Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

04/10/202213:20:00(Xem: 3590)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 năm 2020, nhiều tin đồn xoay quanh việc nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un đã chết hay gần chết sau cuộc giải phẫu tim, với nhiều bản tin trích thuật từ Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hồng Kông HKSTV, hệ thống tại Hồng Kông có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Kim đã chết, trích “nguồn tin rất chắc chắn,” và đăng tải thông tin trên ứng dụng nhắn tin Trung Quốc Weibo khiến các phương tiện truyền thông xã hội xôn xao, theo báo International Business Times tường trình cho biết.
Tính tới Thứ Bảy, 25 tháng 4, số tử vong trên toàn cầu từ đại dịch vi khuẩn corona đã vượt hơn 200,000 trong khi nhiều quốc gia và một số tiểu bang tại Mỹ đang nới lỏng các hạn chế phong tỏa. New York là trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, đã báo báo số người vào bệnh viện và thiệt mạng tiếp tục giảm, trong khi nhiều bác sĩ và chuyên gia trên thế giới cân nhắc việc thử nghiệm, điều trị và thuốc chủng ngừa. Theo CNBC hôm Thứ Bảy, cho biết, trên toàn cầu hiện có hơn 2.8 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với 201,502 người thiệt mạng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 cho biết rằng hiện “không có bằng chứng” những người đã bình phục từ COVID-19 và có kháng thể được bảo vệ khỏi bị truyền nhiễm lần thứ hai. Trong báo cáo khoa học, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo các chính phủ chống lại việc sử dụng “thông hành miễn nhiễm” hay “giấy chứng nhận không còn nguy hiểm” đối với những người đã bị lây nhiễm khi sự chính xác của họ có thể không được bảo đảm.
Tính đến ngày 25 tháng 4, 2020, nhiều cơ quan truyền thông đã đồng ý trực tiếp phổ biến chương trình lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4 để đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng một lúc vào ngày thứ năm, 30 tháng 4, lúc 4 giờ chiều tại California, 6 giờ chiều tại Texas , 7 giờ tối tại New York, 1 giờ sáng thứ sáu tại Âu Châu, 6 giờ sáng tại Việt Nam và Á Châu và 9 giờ sáng tại Melbourne Úc Châu.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg, tác giả của Nghị Quyết Vinh Danh SCR -7, thay mặt Thượng viện Quốc hội tiểu bang California để tuyên bố ngày 30 tháng 4 là "Ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Đen". Nghị Quyết SCR-7 đã được thông qua phần tu chính vào ngày 9 tháng 4 năm 2020 và sẽ được chính thức ban hành khi Quốc hội mở lại phiên họp thường kỳ.
Tin Cập nhật COVID-19: quý vị cao niên sẽ có đồ ăn nóng được chuyển đến nhà từ các nhà hàng trong địa phương và những dịch vụ hỗ trợ người cao niên.
Hai ngày nay báo chí tường thuật đầy đủ về cuộc họp báo của Tổng Thống Trump vào ngày thứ Năm, 23/4. Tại buổi họp báo này Tổng Thống Trump nêu lên ý kiến là dùng những hóa chất lau chùi nhà cửa và diệt vi khuẩn (disinfectant) để trị coronavirus như Lysol Disinfectant Spray, Clorox Cleaner & Bleach, 409 Multi-Murface Clearner. Ông nói “Tôi thấy những hóa chất tẩy uế diệt virus trong một phút, một phút. Và có cách nào chúng ta có thể làm giống như thế bằng cách bơm vào trong người, hoặc như để tẩy uế? Bởi vì như quý vị thấy, khi hóa chất tẩy uế vào bên trong phổi và tác động trên phổi, như vậy có ích lợi để xem xét điều này.” Khoảng 10% lời tuyên bố của Tổng Thống Trump đặt dưới dạng một câu hỏi, nhưng 90% phần còn lại ở trong thể xác định. Các bác sĩ, các hãng chế tạo chất tẩy uế phải vội vàng lên tiếng cảnh cáo công chúng không nên dùng những hóa chất này để trị coronavirus. Công chúng nghe tổng thống nói có thể xem đó là một ý kiến tốt và sẽ thử dùng ngay. Một thực tế
Tính tới ngày 24/4/2020, số người chết vì COVID-19 nhiều nhất thế giới là tại Mỹ (50,243 người), chết nhiều thứ nhì là tại Ý (25,549 người chết)... Trump đưa ra đề nghị nên thử chữa bệnh bằng chích chất tẩy uế nhà vệ sinh (disinfectants) hay rọi ánh sáng cực tím ultraviolet light vào bệnh nhân
Hoa Kỳ hiện có hơn 920,000 trường hợp bị lây vi khuẩn corona và 51,919 người đã thiệt mạng, dù con số bị lây thực sự có thể còn cao hơn, như tại New York. Tuy nhiên, nhiều tiểu bang đã không đợi thêm thông tin tốt hơn để hướng dẫn các quyết định của họ. Georgia đang mở cửa cơ sở kinh doanh, dù, như báo New York Times tường trình tiểu bang có tỉ lệ thử nghiệm thấp nhất trên toàn quốc, và số trường hợp bị lây mới tiếp tục gia tăng mỗi ngày. Vì vậy nhiều chuyên gia y tế lo sợ rằng Georgia đang mở cửa quá sớm. Một số tiểu bang khác cũng đang nới lỏng ác hạn chế đối với các cơ sở kinh doanh không quan trọng hôm Thứ Sáu, 24 tháng 4, thách thức các chuyên gia y tế nói rằng quá sớm. Hôm Thứ Sáu Georgia mở cửa các nhà tập thể dục, tiệm hớt tóc, làm móng tay móng chân, tiệm xâm hình và các chỗ chơ bowling, với một số hướng dẫn giữ khoảng cách xã hội.
Trong cuộc chạy đua trên toàn cầu để tìm ra thuốc chủng ngừa COVID-19, nhiều thử nghiệm trên con người hiện đang được thực hiện, nhưng các nhà khoa học từ Đại Học Oxford của Anh là những người có vẻ tự tin rằng họ đang tiến tới việc chữa trị. Giáo Sư Sarah Gilbert lãnh đạo nhóm nghiên cứu ĐH Oxford bên sau thuốc chủng ngừa đầy khả năng đang được phát triển trong sự hợp tác với Viện Jenner. Bà nói rằng có “80% cơ hội” thành công, và có thể sẽ sẵn sàng cho việc sử dụng rộng rãi ngoài công chúng vào tháng 9 này. Thử nghiệm trên người của thuốc chủng ngừa đã bắt đầu hôm Thứ Năm, 23 tháng 4 tại Oxford. Nó được thực hiện với 510 thiện nguyện viên khỏe mạnh tuổi từ 18 tới 55.
Thống Đốc Gavin Newsom hôm Thứ Sáu, 24 tháng 4 tuyên bố hàng loạt sáng kiến để hỗ trợ những người dân California cao niên dễ bị tổn thương là những người đang cách ly tại nhà trong thời gian thực hành lệnh ở trong nhà của California.
Cơ Quan FDA của Mỹ đã mạnh mẽ cảnh báo hôm Thứ Sáu, 24 tháng 4, chống lại việc sử dụng hydroxychloroquine hay một hợp chất, chloroquine, để điều trị hay ngăn ngừa COVID-19 mà không có sự giám sát y tế chặc chẽ trong bệnh viện hay như một phần của thủ nghiệm lâm sàng. Cơ quan này nói rằng các viên chức của họ đã không chấp thuận thuốc chống sốt rét dùng cho mục đích đó – mà không có sự giám sát chặt chẽ đối với các tác dụng phụ, chúng có thể đưa tới đe dọa sinh mạng.
Với nỗ lực tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ y tế chung của cộng đồng, Bà Sherry Johnson, Tổng Điều Hành tạm thời của thành phố đã ra chỉ thị Executive Order EO-03, đòi hỏi nhân viên các cở sở thương mại đang mở cửa vì nhu cầu cần thiết trong mùa đại dịch phải đeo khẩu trang.
Cô Vi lúc mới xuất hiện ở Trung Quốc chẳng ai để ý. Nghe đâu cô ra mắt hồi tháng 11 năm ngoái ở chợ động vật Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc. Cô chẳng được để ý vì không mấy ai biết, hay tại ai đó muốn dấu mặt cô? Đến ngày 31/12 Tổ chức Y tế Thế giới WHO mới công bố cho thế giới biết là cô Vi đã xuất hiện và tung tăng lây lan từ người sang người. Ba tuần sau thì thành phố Vũ Hán với hơn chục triệu dân trở nên hoang vu vắng lặng ngay cả trong những ngày tết, đúng ra là lúc phải nhộn nhịp hội hè đình đám. Rồi cô tung tăng qua Nhật, Úc, Thái, Hàn, Pháp, Anh, Ý đem theo lo lắng, sợ hãi đến độ nhiều nơi phải bịt mũi, bịt miệng.
Chúng ta chỉ cần vài thập niên để có thể tạo dựng lại một nền kinh tế lành mạnh và hiệu quả nhưng e sẽ mất đến đôi ba thế hệ mới loại bỏ dần được những thói hư (và tật xấu) vừa nêu. Vấn đề không chỉ đòi hỏi thời gian mà còn cần đến sự nhẫn nại, bao dung, thông cảm (lẫn thương cảm) nữa. Nếu không thì dân tộc này vẫn sẽ tiếp tục bước hết từ bi kịch sang bi kịch khác – cho dù chế độ toàn trị và nguy cơ bị trị không còn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.