Hôm nay,  

Bảo Thủ Hay Cấp Tiến, Tối Cao Pháp Viện Sẽ Ảnh Hưởng Đến Tương Lai Thế Nào?

28/09/202009:16:00(Xem: 4230)
Theo như công bố từ Tổng Thống Donald Trump vào cuối tuần qua, nữ thẩm phán Amy Coney Barrett đã chính thức được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện và sẽ đệ trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ để bắt đầu quá trình chuẩn thuận. Nhân việc này chúng ta tìm hiểu chính sách bổ nhiệm và thay người vào Tối Cao Pháp Viện như thế nào, cũng như sẽ ảnh hưởng ra sao đến người dân Mỹ trong tương lai.

Theo sau hai thẩm phán Neil M. Gorsuch và Brett M. Kavanaugh, thẩm phán Barrett, 48 tuổi được tổng thống Trump đề cử là những người còn khá trẻ so với giới tiền nhiệm, nhằm có thể phục vụ và thay đổi luật pháp, chính sách quốc gia trong vài ba thập niên tới. Các thẩm phán này thuộc tổ chức Federalist Society, là nhóm những nhà hoạt động pháp lý bảo thủ, cổ súy việc diễn giải và thực thi hiến pháp và luật pháp theo tính nguyên bản và nguyên thủy của chúng.     

Trong khi hiến pháp là nguyên tắc và nền tảng lâu đời của hệ thống pháp lý Hoa Kỳ, không phải nó không gây trở ngại cho việc phát triển quốc gia cùng sự thích nghi trước xu hướng xã hội cấp tiến theo ý nguyện người dân.

Nếu nhìn lại hiến pháp Hoa Kỳ được các nhà lập quốc soạn thảo và ký kết vào năm 1787, đến nay đã hơn 230 năm. Những quyền công dân căn bản cùng các luật lệ điều hành quốc gia khi Hoa Kỳ còn là một quốc gia canh nông thô sơ và lạc hậu vừa giành được độc lập so với một xã hội dân chủ  phát triển và văn minh cao cùng tính chất đa dạng của xã hội và công dân Hoa Kỳ hiện nay là khác xa.

Từ các vấn đề dân quyền, chính phủ, luật lệ, xã hội cho đến dân sinh, thương mại, khoa học, di trú ... đều hoàn toàn khác biệt với một nước Mỹ của hơn hai thế kỷ trước. Ở mặt nào đó, một số điều trong hiến pháp Hoa Kỳ có thể đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp với thời đại, cần có sự thay đổi trên quan điểm cấp tiến và phù hợp hơn. Điều này cũng đã được các nhà lập pháp ghi nhận khi các Tu Chính Án lần lượt ra đời theo thời gian, thay đổi hay bổ sung vào những điều cần cải đổi trong hiến pháp.

Ngay cả các Tu Chính Án cũng có thể là điều gây tranh cãi ở xã hội đương thời. Ví dụ như Tu Chính Án thứ hai về quyền được sở hữu và mang súng của người dân. Nó ra đời vào thời kỳ sơ khai của nước Mỹ, người dân cần có súng để tự vệ vì chính quyền không đủ khả năng bảo vệ cho tất cả người dân ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Nhưng hiện nay,  súng là một vấn đề và thách thức cho xã hội. Cho dù không tuyệt đối tước đoạt quyền mang súng nhưng việc kiểm soát là cần thiết. Nó mang lại sự an toàn cho xã hội bởi vũ khí sát thương hàng loạt không thể xem như sử dụng cho mục đích tự vệ mà là vũ khí nguy hiểm một khi vào trong tay kẻ xấu hay quá khích. Hoặc giả thể thức cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống xem ra đã khá lạc hậu so với thế giới.

Khi muốn diễn dịch và áp dụng hiến pháp và luật pháp theo nguyên bản, những thẩm phán bảo thủ này sẽ có trong tay thẩm quyền để giữ hay đưa xã hội về với các nguyên tắc và giá trị hàng thế kỷ, khi mà quyền lực và luật pháp hầu như nằm trong tay người da trắng. Đây là điều đáng quan tâm trong việc chọn lựa và bổ nhiệm vì những quan điểm bảo thủ hay cấp tiến, hoặc trung dung, ôn hòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân qua các phán quyết được đưa ra thế nào.

Ca ngợi nữ thẩm phán đáng kính Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời, thẩm phán Barrett phát biểu tại lễ ra mắt rằng, "Một thẩm phán phải áp dụng luật như đã được viết ra. Các thẩm phán không phải là những nhà hoạch định chính sách và họ phải kiên quyết gạt bỏ mọi quan điểm về chính sách mà họ có thể đã có". Bà cũng đã cam kết sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi người dân. Dù tái khẳng định đường lối bảo thủ, thái độ và lời cam kết của bà cho thấy một lý tưởng tích cực và sự thuyết phục cho vai trò cần thiết của các thẩm phán liên bang hay tối cao pháp viện.

Tuy nhiên có thật sự là như vậy bởi lý do thẩm phán Barrett được tổng thống Donald Trump chọn lựa và được giới bảo thủ hết lòng ủng hộ là nhờ vào các quan điểm tiền định của bà trong việc chống lại quyền phá thai cùng đạo luật Affordable Care Act của tổng thống Barack Obama, những luật đã từng được thông qua và nay có nguy cơ bị đảo ngược nếu bà tham gia vào tòa tối cao với đường lối bảo thủ.

Thêm vào đó, trong ba năm qua, kể khi được bổ nhiệm, bà đã tỏ ra đồng thuận với nhiều chính sách di trú khó khăn và nghiêm ngặt của nội các qua các phán quyết hay quan điểm đưa ra. Bà là thẩm phán duy nhất ủng hộ sắc lịnh cấm người di dân được quyền thường trú nếu từng nhận phúc lợi xã hội, theo một phán quyết gồm ba thẩm phán tại tòa phúc thẩm 7th Circuit Court of Appeals. Trump và phía Cộng Hòa còn kỳ vọng bà cũng sẽ đứng về phía họ nếu việc tranh chấp về kết quả bầu cử trong tháng 11 tới có xảy ra.

Mặt khác, cũng chính bà khi còn là giáo sư luật tại đại học Notre Dame Law đã phát biểu về việc hoãn bổ nhiệm thẩm phán trong năm bầu cử trên đài CBS vào tháng Hai năm 2016 rằng, việc tổng thống Obama bổ nhiệm thẩm phán trong năm bầu cử là không thích hợp khi "lật ngược đáng kể cán cân quyền lực" tại Tối Cao Pháp Viện. Đây là điều đang xảy ra với chính bà hiện nay, khi cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn về khối bảo thủ một khi bà được chuẩn thuận vào tòa tối cao.

Việc bổ nhiệm thẩm phán Barrett gây ra tranh cãi bởi tính chính danh và vội vã của nó khi mà cuộc bầu cử sớm đã diễn ra tại nhiều tiểu bang. Không phải sự tranh luận về phẩm cách hay năng lực của thẩm phán Barrett mà ở cách khối đa số đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện đã đảo ngược chính lời của mình, bất chấp những danh dự và nguyên tắc cùng tiền lệ họ đã đặt ra. Không kể nó trái ngược ý nguyện đa số cử tri qua các cuộc thăm dò. Việc này đã cho thấy có sự lo ngại về việc khả năng Donald Trump có tái đắc cử và phía Cộng Hòa vẫn giữ thế thượng phong tại Thượng Viện hay không.

Hồi tháng Tám vừa qua, Phó Tổng Thống Mike Pence đã thẳng thừng chỉ trích Chánh Án Tối Cao Pháp Viện rằng, "John Roberts đã làm thất vọng giới bảo thủ" (Christian Broadcasting Network ngày 5 tháng Tám, 2020) khi chánh án Roberts có những đồng thuận với các thẩm phán cấp tiến trong một vài phán quyết quan trọng. Theo cách nói này, giới bảo thủ và đảng Cộng Hòa kỳ vọng rằng, một thẩm phán được tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm phải trung thành với đường hướng và nghị sự đảng phái, thay vì đặt công lý và lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Họ cũng chọn lựa và hy vọng như vậy với thẩm phán Amy Coney Barrett.

Sự gay gắt của chính trường cùng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ  năm nay đã cho thấy, sự thờ ơ hay chọn lựa sai lầm trong lá phiếu sẽ tạo những ảnh hưởng trực tiếp đến hàng thế hệ. Sự cân nhắc không chỉ là vấn đề cảm xúc cá nhân dành cho các ứng cử viên mà còn cần nhắm đến lợi ích và sở nguyện một giới trẻ, là chính con cháu mình, sẽ được sống với một tương lai như thế nào.

09-2020
Nhã Duy

Ý kiến bạn đọc
28/09/202017:59:50
Khách
Tôn trọng bài viết của bạn nhưng hien pháp của Hoa Kỳ lý nền tảng cho những thành quả mà quốc gia này đặt được và thành công hơn những quốc gia khác.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố các lệnh trừng phạt đối với công ty đứng sau dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2 của Nga, để đáp trả Moscow quyết định đưa quân vào miền đông Ukraine, theo TheHill đưa tin ngày Thứ Tư, 23 tháng 2 năm 2022.
HOA KỲ – Một người đàn ông ở New Mexico đã bị kết tội hãm hiếp và sát hại một cụ bà 79 tuổi ngay trong phòng ngủ nhà bà ở Anaheim. Chính DNA và hồ sơ di truyền đã giúp tố cáo tội ác của ông ta trong vụ án kéo dài hàng thập niên, theo OCRegister đưa tin ngày Thứ Tư, 23 tháng 2 năm 2022.
Từ cuối năm 2021, Nga đã di chuyển quân đến vùng biên giới Ukraine và gây ra một cuộc khủng hoảng mới tại Âu Châu sau khi hỗ trợ vùng Donbas ly khai và chiếm Crimea của Ukraine vào 2014. Một tài liệu của tình báo Hoa Kỳ Washington Post đã thu thập được vào tháng 12 năm vừa qua cho biết rằng Nga dự định một cuộc tấn công vào Ukraine với 175,000 quân. Đây là một thử thách mà khối NATO đang phải đối phó. Tin giờ chót cho hay, Nga vừa công nhận Donetsk và Luhanks thuộc vùng Donbas độc lập và điều quân Nga vào vùng này vào ngày 21-2-2022. Tình hình trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Mấy thế hệ người Việt liên tiếp vừa qua, ít nhiều, đều là nạn nhân của thời cuộc hay của chế độ hiện hành nhưng chắc chưa có ai ngồi cặm cụi (nhiều năm trời) để ghi lại những nhận xét tỉ mỉ và chính xác của mình về “những loại nhà nước” hiện nay – như Vũ Biện Điền:
Cựu tổng thống Trump đã khen ngợi tổng thống Nga Putin là “khôn ngoan” khi chính thức đem quân Nga vào hai tỉnh ly khai của Ukraine do Nga hậu thuẫn là Donetsk và Luhansk.
HOA KỲ – Theo một dữ liệu phân tích được chính phủ Hoa Kỳ công bố, vắc xin COVID-19 không có khả năng gây ra tình trạng viêm nhiễm hiếm gặp ở trẻ em, theo APnews đưa tin ngày Thứ Ba, 22 tháng 2 năm 2022.
HOA KỲ – Ba người đàn ông da trắng bị kết tội giết thanh niên gốc da đen Ahmaud Arbery đã bị tòa liên bang ở Georgia kết tội về các tội ác thù ghét (hate crimes) cùng các tội danh khác, theo APnews đưa tin ngày Thứ Ba, 22 tháng 2 năm 2022.
HOA KỲ – Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã bác bỏ kháng cáo cuối cùng của cựu Tổng thống Trump trong cuộc tranh chấp của ông với Ủy ban Hạ viện điều tra vụ bạo loạn Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, theo tin TheHill ngày Thứ Ba, 22 tháng 2 năm 2022.
HOA KỲ – Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phối hợp cùng với các nước đồng minh đã đưa ra các biện pháp trừng phạt dành cho Moscow, theo TheHill đưa tin ngày Thứ Ba, 22 tháng 2 năm 2022
Bình luận của hai nhà báo Đức về việc Nga, dưới quyền chỉ đạo của Vladimir Putin, công nhận các khu vực ly khai ở Ukrain, bài do tác giả Đỗ Kim Thêm chuyển ngữ. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ
A Who's Who về người Việt tị nạn thành công trên nước Mỹ, từ kinh doanh đến văn học, từ chính trị đến quân sự, từ chuyên gia khoa học đến ngành nail... Bài của nhà báo/ doanh nhân Kiều Mỹ Duyên. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.