Hôm nay,  

Trang Sử Thuyền Nhân và Nghĩa Trang Galang

29/04/202114:56:00(Xem: 3682)

Galang là tên một đảo nhỏ thuộc tỉnh Riau của Indonesia đã được chính phủ nước này cho Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc sử dụng trong nhiều năm để người tị nạn Đông Dương tạm trú, trong khi chờ đợi được định cư ở một nước thứ ba.


Trong vòng 17 năm, kể từ khi mở ra năm 1979 cho đến lúc đóng cửa vào năm 1996, Galang đã là nơi dừng chân của hơn 200 nghìn người tị nạn, hầu hết là thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam và một số người Cam Bốt.


Tầu vượt biển từ Việt Nam thường cập bến Indonesia trong các vùng quần đảo Riau, Natunas, Anambas rồi được đưa vào Terempa hay Kuku ở tạm, trước khi tầu của Cao uỷ Tị nạn ra đón vào Galang, nơi được gọi là “cửa ngõ tự do và tình người”


Galang có hai trại nằm cách nhau hai cây số. Từ cầu tầu vào một quãng đường là Galang I, nơi tiếp nhận người mới đến. Ở đây thuyền nhân sống tập thể trong những ba-rắc bằng gỗ, dài 20 mét ngang 6 mét. Mỗi ba-rắc chừng 50 người, có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo dân số trại.


Galang II, trước năm 1987 là nơi sinh sống của những người đã được một nước thứ ba nhận cho định cư. Đa số đi Mỹ và một số đi Canada, Úc hay Pháp.


Người tị nạn trước khi đi Mỹ phải qua một khoá học kéo dài từ ba đến bốn tháng rưỡi, để học Anh văn và kiến thức về đời sống Mỹ. Từ năm 1987 các khoá Mỹ chuyển qua Bataan, Philippines.


Nhà ở cho người tị nạn trong Galang II cũng là những ba-rắc gỗ, nhưng thiết kế kiểu nhà sàn, tầng trên chia làm 10 phòng, cho từng gia đình để có sự riêng biệt. Bên dưới là nơi nấu ăn, tắm rửa.


Hai trại đều có chợ, quán ăn, quán cà phê; có nhà thờ, chùa, thánh thất với các lễ nghi tôn giáo cùng các sinh hoạt đoàn thể như Đoàn Oanh Vũ, Gia đình Phật tử Long Hoa, Thiếu nhi Thánh thể, Thanh niên Công giáo.


Về giáo dục có chương trình phổ thông dành cho trẻ em, có thư viện, phòng thính thị cho việc học tiếng Anh. Có chương trình huấn nghệ do các cơ quan thiện nguyện World Relief, Save the Children điều hành.


Về y tế có bệnh viện PMI do Hội Hồng Nguyệt Indonesia trông coi.


Trong trại có bán nguyệt san Tự Do, do linh mục Gildo Dominici sáng lập và làm chủ nhiệm, người tị nạn lo điều hành và nội dung bài vở.


Vào các dịp lễ như tưởng niệm 30/4, Giỗ tổ Hùng Vương, Kỷ niệm 1/11, Trung Thu, Tết, Giáng Sinh, Phật Đản trong trại đều có sinh hoạt văn hoá, văn nghệ MCI (Maintaining Cultural Identity – Bảo tồn văn hoá) do nhiều đoàn thể đóng góp được tổ chức tại CVC hay Trung tâm Sinh hoạt Thanh Thiếu niên (Youth Center).


Nhìn chung đời sống trại Galang như ở một làng quê Việt Nam. Lúc đông nhất dân số trong trại lên đến 15 nghìn người tị nạn, cùng hàng trăm nhân viên đến trại làm việc từ nhiều quốc gia.


Từ sau tháng 4/1975 những ai rời Việt Nam đến được bến bờ các quốc gia Đông Nam Á, nếu không có thân nhân ở các nước khác, đều được Mỹ nhận cho định cư.


Đối diện với khủng hoảng về thuyền nhân, một hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương đã họp ở Geneve tháng 7/1979 và đi tới quyết định là không chỉ Hoa Kỳ tăng số người tị nạn được nhận lên 14 nghìn mỗi tháng, nhiều quốc gia khác cũng mở rộng bàn tay đón nhận người tị nạn Đông Dương là Úc, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý, Nhật, các nước Bắc Âu và nhiều quốc gia khác. Ngay cả Do Thái cũng nhận người tị nạn Việt trong giai đoạn này.


Mười năm sau, chính sách về người tị nạn Đông Dương có những thay đổi căn bản.


Đầu tháng 3/1989, đại diện của 29 quốc gia họp tại Kuala Lumpur, Malaysia để tìm giải pháp cho thuyền nhân. Sau đó các quốc gia ASEAN đưa ra quyết định những thuyền nhân đến các trại sau ngày 14/3/1989 sẽ phải qua thanh lọc để xác định qui chế tị nạn, từ đó mới có thể xin định cư ở một nước thứ ba. Không có qui chế tị nạn, người vượt biên, vượt biển sẽ bị trả về nguyên quán.


Quá trình thanh lọc có những bất công khiến người vượt biển trong các trại ở Đông Nam Á biểu tình phản đối.


Trong trại Galang nhiều người đã tự thiêu, tự sát vì bất công trong thanh lọc và chống lại việc cưỡng bách hồi hương.


Tại hải ngoại, nhiều hội đoàn, các tổ chức giúp người vượt biển đã lên tiếng cầu cứu với Cao uỷ Tị nạn, với lãnh đạo các quốc gia mong tìm ra một giải pháp nhân đạo cho thuyền nhân.


Vào đầu thập niên 1990, việc giải quyết vấn đề thuyền nhân tị nạn Việt Nam, cũng như vấn đề cựu tù nhân học tập cải tạo, vấn đề con lai là những điểm được bàn thảo trong tiến trình thiết lập bang giao giữa Washington và Hà Nội.


Việt Nam lúc đầu không muốn nhận lại thuyền nhân đã bỏ nước ra đi. Như năm 1975 đã không muốn nhận người di tản hồi hương trên con tầu Việt Nam Thương Tín.


Năm 1991 Hà Nội loan báo đồng ý nhận lại những người vượt biên, vượt biển không có qui chế tị nạn.


Chính sách cưỡng bách hồi hương được thi hành. Gần 6 nghìn thuyền nhân từ Galang đã phải hồi hương. Một số đã tình nguyện hồi hương trước, sau được Hoa Kỳ nhận cho vào Mỹ theo chương trình ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees).


Cùng lúc chương trình định cư tù cải tạo HO và con lai được Hoa Kỳ và Việt Nam xúc tiến đưa hàng trăm nghìn người Việt qua Mỹ định cư.


Làn sóng vượt biển chỉ chấm dứt 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30/4/1975.


Các trại tị nạn ở Đông Nam Á, một thời là “cửa ngõ tự do và tình người”, từng đón bộ nhân vượt biên hay thuyền nhân vượt biển đóng cửa.


Khao I Dang, Sikiew, Songkla, Panat Nikhom, Bidong, Sungei Besi, Kuku, Galang, Palawan, Bataan, Chi Ma Wan, Hei Ling Chau, Kai Tak, Tuen Mun, Argyle, Whitehead nhiều nơi nay không còn dấu vết gì nhiều ngoài những nấm mồ của người tị nạn đã qua đời trong trại.


Nằm giữa đường từ Galang I vào Galang II có một khu nghĩa trang, nơi chôn cất khoảng 500 đồng hương kém may mắn đã qua đời tại đây, được thuyền nhân gọi là Galang 3.


Nhiều người chết vì già, vì bệnh. Có bé sơ sinh chết khi vừa lọt lòng mẹ. Có người tự sát để phản đối chính sách thanh lọc bất công được áp dụng cho những ai đến đảo sau ngày 14/3/1989.


Thời gian làm việc trong trại Galang tôi có biết đến hai cái chết. Một anh chừng 30 tuổi, được Hoa Kỳ nhận cho định cư và mở tiệc ăn mừng. Sau buổi tiệc, tối về phòng ngủ và sáng hôm sau không thức dậy nữa.


Người thứ hai là một thanh niên hay quậy phá, nhiều lần bị P3V, cơ quan an ninh của Indonesia, bắt giam vào “nhà khỉ” tức nhà tù của trại. Vào một buổi trưa, anh kêu bạn tù ở phòng cạnh bên kéo dây để anh phơi quần áo. Đâu ngờ đó là dây anh dùng thắt cổ tự tử.


Trại Galang II có Miếu Hai Cô ngay dưới một tàn cây to cao như cây đa. Nghe kể là hai cô đi vượt biển, tầu gặp hải tặc và bị hãm hiếp. Nhiều người trong trại thường đến miếu thắp nhang.


Những năm sau nơi này có thêm một miếu nữa nên trở thành Miếu Ba Cô, để tưởng nhớ đến ba cô gái Việt đã chết trong trại.


Năm 2005, ghi dấu 30 năm ngày 30/4 tang thương khiến nhiều người phải bỏ nước ra đi, cộng đồng người Việt hải ngoại có dự án xây đài tưởng niệm thuyền nhân tại Galang và Bidong. Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam ở Úc, do ông Trần Đông làm giám đốc, xúc tiến công tác.


Khi đài tưởng niệm hoàn thành thì chính phủ Việt Nam phản đối, tạo áp lực ngoại giao buộc chính quyền địa phương phá bỏ.


Đài tưởng niệm ở Galang bị đục bỏ tấm bia bằng đá, với hàng chữ:


“In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996). Though they died of hunger or thrist, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace. Their sacrifice will never be forgotten. Overseas Vietnamese Communities, 2005”


[Để tưởng niệm hằng trăm ngàn người Việt đã chết trên đường tìm tự do (1975-1996). Dù họ đã chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì bị kiệt sức hay vì bất cứ nguyên do nào khác, chúng tôi cầu nguyện cho họ được yên nghỉ đời đời. Những hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên. Các Cộng đồng Việt Nam Hải ngoại, 2005]


Trên tấm bia còn có lời tri ân Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc, Hội Hồng Thập tự Quốc tế, Hội Hồng nguyệt Indonesia và các tổ chức quốc tế đã cứu giúp thuyền nhân.


Trong hơn 10 năm qua, chính phủ Indonesia mở cửa Galang làm nơi du lịch. Người Việt hải ngoại đã có những chuyến đi “Về bến Tự do” thăm lại trại tị nạn xưa.


Nhiều người từng ở Galang đã trở lại nơi này để thăm viếng nơi có một thời sống qua, cùng tảo mộ chăm sóc cho nghĩa trang. Điều này khiến Việt Nam không hài lòng vì Hà Nội muốn xoá bỏ dấu tích và hệ lụy của các chính sách cai trị hà khắc đã khiến người Việt phải bỏ nước ra đi.


Thông tin và hình ảnh đưa lên mạng gần đây cho thấy di sản của người vượt biển tị nạn còn lại tại Galang ngày nay là một bảo tàng về thuyền nhân với nhiều hình ảnh, di vật. Một ba-rắc của Galang II được dựng lại, vài con thuyền vượt biên được phục hồi và trưng bày. Nhà thờ và chùa ở Galang II vẫn còn. Cách đây chừng một tháng thì ngôi chùa đã bị hoả hoạn làm thiệt hại.


Nghĩa trang Galang đã qua nhiều đợt trùng tu. Những ngôi mộ được làm sạch cỏ chung quanh và có nước sơn mới mầu trắng.


Nhìn tấm bia tưởng niệm có trong nghĩa trang từ những năm đầu của thập niên 1980, nay được bao phủ và có nhiều mái che trên lối vào làm mất vẻ đẹp và trang nghiêm, người viết bài đề nghị với Văn khố Thuyền nhân Việt Nam bên Úc, hay hội đoàn nào có trách nhiệm bảo tồn nên có kế hoạch phục hồi bia tưởng niệm lại nguyên trạng như trước, với không gian hoàn toàn mở, không nên có các mái che khuất như hiện nay.


Thêm nữa, các tượng ảnh đặt trước và chung quanh bia tưởng niệm không phù hợp với vong linh của tất cả những người đã khuất vì thuộc nhiều tôn giáo khác nhau.


Tấm bia nguyên thuỷ chỉ có bình nhang phía trước. Nhiều người đã đến đây cầu nguyện và cắm nhang tưởng nhớ.


Về bàn làm lễ nếu cần có cho nghi thức theo tôn giáo, đề nghị dùng một nhà chòi đã có bên phía trên, góc phải nghĩa trang. Khi đọc kinh hay làm lễ có thể đặt trên bàn hình tượng tôn giáo mang theo. Sau nghi thức, mọi người có thể xuống viếng mộ.


Nếu cần hướng thẳng về nghĩa trang và bia tưởng niệm, đề nghị xây dựng một nhà chòi bên kia đường đối diện với cổng nghĩa trang.


Trong hai thập niên từ sau ngày 30/4/1975, theo số liệu của Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp quốc, đã có gần một triệu người Việt bỏ nước ra đi, phần đông là vượt biển. Hàng trăm nghìn người đã vùi thây trên biển và trong rừng sâu.


Hành trình tìm tự do với nhiều đau thương của người Việt Nam đã làm nên trang sử của thuyền nhân tị nạn.


*


Tác giả Bùi Văn Phú làm việc tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á trong thập niên 1980. Ông hiện là giảng viên đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California



BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H01_Galang1
Trại tị nạn Galang I, Indonesia (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H02_GiaDinhTiNan
Một gia đình thuyền nhân trong ba-rắc Galang I (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H03_YouthCenter
Người tị nạn xem văn nghệ tại Youth Center, Galang II (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H04_VanNghe
Tuồng cải lương trong một buổi văn nghệ ở Galang (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H05_PhatThuong
Bà Pirjo Dupuy, Cao ủy trưởng đặc trách định cư, trao phần thưởng cho học sinh khối giáo dục phổ thông (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H06_Galang2
Nhà ở của người tị nạn trong trại Galang II (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H07_BNSTuDo
Bán nguyệt san Tự Do (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H08_BiaTuongNiem
Bia tưởng niệm người vượt biển tại nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H09_NghiaTrang_1986
Nghĩa trang Galang năm 1986 (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H10_NghiaTrang_NhaChoi
Một ngôi mộ trong nghĩa trang Galang. Góc trên là nhà chòi có thể dùng làm nơi cử hành các nghi thức tôn giáo (Screen Shot từ đài RFA)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H11_MieuHaiCo
Miếu Hai Cô trong trại Galang II (Ảnh: Bùi Văn Phú)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H12_DaiTuongNiem
Đài tưởng niệm hoàn tất năm 2005 và ngay sau đó bị đục bỏ do áp lực ngoại giao từ Việt Nam (Ảnh tài liệu trên FB)

 


BuiVanPhu_20210428_HanhTrinhVuotBienVaNghiaTrangGalang_H13_2019_PulaugalangTienBep
Cảnh phía trước nghĩa trang Galang năm 2019 (FB Pulaugalang Tienbep)

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Since I arrived in the United States in “Black April” of 1975 (the Fall of Saigon) and had been resettled in Oklahoma City to date, I have had two opportunities to go back to schools. The first one I studied at Oklahoma City University (OCU) for 5 years and received my degree in 1981. Having to work during day time, I could only go to school in the evening.
Như vậy, từ hiện tượng đảng viên “quay lưng” lại với đảng đến chuyện dân bỏ mặc mọi việc cho nhà nước lo cho tới chuyện thanh niên, rường cột của Tổ quốc, cũng “khô đoàn” và “nhạt đảng” thì điều được gọi là “nền tảng Tư tưởng đảng” có còn gốc rễ gì không, hay trốc hết rồi?
Cảnh sát nói sáu người này tên là – Marta Chicui, Francisca Velcu, Floarea Micescu, Voinea Gratiani Miclescu, Claudia Velcu and Narcisa Velcu – đã bị bắt giữ về vấn đề uy hiếp tấn công vào chùa ở thành phố Rogers (AR). Từ khi bị bắt, sáu nghi phạm này đã được thông báo tiền bảo lãnh hầu tra. Các trinh thám cho rằng có nhiều người khác liên quan vụ việc này, nhưng họ nghĩ rằng những người này đã rời đi khỏi khu vực.
Niềm vui trong Ngày Hội Ngộ, với đặc san được quý nương “khen” còn mấy ông già chồng chỉ gật gù “mầy giữ gìn sức khỏe để tiếp tục”. Tháng 5 năm 2020 và tháng 5 năm nay vì cái dịch Covod-19, không có cơ hội gặp nhau. Dù “ghét cay ghét đắng” mấy ông già chồng hành hạ “con dâu” nầy nhưng không được dịp hội ngộ với nhau, nhớ nhiều.
Tính đến cuối tháng tư, Cộng đồng Việt Nam tại Bắc Cali đã quyên góp gần $95,000. Riêng trong buổi tiệc gây quỹ tại Dynasty Restaurant, San Jose vào ngày 25 tháng 4, Cộng Đồng Việt Nam tại Bắc Cali đã quyên góp được $82,510.00 sau khi trừ các chi phí tổ chức. Sau đó, trong buổi Văn Nghệ Tưởng Niệm 30 tháng 4 do Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn tổ chức cũng đã quyên góp được thêm $6,000 cho quỹ xây dựng tượng đài.
Đa số dân Mỹ ủng hộ Kế Hoạch Gia Đình Hoa Kỳ (American Families Plan) do Biden đề ra, dự kiến chi 1.8 ngàn tỷ đôla để giúp người lao động hưởng phúc lợi để hồi phục sau đại dịch, theo bản thăm dò của Morning Consult vừa phổ biến: 58% cử tri nói ủng hộ. Tính theo đảng: 86% Dân Chủ ủng hộ, 54% độc lập, 25% Cộng Hòa.
Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ thì dễ có bóng dáng của “kẻ thứ ba” đứng đằng sau, mà trong trường hợp cặp vợ chồng Bill và Melinda Gates đổ vỡ được biết trong mấy ngày qua cũng không ngoại lệ. Vậy “kẻ thứ ba” này là ai? Bài báo của Fox Business hôm Thứ Ba, 4 tháng 5 năm 2021, đã cho chúng ta biết về “kẻ thứ ba” này như sau. Cuộc hôn nhân của Bill Gates với người vợ bị lạnh nhạt Melinda Gates chắc chắn có nhiều uẩn khúc trên đoạn đường đi tới ly dị kéo dài sau 27 năm của họ.
Cựu cảnh sát thành phố Minneapolis Derek Chauvin đã lập hồ sơ kháng cáo cho một vụ xử mới hôm Thứ Ba, 4 tháng 5 năm 2021, sau khi ông đã bị kết án vào tháng trước về việc giết chết George Floyd, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Ba.
Số người chết từ vụ sập cây cầu tại thành phố Mexico City đã tăng lên tới 24, trong khi các đội làm việc để dọn dẹp đổ nát – và sự giận dữ gia tăng qua vụ mới nhất trong một loạt thảm họa làm thiệt hại các hệ thống chuyên chở công cộng lớn nhất thế giới, theo báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Ba, 4 tháng 5 năm 2021.
Chính phủ cũng nhắm mục đích có 160 triệu người lớn được chích ngừa đầy đủ vào lúc đó, là sự thúc đẩy để cải thiện mức miễn nhiễm trên toàn quốc tới điểm nơi mà vi khuẩn corona có rất ít cơ hội để lây lan và để có nhiều hạn chế y tế công cộng hơn có thể được gỡ bỏ, theo các viên chức chính phủ nói với các phóng viên. Tính tới Thứ Hai, 3 tháng 4 năm 2021, hơn 246 triệu liều thuốc chích ngừa đã được chích trên toàn Hoa Kỳ. Hơn 56% người lớn đã nhận ít nhất một liều, trong khi 40% người lớn đã chích ngừa đầy đủ, theo Cơ Quan CDC cho biết.
trong lời phát biểu ông Tạ Đức Trí nói: “Chúng tôi rất vinh dự được đại diện thành phố Westminster đến đây để cùng với tất cả quý vị tham dự Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng Tư lần thứ 46 do Cộng Đồng NVQG cũng như Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ tổ chức. Chúng tôi xin chân thành cám ơn ban tổ chức đã tổ chức buổi lễ trong ngày hôm nay trong điều kiện thử thách của đại dịch để chúng ta thấy được, chúng ta đến đây với tấm lòng quan tâm đến hiện tình của Việt Nam. Chúng tôi rất hãnh diện, rất là vui thấy buổi lễ hôm nay có sự tham dự của rất nhiều chức sắc dân cử của các thành phố Garden Grove, Santa Ana cũng như Dân Biểu Tiểu Bang Janet Nguyễn. Điều này cho thấy, cộng đồng chúng ta thể hiện lập trường chống cộng trong tinh thần đoàn kết. Rất vinh dự được sự ủng hộ của tất cả quý vị, rất vui khi thấy tập thể của chúng ta có mặt rất là đông đủ trong ngày hôm nay.”
Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời
Chiến dịch Tips® khuyến khích những người Việt hút thuốc lá gọi vào ASQ Trung Tâm Cai Thuốc Lá Dành Cho Người Việt, số 1.800.778.8440, hoặc vào trang mạng www.asq-viet.org để được giúp cai thuốc lá miễn phí, và những ai hội đủ điều kiện sẽ nhận được miếng dán nicotine miễn phí dùng đủ trong hai tuần.
Trong dịp nầy, Huynh Trưởng Nghĩa Sinh đã chuyển lời cảm ơn đến các tham dự viên Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã hy sinh thời giờ quý báu để kiên trì tham gia các công tác thiện nghĩa trong niên hoạt 2020-2021 – từ việc giúp đỡ các em cô nhi bất hạnh đến việc hỗ trợ những người khuyết tật phục hồi thể xác và bồi dưỡng tâm linh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.