Hôm nay,  

Chiến Tranh Mỹ-Trung Khó Tránh

7/10/202014:58:00(View: 6071)
 
Sự căng thẳng thẳng giữa nước Mỹ và Trung cộng mỗi ngày mỗi gia tăng. Thật vậy, kể từ ngày 25-9-2018, tổng thống Donald Trump đọc trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kêu gọi các nước trên Thế giới: “Chống lại xã hội  chủ nghĩa và những đau khổ do nó đã gây ra cho nhân loại.” Mời xem link: https://youtu.be/q6XXNWC5Koc?t=95
     Từ đấy, khiến cho Trung cộng lo âu phập phồng vì cả Thế giới phê phán chủ nghĩa cộng sản gay gắt.   
   
I- Trung cộng càng ngày càng có nhiều nước thù nghịch:
    1- Ngày 3-1-2017, tổng thống Donald Trump đề cử Robert Lighthizer giữ nhiệm vụ Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, Thượng Viện Hoa Kỳ đồng thuận vào ngày 11-5-2017. Kinh tế của Trung cộng dùng các công ty quốc doanh ngấm ngầm hỗ trợ các công ty tư nhân để tạo ra sản phẩm nội địa tối đa, rồi thách thức các nền kinh tế thị trường các nước tự do trên Thế giới. Trung cộng dùng những linh kiện điện tử cài đặt vào đồ dùng thiết yếu của người sử dụng để đánh cắp các kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Thế nên, Robert Lighthizer quyết tâm điều tra Trung cộng ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ mà Trung cộng đã ăn cắp hàng năm tới nhiều tỉ đô-la. 
     2- Đài Loan là một hòn đảo ở phía đông nước Tàu, cách tỉnh Phúc Kiến 193 km về phía đông. Diện tích đảo quốc Đài Loan là 35,571 cây số vuông. Dân số Đài Loan vào năm 2019 là 23.756.579 người. Theo Reuters, người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan đã phát biểu hôm 5-3-2019: "Trung Quốc liên tục tuyên bố họ sẽ không từ bỏ ý định sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực, vì vậy chúng tôi luôn luôn cảnh giác và sẵn sàng một cuộc chiến với Trung cộng."
     3- Trung-Nhật tranh giành chủ quyền quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và vết thương dai dẳng từ thời quân Nhật chiếm đóng nước Tàu mà người Tàu là một dân tộc đầy lòng tự tôn, luôn luôn hậm hực cho đây là điều sỉ nhục rất lớn?! 
     4- Hai nước Ấn- Trung có chung đường biên giới dài khoảng 4.000 km. Xung đột Ấn-Trung là cuộc chiến tranh chấp biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, đã giao tranh vào ngày 20-10-1962. Ngoài ra, Ấn Độ trao quy chế tị nạn chính trị cho Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1959, gây cho hai nước thù nghịch nhau. 
     Gần đây, vào ngày 15-6-2020, binh sĩ hai nước Ấn- Trung đã ẩu đả ác liệt tại thung lũng Galwan, khiến cho ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và 40 binh sĩ Trung cộng tử thương. Hai bên đã đưa đông đảo binh sĩ và khí tài quân sự tới vùng biên giới này. Tạm thời New Delhi và Bắc Kinh đang tiến hành nhiều cuộc đàm phán nhằm giải quyết các tranh chấp.
     5- Hiện nay Nga-Tàu “Bằng mặt mà chẳng bằng lòng”, Nga-Tàu đã xung đột vào cuối năm 1960, dọc theo biên giới dài 4.380 km, khi đấy 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu với 814.000 quân Trung cộng. Vào ngày 2-3-1969, quân Trung cộng phục kích một đơn vị biên phòng nước Nga gây cho 59 chết và 94 bị thương. Sau đó, Nga pháo kích vào các nơi quân Trung cộng trú đóng tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo ngày 15-3-1969, Nga tuyên bố quân Tàu chết 800 người. Thế nên, giữa Nga và Trung cộng chỉ thân thiện bên ngoài.
    6- Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã và đang dựa vào Trung cộng để tồn tại. Có lẽ, độc giả còn nhớ truyện “Tây Du Ký”, nhân vật nổi bật trong truyện là Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không gốc là một “ Khỉ Đột” bị đè 500 năm dưới núi Ngũ Hành Sơn. “Khỉ Đột” không thoát ra được là do “Bùa Lục Tự” có 6 chữ: “An, Ma, Ni, Bác, Di, Hồng”. Khi Đường Tăng Tam Tạng gỡ “Bùa Lục Tự” thì “Khỉ Đột” vùng dậy ra khỏi núi đồ sộ. CSVN còn nguy khốn hơn, vào tháng 2 năm 1999, Giang Trạch Dân của Trung cộng yểm đầu Tổng bí thư CSVN là Lê Khả Phiêu và các đảng viên CSVN bằng “Bùa Thập Lục Tự” (16 chữ vàng) nguy hiểm hơn “Bùa Lục Tự”! Thế nên, CSVN lần lượt cắt nhượng cho Trung cộng: Ngày 30-12-1999, Đảng CSVN đã cắt nhượng khoảng 700 km2 vùng đất biên giới Bắc Việt trong đấy có ải Nam Quan, thác Bản Giốc cho Trung cộng! Ngày 25-12-2000, CSVN cắt nhượng khoảng 11,000 km2 vùng vịnh Bắc Bộ Việt Nam cho Trung cộng! Năm 1958, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký công hàm dâng biển Đông cho Trung cộng! Dù vậy, ngày nay CSVN và ngay cả Rodrigo Duterte là tổng thống của Philippines đã theo Trung cộng lại giật mình vì bị Trung cộng gian tham và lấn lướt?
      II- Sức mạnh quân sự của Mỹ và Trung cộng: 
      Ngày nay, vị thế của Trung cộng trên Thế giới là quốc gia đứng thứ nhì về kinh tế chỉ sau Mỹ nhưng về quân sự thì đứng thứ ba, sau Mỹ và Nga. Quân đội Trung cộng hiện có 2,2 triệu binh sĩ. Quân đội của Mỹ hiện có 1,4 triệu binh sĩ. Tuy nhiên, quân đội của Mỹ kinh nghiệm chiến đấu già dặn hơn vì binh sĩ Mỹ thường xuyên tham chiến như chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990.         
     Thế nhưng, ngày nay số lượng quân sĩ không còn là yếu tố chính yếu để quyết định thắng bại của trong chiến tranh mà khí tài hiện đại của mỗi bên sẽ quyết định cuộc chiến. Hiện nay các nhà quân sự tiên đoán chiến tranh Mỹ- Trung sẽ xảy ra tại eo biển Đài Loan hay biển Đông. Thế nên, cần tìm hiểu về “Hàng không mẫu hạm” còn gọi là “Tàu sân bay” và “Vũ khí nguyên tử”. 
     Trung cộng có 2 hàng không mẫu hạm, chiếc Liêu Ninh mua của Ukraine và một chiếc do Trung cộng tự đóng, 2 chiếc này một thì quá cũ, một thì kỹ thuật chưa được hoàn hảo! 
     Trong khi đấy, Mỹ đang dẫn đầu thế giới về số hàng không mẫu hạm, tới 10 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử. Tiêu biểu “Hàng không mẫu hạm” USS Gerald Ford. Trọng tải: 100,000 tấn Anh, có 2 lò phản ứng hạt nhân. Tốc độ: 30 hải lý một giờ (56 km/h; 35 mph). Hàng không Mẫu hạm này giao cho Hải Quân Mỹ vào tháng 2 năm 2016. Giá thành Mẫu hạm USS Gerald Ford là 13 tỷ USD (1). 
     Vũ khí nguyên tử còn gọi là Vũ khí hạt nhân (Nuclear weapon), đây là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt! Hai quả bom nguyên tử thả xuống nước Nhật, trong Thế chiến thứ II, tại Hiroshima ngày 6-8-1945 và Nagasaki ngày 9-8-1945, ước tính trên 200 ngàn người bị chết! Đây là bom loại A, ngày nay dùng loại bom nguyên tử loại H hay bom Hydro tức là loại bom khinh khí, nó có thể tàn phá lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử loại A. 
     Trung cộng bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 1954, do các chuyên gia Liên Xô giúp đỡ. Đến ngày 16-10-1964, Trung cộng thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên bằng uranium. Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung cộng không có tiết lộ, tuy nhiên các chuyên gia quân sự quốc tế dự đoán Trung cộng sở hữu khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. 
     Hoa Kỳ hiện có khoảng 7.200 vũ khí hạt nhân. Vũ khí nguyên tử của Mỹ ngoài số tồn trữ các nơi, còn lưu động trên 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio với 24 tên lửa Trident II trên mỗi tàu. Trên không thì 94 máy bay B-2 và B-52 mang vũ khí hạt nhân, 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Thế nên, bất cứ quốc gia nào cũng e ngại dùng bom nguyên tử để đối chọi với Mỹ, vì lẽ nếu nước Mỹ bị bom nguyên tử của đối phương thì các tàu ngầm hạt nhân, các máy bay mang vũ khí hạt nhân ở bên ngoài nước Mỹ (đang lưu động) sẽ đáp trả ngay lập tức vào lãnh thổ kẻ thù tan tành. Cũng xin thưa thêm, những quốc gia hiện nay đã công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân: Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung cộng, Ấn Độ, Pakistan và Bắc Triều Tiên.         
     Nước Tàu rộng lớn (9.596.960 km2), đông dân (1,4 tỷ người), với 5 khu tự trị chiếm khoảng 1/2 nước Tàu, gồm có: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Khu tự trị dân tộc Nội Mông Cổ. Khu tự trị dân tộc Tây Tạng. 
     Các “Khu tự trị”: Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng... đã đấu tranh liên tục, bởi sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Trung cộng, truyền thông đã ghi nhận: “Năm 2002, người Duy Ngô Nhĩ tại Bishket (thủ đô Kyrgyzstan), các thành viên của tổ chức bí mật đã bắn chết viên lãnh sự Tàu cộng ở đấy (2)”. Người Tây Tạng từ đầu năm 2009 đến nay, đã có 150 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối bạo quyền Bắc kinh hủy diệt văn hóa và tôn giáo của họ. Ngoài ra, hiện nay nhà cầm quyền Trung cộng bắt giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ và áp đặt luật “An ninh quốc gia” tại Hồng Kông khiến cho cả Thế giới lên án gay gắt.
     III- Vì sao chiến tranh Mỹ-Trung khó tránh?: 
      Gần đây, có nhiều tiếng nói trong Đảng cộng sản chống lại Tập Cận Bình, ông Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), sau đó ông Chủ tịch Trần Bình (Chen Ping) yêu cầu mở Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng để thảo luận về vấn đề quyền lực của ông Tập Cận Bình có nên tiếp tục hay không? Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là ông Đặng Phác Phương đã công bố lá thư gửi “Lưỡng Hội” nêu 15 câu hỏi, chỉ thẳng vào ông Tập Cận Bình. Một giáo sư tại Trường Đảng Trung ương là bà Thái Hà (Cai Xia), có bài phát biểu được ghi âm tại một buổi họp Đảng ủy, bà đã đề nghị nên loại bỏ quyền lực của ông Tập. 
     Từ Trạch Vinh (Xu Zerong) là tiến sĩ khoa học chính trị từ Đại học Oxford thuộc “Thế hệ Đỏ thứ hai”, khi trả lời phỏng vấn Vision Times, phát biểu rằng: “Núi lửa dồn nén lâu ngày cuối cùng sẽ tuôn trào”. Ông Tập đã thăng cấp rất nhiều tướng lĩnh, nhưng các vị tướng ấy có bảo vệ ông Tập khi lâm nguy hay không thì không thể bảo đảm. Dân chúng nước Tàu, từ khi xảy ra dịch bệnh Vũ Hán và Đập Tam Hiệp thì lòng tin nhà cầm quyền sa sút rõ rệt. Do đó, ông Tập Cận Bình cần chiến tranh để để chuyển lửa ra ngoài.    
     Trong khi đấy, Hoa kỳ đã đưa 2 tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đến tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, trong khi tàu sân bay USS Nimitz hiện diện ở Đông Thái Bình Dương. Mỗi tàu sân bay này chở theo hơn 60 máy bay. Các vị tư lệnh chỉ huy hải quân Mỹ cho biết: “Sự hiện diện cùng lúc tới 3 Hàng không mẫu hạm là khẳng định sự hỗ trợ của Washington đối với khu vực và các đồng minh. Vì sao có sự căng thẳng này, ông Koehler chỉ trích Trung cộng xây dựng các tiền đồn quân sự ở biển Đông, bố trí tên lửa, hệ thống tác chiến điện tử nơi đấy.

Inline image
Hàng không mẫu hạm Nimitz diễn tập ở Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ


    Từ các dẫn chứng trên, người viết nghĩ rằng chiến tranh Mỹ-Trung sẽ xảy ra vào cuối năm này hay là một vài năm tới. Liên minh các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn đã/đang dùng kế “Đả thảo kinh xà” hay “Dẫn xà xuất động” (Dụ rắn ra khỏi hang) để tiêu diệt. Đây là kế thứ 13 trong 36 kế của nước Tàu, thế mà Tập Cận Bình lại cho quân đội của mình hùng hổ tại eo biển Đài Loan và biển Đông?
      Trung cộng, trong nước đang bất hòa, nhiều nước trên thế giới đang đối nghich. Khi chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, thì Liên minh các nước sẽ đánh đuổi quân đội Trung cộng (PLA) tan tác và nước Tàu có thể bị chia 5 xẻ 7, hãy chờ xem.
Ngày 10-7-2020 
Nguyễn Lộc Yên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bệnh Chân Lực Sĩ athlete’foot là bệnh rất thường xẩy ra ở mọi người và thường thấy ở các khe ngón chân.Nguyên nhân là các loại nấm.Bệnh thường thấy ở con trai chưa tới tuổi dậy thì. Ở người trưởng thành, cứ sáu người nam thì một người nữ mắc bệnh, nhưng nguyên nhân là do thói quen không đẹp chứ không phải vì sinh học.
Thủy sản có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulnificus, Vibrio parahaemolyticus hiện diện trong nước bẩn. Virus norwalk (Norovirus) cũng là một vấn đề quan trọng ở sò hến tại Bắc Mỹ. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy là những biểu lộ thông thường sau khi dùng phải thực phẩm có chứa những mầm bệnh vừa kể. Ngoài ra sò hến cũng có thể bị nhiễm virus viêm gan A (hepatitis A).
Mô tả COVID-19 như là “ác mộng tồi tệ nhất” trong đời ông, Bác Sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu trên toàn quốc Hoa Kỳ, hôm Thứ Ba, 9 tháng 6 năm 2020 nói rằng vẫn còn nhiều điều chưa biết về vi khuẩn corona và cảnh báo rằng đại dịch đang diễn ra vẫn còn quá xa để kết thúc."Trời ơi! Nó sẽ kết thúc ở đâu? Chúng ta vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu của sự hiểu biết thực sự,” theo Bác Sĩ Fauci, giám đốc Viện Dị Ứng Và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia, cho biết về đại dịch trong một hội nghị mạng do BIO, Tổ chức Đổi Mới Công Nghệ Sinh Học, tổ chức, theo báo New York Times đưa tin.
Giữa mùa đại dịch COVID-19, tại những buổi tường trình mỗi ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence không ngớt tiên đoán sự lớn mạnh vượt bực của kinh tế quốc gia Hoa Kỳ sau khi tình hình dịch tễ lắng đọng. Hai ông nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ hậu-COVID-19 sẽ tìm lại thế quân bằng sau những chao đảo khiếp hãi khiến cả 40 triệu nhân công thất nghiệp trong vòng vỏn vẹn ba tháng trời. Đầu tháng Sáu, hy vọng bắt đầu le lói khi guồng máy kinh tế rục rịch mở cửa lại, ai nấy trông đợi ánh sáng tỏa lớn cuối đường hầm.Tuy nhiên, mặc dù người ta có quyền hy vọng vào sự thịnh vượng chung, nhưng sự thật là đối với các thành phần ít may mắn hơn trong xã hội (vâng, phần đông trong đó là những sắc dân da màu thiểu số), khó khăn kinh tế gần như là một điều chắc chắn. Ai cũng tưởng sau khi COVID-19 giáng một đòn chí tử lên kinh tế Hoa Kỳ, thì khoảng cách chênh lệch giữa hai thành phần giàu-nghèo sẽ phần nào thu hẹp, nhưng oái oăm thay, mọi bằng chứng cho thấy sự khác biệt ấy
Nguyễn nhựt Thông là cháu kêu tác giả bằng Dượng Tư (má Thông và ds Ngoc lan là 2 chị em ruột) là một nhân viên điều dưỡng ( (préposé aux bénificiaires) tại một bệnh viện lớn ở Montreal. Mấy năm trước đây, cậu ta làm việc tại một bộ phận có thể được gọi là hắc ám nhứt . Đó là tầng bệnh nhân « tạm trị » trong giai đoạn cuối đời (unité de soins palliatifs) Đây là đơn vị của các bệnh nhân hết thuốc chữa và chỉ còn chờ ngày ra đi mà thôi. Sau đây là đôi dòng tâm sự của cậu ta. « …Cuộc đời đưa đẩy tôi làm nhân viên cho một bệnh viện ở Montreal. Công việc của tôi là chăm sóc người bệnh, giúp cho họ có được những giây phút thoải mái để cuộc sống dễ chịu hơn trong những ngày cuối cùng của đời họ trên dương thế nầy.
Các cư dân của Quận Cam không còn phải đeo mặt nạ ở nơi công cộng, theo các viên chức tuyên bố hôm Thứ Năm, 11 tháng 6 - một sự thay đổi đột ngột trong các lệnh y tế sau nhiều tuần tranh luận về việc sử dụng các tấm che mặt để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn corona, theo báo Los Angeles Times cho biết. Đeo mặt nạ sẽ chuyển từ được đòi hỏi thành khuyến nghị mạnh mẽ trong môi trường công cộng theo lệnh sửa đổi từ Giám Đốc Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam mới, Bác Sĩ Clayton Chau, cho biết. Chau nói trong cuộc họp báo rằng ông sẽ đưa ra lệnh mới vào chiều tối Thứ Năm. “Tôi muốn nói rõ rằng điều này không làm giảm tầm quan trọng của việc che mặt,” theo ông nói. “Tôi cùng lập trường với các chuyên gia y tế công cộng và tin rằng việc che mặt bằng vải giúp làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng của chúng ta và cứu mạng sống. Bằng cách phù hợp với tiểu bang, điều này sẽ cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân của chúng ta khả năng đưa ra quyết định phù hợp nhất ch
Khoảng một nửa tá tiểu bang bao gồm Texas và Arizona đang vật lộn với số lượng bệnh nhân vi khuẩn corona gia tăng nằm đầy giường bệnh viện, gây lo ngại rằng việc mở lại nền kinh tế Hoa Kỳ có thể gây ra làn sóng lây lan thứ hai, theo Reuters. Chứng khoán toàn cầu đã sụp đổ hôm Thứ Năm, 11 tháng 6, với thị trường Dow Jones mất hơn 1,800 điểm, vì lo ngại về sự tái vùng dậy của đại dịch. Lần trước S&P 500 và Dow giảm nhiều trong một ngày là vào tháng 3, khi các trường hợp lây lan vi khuẩn corona tại Hoa Kỳ bắt đầu tăng mạnh. Sự gia tăng các trường hợp bị lây tới cao điểm hiện nay là khoảng một chục tiểu bang một phần phản ảnh việc thử nghiệm tăng tốc. Nhưng nhiều tiểu bang trong số đó cũng chứng kiến việc tăng số người vào bệnh viện và một số đang bắt đầu thiếu hụt giường cho phòng chăm sóc đặc biệt.
Trong khu phố Capitol Hill của thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, các cảnh sát đã rút lui và cho phép những người biểu tình chiếm lấy một phần của thành phố, nơi được gọi là "Khu Tự Trị Đồi Capitol". Sở Cảnh Sát Seattle đã rời khỏi Khu Vực Đông vào Thứ Hai và đã đóng ván lên các cửa sổ và cửa ra vào. Kể từ đó, những người biểu tình đã rào chắn xung quanh khu vực và biến nó thành khu vực không có cảnh sát của riêng họ để biểu tình. Cảnh sát thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo về các nhân viên an ninh có vũ trang và khả năng tống tiền trong một khu tự trị tự tuyên bố kéo dài một nhiều khúc đường và bao gồm một khu vực hiện đang đóng cửa.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tố cáo chính quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo trong năm 2019 qua bản báo cáo về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế mà bộ này công bố hôm 10 tháng 6, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.
Ngày 10 tháng 6 năm 2020, Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg cùng quý dân cử: Dân Biểu Tyler Diệp, Dân Biểu Phillip Chen, Dân Biểu Sharon Quirk-Silva, Dân Biểu Steven Choi, Dân Biểu William P.Brough, Thượng Nghị Sĩ Ling Ling Chang, và Thượng Nghị Sĩ Patricia C.Bates vừa đồng ký tên trong một bức thư gửi đến Thống Đốc Gavin Newsom mang nội dung yêu cầu không đình hoãn việc mở cửa lại các tiệm Nail.
Rồi đây các sử gia sẽ lượng giá biến cố Minneapolis, mới đầu tưởng chừng như nhỏ bé, bình thường vì biết bao người Da Đen đã từng bị cảnh sát Da Trắng bắn chết một cách oan uổng, nhưng không ngờ biến cố này lại gây tác động toàn cầu. Nguyên do tại đâu?
Sau đây là thông tin từ Sở Thuế Hoa Kỳ (IRS) mà Việt Báo xin dịch để cống hiến cho độc giả khi cần. Nếu bạn vẫn đang chờ ngân phiếu tài trợ kích thích kinh tế, bạn có thể tự hỏi khi nào nên liên hệ với IRS về số tiền bị thiếu. Mặc dù IRS đã gửi hơn 159 triệu ngân phiếu cho đến nay, nhưng nó có thể còn hơn 35 triệu để gửi đi, theo một ước tính gần đây của ủy ban House Way and Means (PDF). Nếu bạn thuộc nhóm sau, chúng tôi có thông tin về cách tìm hiểu điều gì đang xảy ra với khoản tiền của bạn và, nếu cần, hãy liên hệ với IRS để được trợ giúp. Trong trường hợp tốt nhất, tiền của bạn vẫn có thể đang trên đường gửi tới. Tuy nhiên, ngân phiếu của bạn cũng có thể bị trì hoãn, vì một trong nhiều lý do. Có thể có vấn đề bạn cần báo cáo hoặc một số hành động khác bạn cần thực hiện để nhận khoản tiền cứu trợ vi khuẩn corona của mình.
Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi hôm Thứ Tư, 10 tháng 6 kêu gọi loại bỏ các bức tượng Liên Minh trong tòa nhà Quốc Hội sau khi có các cuộc gọi mới đòi loại bỏ chúng khỏi những nơi công cộng sau cái chết của George Floyd. Nhà lập pháp Dân Chủ California đã viết một lá thư cho Ủy Ban Hỗn Hợp về Thư Viện, nơi giám sát các bức tượng ở Quốc Hội Hoa Kỳ, kêu gọi loại bỏ các cổ vật này vì chúng tôn sùng kỷ nguyên nô lệ của nước Mỹ. "Hội trường của Quốc Hội là trung tâm của nền dân chủ của chúng ta. Những bức tượng trong Tòa Nhà Quốc Hội nên thể hiện lý tưởng cao nhất của chúng ta như là những người Mỹ, thể hiện chúng ta là ai và chúng ta mong mỏi trở thành một quốc gia," theo bà Pelosi nói trong thư. "Những tượng đài cho những người đàn ông ủng hộ sự tàn ác và man rợ để đạt được mục đích kỳ thị chủng tộc rõ ràng như vậy là một sự kỳ cục đối với những lý tưởng này. Những tượng của họ vinh danh sự thù hận, không phải di sản. Chúng cần phải bị loại bỏ.”
Gần một nửa tổng số người dân California sống ở những khu vực nơi bị nhiễm vi khuẩn corona và vào bệnh viện đang tăng nhanh đủ để đưa các quận của họ vào danh sách theo dõi khả năng phục hồi việc tái phong tỏa, theo một phân tích của Reuters cho biết hôm Thứ Tư, 10 tháng 6 năm 2020. Theo phân tích của Reuters, hơn 18 triệu người trong số 39 triệu cư dân ở tiểu bang đông dân nhất của Hoa Kỳ sống ở các quận nơi tỷ lệ tăng đã đưa họ vào danh sách theo dõi mà cuối cùng có thể yêu cầu họ quay ngược lại những nỗ lực tái mở cửa. Nhìn chung, đã có 133,489 trường hợp lây nhiễm ở California vào Thứ Ba và gần 4,700 trường hợp tử vong. Được thúc đẩy một phần bởi sự gia tăng các cuộc tập hợp đông người và truyền nhiễm tại nơi làm việc, dữ liệu của tiểu được cập nhật hôm Thứ Ba cho thấy sự lây truyền và vào bệnh viện gia tăng ở 9 quận, bao gồm các trung tâm dân cư như các quận Los Angeles, Sacramento và Fresno, cũng như các quận Tulare và Imperial nông thôn.
Một bức tượng của Christopher Columbus ở Virginia đã bị những người biểu tình xô ngã, sau đó họ đã đốt nó và ném nó xuống hồ, trong hành động mới nhất chống lại các di tích sau cái chết của George Floyd. Bức tượng, ở thành phố Richmond, đã bị lật đổ vào tối Thứ Ba, 9 tháng 6 năm 2020 chưa đầy hai giờ sau khi những người biểu tình tập trung tại Công Viên Byrdrd của thành phố đang hô vang để đưa nó xuống, theo các tường trình cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.