu chở hàng lớn lại bị mất điện và đâm vào trụ cầu Francis Scott Key, làm sập cây cầu, khiến 6 công nhân đang lấp ổ gà trên cầu rơi xuống sông và thiệt mạng.

 

Sở Giao Thông Vận Tải Maryland không trả lời các câu hỏi liên quan đến việc liệu có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào được áp dụng cho các trụ móng của cầu Francis Scott Key hay không, cũng như liệu có cần phải cập nhật các biện pháp bảo vệ hay không.

 

Erin Bell, hiệu trưởng Trường Cao đẳng Khoa học Vật lý và Kỹ thuật thuộc Đại Học New Hampshire và là chuyên gia về lĩnh vực kiến trúc cầu, cho biết: “Cần phải cải thiện các quy định xây dựng. Còn các kỹ sư, vai trò và nghĩa vụ của họ đối với xã hội, là phải rút ra bài học từ những sai lầm này.”

 

Những cây cầu như Francis Scott Key ở Baltimore được chính phủ liên bang phân loại “fracture critical” (xin tạm dịch là cấu trúc dễ đứt gãy) – có nghĩa là nếu một phần của cây cầu bị sập, có khả năng sẽ kéo toàn bộ cấu trúc cầu sập theo.

 

Theo Cơ Quan Kiểm Soát Đường Cao Tốc Liên Bang (Federal Highway Administration), có hơn 16,800 cây cầu có cấu trúc dễ đứt gãy như vậy ở Hoa Kỳ – bao gồm các công trình nổi tiếng như Cầu Brooklyn và Cầu Manhattan ở New York, cùng với Cầu Cổng Vàng ở San Francisco.

 

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Giao Thông Pete Buttigieg cho biết “cấu trúc của cầu Key không có khả năng chịu được va chạm trực tiếp từ một con tàu nặng khoảng 200 triệu pound.”

 

Các kỹ sư đồng ý rằng nhận định của Buttigieg là đúng, nhưng điều đó cũng không giải quyết được các câu hỏi về những biện pháp an toàn có ngăn chặn tàu thuyền đâm vào trụ cầu, hoặc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra va chạm.

 

Cầu Francis Scott Key được khánh thành vào năm 1977 – ba năm trước khi một vụ va chạm tương tự xảy ra với Cầu Sunshine Skyway ở Vịnh Tampa, Florida, khiến 35 người chết và buộc các kiến trúc sư thiết kế cầu phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các trụ móng.

 

Một số biện pháp đó bao gồm những tấm chắn cao su (beefy fenders) để đẩy những con tàu chạy lệch hướng ra khỏi các trụ móng, các nhóm cọc “cá heo” (dolphins) bọc quanh trụ móng hoặc thậm chí chỉ là những ụ đất đá đặt xung quanh trụ móng để giúp giảm bớt áp lực nếu xảy ra va chạm.

 

Bell tự hỏi: “Tại sao Cầu Key lại không được trang bị thêm những biện pháp đó? Đặc biệt khi cầu Delaware Memorial gần đó đang được nâng cấp để đề phòng va chạm với tàu thuyền. Dựa vào kích thước của tàu thuyền thường qua lại, đúng ra người ta phải có kế hoạch để cải thiện an toàn cho cây cầu rồi chứ.”

 

Donald Dusenberry, một chuyên gia pháp y kiến trúc tại Massachusetts, cho biết từ những hình ảnh mà ông đã được xem về cầu Key, không có dấu hiệu nào cho thấy cầu có nhiều hệ thống bảo vệ xung quanh các trụ móng.

 

Ông nói: “Có vẻ như có một số lớp đệm bằng gỗ hoặc một loại rào chắn khác, nhưng các rào chắn này gần như được gắn vào nắp cọc ở dưới cùng của trụ cầu móng. Và vậy thì chẳng hấp thụ được bao nhiêu năng lượng nếu xảy ra va đập.”

 

Theo các chuyên gia, cho đến khi Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia (National Transportation Safety Board) hoàn tất cuộc điều tra về vụ việc, không thể khẳng định được điều gì có thể làm giảm tác động từ vụ va chạm. Nhưng nhìn chung, cần phải có một công trình bảo vệ chắc chắn được xây dựng đủ xa xung quanh phần trụ móng để ngăn mũi tàu va vào cầu.

 

Rachel Sangree, giáo sư kỹ thuật tại Đại Học Johns Hopkins ở Baltimore, cho biết bà hiểu lý do tại sao nhiều người bất ngờ khi xem đoạn clip về vụ sập cầu Key, và cũng hiểu tại sao sự chú ý lại được tập trung vào việc bảo vệ các trụ móng của cây cầu. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính của vụ sập cầu là trục trặc về nguồn điện trên tàu chở hàng khiến con tàu bị lệch hướng khi đang đến gần chân cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(CHICAGO, ngày 21 tháng 1, Reuters) – Đợt bùng phát cúm gia cầm tại tiểu bang Georgia, nơi sản xuất gà nhiều nhất Hoa Kỳ, sẽ khiến các quốc gia nhập cảng thịt lớn trên thế giới áp đặt các lệnh cấm mậu dịch. Nếu điều này xảy ra, nhiều trang trại và nhà chế biến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Sử gia Ấn Độ Shashank Shekhar Sinha đã thách thức lý thuyết được chấp nhận rộng rãi rằng Phật giáo đã biến mất từ thế kỷ 13 ra khỏi Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời. Trong cuốn sách mới nhất của ông, nhan đề "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (NXB Macmillan, New Delhi, 2024), Sinha chỉ ra rằng người Ấn Độ đã có những cuộc tranh luận về giáo lý của Phật giáo và đã đón nhận nhiều giáo lý trong số đó trong nhiều thế kỷ sau khi Phật giáo bị tuyên bố là "đã chết" ở Ấn Độ.
BRUSSELS – Hôm thứ Hai (20/1), Ủy viên Môi trường EU Jessika Roswall cho biết, Ủy ban Âu Châu (EC) chuẩn bị đưa ra lệnh cấm sử dụng các hợp chất PFAS, hay còn được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” (forever chemicals), trong các sản phẩm tiêu dùng, ngoại trừ một số trường hợp thực sự cần thiết cho một số ngành công nghiệp, theo Reuters.
Vào tối Thứ Bảy 18 tháng 1, 2025, dạ tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Hội Y Sĩ Việt Nam Miền Nam California (VPASC) được tổ chức tại Hyatt Regency thành phố Irvine
Trước khi chính thức nhậm chức lần thứ hai, Donald Trump đã cam kết ban hành khoảng 100 sắc lệnh hành pháp nhằm tái định hình toàn diện các chính sách của chính phủ. Từ việc siết chặt thực thi luật nhập cư, giảm bớt các sáng kiến đa dạng, cho đến bãi bỏ các quy định về môi trường, các sắc lệnh này không chỉ phản ánh tham vọng của Trump mà còn mang mục tiêu xóa bỏ phần lớn di sản chính trị mà Joe Biden để lại. Trump không phải là vị Tổng thống đầu tiên sử dụng sắc lệnh hành pháp, và chắc chắn cũng không phải là vị cuối cùng. Theo Sharece Thrower, giảng sư về Khoa học chính trị tại Đại học Vanderbilt, sắc lệnh hành pháp đã trở thành công cụ quen thuộc trong chính trị Hoa Kỳ; chúng mang đến nhiều lợi thế cho Tổng thống, nhưng cũng có những giới hạn đáng kể.
Một đoạn clip ghi lại cử chỉ của Elon Musk tại lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên nhiều tranh cãi vì rất giống "lời chào của Hitler", theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Trong buổi lễ diễn ra tại Capital One Arena, Elon Musk cám ơn các cử tri và thực hiện cử chỉ đập vào ngực mình rồi giơ tay thẳng lên theo đường chéo. Hành động này nhanh chóng thu hút sự chú ý và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Các nhà phê bình đã chỉ trích rất gay gắt, nhiều người cho rằng đó là "lời chào kiểu Hitler" trong khi những người khác lại cho rằng đó chỉ là một cái vẫy tay chào khán giả.
Lễ nhậm chức lần hai của Trump không giống với bất kỳ lễ nhậm chức nào trước đây. Thay vì kêu gọi đoàn kết dân tộc như truyền thống, Trump chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Biden, nhấn mạnh rằng nước Mỹ dưới thời ông Biden đã rơi vào tình trạng "sụp đổ." Bài phát biểu của tân tổng thống mang đậm phong cách vận động tranh cử, tập trung vào các chính sách cụ thể thay vì những thông điệp ý nghĩa quốc gia truyền cảm hứng hay lời cảm ơn đến người tiền nhiệm. Điều này phản ánh tính cách lãnh đạo đặc trưng của Trump: không ngại đối đầu và luôn đặt bản thân làm trung tâm.
Vụ kiện do Nippon Steel Corp. đệ trình chống lại chính quyền Biden sẽ bắt đầu vào ngày 3 tháng 2/2025, theo Kyodo News đưa tin hôm thứ Hai trích dẫn các tài liệu của tòa án. Công ty Nhật Bản đã kiện chính quyền cùng với US Steel
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Ngày 19 tháng 1, người dùng tại Mỹ đã có thể sử dụng Tiktok trở lại, sau khi ứng dụng này tự ngừng hoạt động vào cuối tuần, thời hạn chót để công ty chủ Trung Quốc ByteDance thoái vốn tại Mỹ.
WASHINGTON – Hôm Chủ Nhật (19/1), trong buổi vận động hoành tráng tại Capital One Arena ở Washington, Donald Trump tuyên bố trước hàng ngàn người ủng hộ cuồng nhiệt rằng ông sẽ giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử, áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt về nhập cư ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, theo Reuters.
BERLIN – Theo một tài liệu mật mà Reuters được xem hôm thứ Bảy (18/1), Đại sứ Đức tại Hoa Kỳ Andreas Michaelis đã cảnh báo rằng chính quyền Trump sắp tới sẽ tước đi sự độc lập của các cơ quan thực thi pháp luật và truyền thông, đồng thời trao “quyền đồng quản trị” cho các tập đoàn công nghệ lớn.
Nga lại vu khống. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gây ra một cuộc chiến giữa phương Tây và Nga về vấn đề Ukraine, gần như đã phát triển thành một cuộc xung đột hạt nhân. Medvedev nói thêm rằng những tác động có hại của chính sách của Biden sẽ không sớm được đảo ngược.
Hà Nội: Báo nhà nước sau nhiều tháng im lặng, bắt đầu đăng tin về Thầy Minh Tuệ: Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Theo Báo HomeVN. Bản tin rất ngắn, viết chỉ mấy dòng như sau: "Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Sáng ngày 18/1/2025 thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực, bà con Lào, Thái Lan đến bố thí rất đông và vui vẻ, trong tâm mỗi người đều xúc động và hạnh phúc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.