Hôm nay,  

Sử Gia Sẽ Viết Gì Về Dịch Covid-19- Kỳ 2

18/06/202009:23:00(Xem: 1933)
Pic 1 Notice of lockdown
Thông báo đóng cửa các sinh hoạt cộng đồng
Pic 2 toà án lộ thiên
Toà án lộ thiên
Pic 3 Tiệm hớt tóc lộ thiên
Tiệm hớt tóc lộ thiên
Pic 4 . Hí hoạ
Hí hoạ Giải pháp tránh Cúm
Pic 5 Rạp hát đóng cửa
Rạp hát đóng cửa
Pic 6 Dùng chất Lysol sát trùng
Dùng chất Lysol để tẩy trùng
Pic 7 đừng khác nhổ
Khuyến cáo đừng khạc nhổ
Pic 8 Cầu nguyện ngoài trời tại San Francisco
Dân chúng cầu nguyện ngoài trời tại nhà thờ Cathedral of Saint Mary, San Francisco, CA, 1918.
Pic 9 xúc cổ họng bằng muối giết vi khuẩn
Các quân nhân xúc cổ họng bằng muối để giết vi khuẩn

 

Thuốc chủng ngừa và trị cúm Covid-19 chưa ra mà dự đoán sẽ có đợt cúm thứ nhì đã thấy bắt đầu bùng phát. Sau đợt mở cửa rải rác ở khắp nơi trên Hoa Kỳ và toàn thế giới, 10 tiểu bang Hoa Kỳ đã có con số lây nhiễm tăng cao kỷ lục kể từ ngày đại dịch. Trong khi ấy, chính phủ lại muốn tuyên bố hết đại dịch để mở cửa toàn bộ đất nước hầu thúc đẩy kinh tế. Nhiều người đã không còn đeo khẩu trang và cố tình không tuân thủ luật cách ly. Bắc Kinh là nơi chứng kiến đợt cúm thứ hai bắt đầu với biện pháp gắt gao nhất là đóng cửa trở lại trường học, các chuyến bay và khuyên dân ở yên trong nhà. Lịch sử cũng lập lại. 

Lệnh đóng cửa và ngưng các hoạt động kinh tế, xã hội đã được thực hiện trong dịch cúm Tây Ban Nha 1918. Tuy nhiên ngày xưa chỉ có những nơi công cộng, trường học, nhà thờ, rạp hát, vũ trường bị ảnh hưởng. Phần lớn các hoạt động thương mại không bị kiểm soát hay đóng cửa, khác biệt với hôm nay. Hình ảnh các tiệm cắt tóc ngoài trời hay các hoạt động thương mại năm 1918 vẫn được tiếp tục, các quán rượu đều mở cửa. Mọi người đi làm như thường vì không đi làm sẽ bị chết đói, dù có khuyến cáo nên ở trong nhà để tránh lây nhiễm. Ngày ấy không có cứu tế, không có tiền trợ giúp của chính phủ. Không có liên mạng. Báo chí thì ít ỏi, tin tức không được tiếp cận nhanh như bây giờ. Tin giả đầy rẫy. Chính phủ sợ dân hoảng loạn, giấu được gì thì giấu. Dân chúng hầu như không biết gì về dịch cúm từ đâu đến và lan nhanh cũng như bùng phát dữ dội như thế nào. Có người tin rằng hút thuốc sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nên có công xưởng nới lỏng luật cấm hút thuốc. Vào tháng 11 năm 1918, Báo News of the World khuyên độc giả: "rửa mũi bằng xà phòng và nước mỗi tối và sáng. Buộc mình hắt hơi vào ban đêm và sáng sớm, sau đó hít thở thật sâu, và ăn nhiều cháo nóng". Những người còn sống sót đã thuật lại những gì họ chứng kiến. Tài liệu của các sử gia ghi chép cùng hình ảnh lẫn tin tức thu thập được trên báo chí đã cho thấy nhiều sự trùng hợp xưa và nay.

Khái niệm về khoảng cách xã hội và cách ly thực ra đã được áp dụng từ thời Trung Cổ, thế kỷ 14, lúc có bệnh dịch hạch được gọi là "Black Death" xảy ra. GS Crawshaw, khoa lịch sử cổ học Âu Châu của Đại Học Oxford Brookes tiết lộ, Dù thời đó người ta chưa biết đến vi trùng hay vi khuẩn là gì nhưng các cơ quan y tế đã biết dùng biện pháp cách ly và khoảng cách xã hội để tránh sự lây lan của dịch bệnh. Người xưa đã rất cẩn thận trong việc giao tiếp giữa người và người trong việc trao đổi, mua bán các vật dụng kể cả thực phẩm vì bệnh có thể truyền nhiễm trên các bề mặt của sản phẩm. 

Để tránh lây nhiễm các quốc gia ngày nay đã ra những lệnh ngăn chặn sự di chuyển từ nơi này qua nơi khác hoặc hạn chế sự đi lại trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia có một chính sách ngăn chặn riêng tùy theo tình trạng dịch bệnh hoành hành ở quốc gia họ. Riêng ở Hoa Kỳ, sự hạn chế gia tăng khi dịch Covid-19 gây ra mức tử vong cao ngất ngưởng. Luật cách ly, khoảng cách xã hội và tránh tụ tập đông người suốt thời gian dịch bệnh đã tạo nên những bức bối tinh thần, phản kháng, và chia rẽ. Bị giam hãm tại gia quá lâu, con người trở nên mệt mỏi, những vấn đề về tâm thần nảy sinh. Bạo hành trong gia đình giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái gia tăng. Áp lực của sợ hãi vì cái chết và tuyệt vọng khiến tỷ lệ tự tử và bệnh tâm thần đã là một hồi chuông cảnh báo. Các cuộc biểu tình, những vi phạm luật cách ly, tụ tập đông người quá con số hạn định, đã xảy ra rải rác ở vài tiểu bang và gây được nhiều tiếng vang. 

Năm 1918 cũng vậy. Các nhóm tôn giáo đã phản kháng mãnh liệt nhất. Những biểu tình chống đối khoảng cách xã hội và luật tụ họp đã lan rộng cùng tạo nên sự nghi ngờ lẫn nhau và cộng đồng chia rẽ. Nhất là các nhà lãnh đạo tôn giáo chống đối nhiệt tình nhất. Tại Portland, Oregan, các nhà khoa học đạo Cơ Đốc tin rằng họ miễn nhiễm với vi khuẩn cúm vì niềm tin nơi Đức Chúa. Nhóm này tuyên bố không nên dùng quyền hành của cảnh sát để ngăn cấm sự thờ phụng Đức Chúa Ki Tô của họ ở nhà thờ. Một nhóm Cơ Đốc khác thắng kiện thành phố Los Angeles vì đã thi hành luật cấm tụ họp, lý do là không công bằng khi nhắm vào các hoạt động tôn giáo. Ngày nay vài nơi cũng đang đối đầu với sự kiện tụng của vài nhóm tôn giáo.

Sau đợt cúm TBN 1918 thứ nhì lấy đi mạng sống của con người gấp mấy lần đợt nhất, chính quyền đã đóng cửa trở lại các nhà hát và các hoạt động thương mại giải trí công cộng. Tuy nhiên, chỉ trong vài giờ, hàng chục chủ doanh nghiệp bắt đầu vận động các quan chức thành phố chống lại sự đóng cửa. Áp lực chính trị và kinh tế đè nặng khiến lệnh đóng cửa bị rút lại ngay, chỉ còn biện pháp đeo khẩu trang được giữ lại. 



Trong một bài viết của ký giả Sean Illing phỏng vấn sử gia John M. Barry, ông đã viết " Bài học lớn nhất về đại dịch cúm năm 1918, theo nhà sử học John M. Barry, là các nhà lãnh đạo cần phải nói sự thật, bất kể nó khó nghe đến mức nào. Barry, người đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng về đại dịch năm 1918, nói rằng nói dối về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năm 1918 đã tạo ra nhiều nỗi sợ hãi, cô lập và đau khổ hơn cho mọi người. Tôi đã nói chuyện với Barry qua điện thoại về cái giá của dối trá với công chúng vào năm 1918, nếu ông ấy nghĩ rằng chúng ta đang lặp lại những sai lầm mà chính phủ đã gây ra thời đó, thì các nhà lãnh đạo nên cân bằng sự căng thẳng trong việc nói với mọi người những gì họ cần biết và cố gắng không để gây ra sự hoảng loạn hàng loạt." 

Đây là một số sự kiện xảy ra năm 1918 được sử gia Barry kể lại.  

"Chính phủ nói dối. Họ nói dối về mọi thứ. Khi ấy đang xảy ra chiến tranh(Đại Thế Chiến Thứ Nhất), và họ đã nói dối bởi vì họ không muốn tăng cường nỗ lực chiến tranh. Các nhà lãnh đạo y tế công cộng nói với mọi người rằng đây chỉ là bệnh cúm thông thường. Họ chỉ đơn giản là đã không nói với mọi người sự thật về những gì đang xảy ra. Không bao lâu sau đó người ta nhận thấy khá nhanh những gì đã xảy đến khi hàng xóm của họ bắt đầu chết 24 tiếng sau khi các triệu chứng đầu xuất hiện. Mọi người đang đi trên đường phố đột nhiên bị chảy máu từ mũi, miệng, mắt và tai. Thật là kinh khủng. Mọi người đều hiểu rất nhanh rằng đây không phải là bệnh cúm thông thường. Sau đó là thảm họa. Người ta mất niềm tin vào tất cả mọi thứ, vào chính phủ của họ, vào những gì họ được nghe, về nhau. Nó khiến con người xa nhau hơn. Nếu niềm tin sụp đổ, con người trở nên vụng về, bất lực và đó là bản năng tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng quy mô này. Cấu trúc xã hội tan rã dần dần như một dòng thác đổ vỡ. Có những hậu quả thực tế. Ví dụ, sự thiếu tin tưởng khiến cho việc thực hiện các biện pháp y tế công cộng một cách kịp thời trở nên khó khăn hơn, bởi vì mọi người không còn tin những gì họ được nghe. Và đến lúc chính phủ buộc phải minh bạch về tình hình, thì hầu như đã quá muộn. Vi khuẩn đã lan ra khắp nơi. Vì vậy, cái giá của sự dối trá và thiếu tin tưởng hao tổn rất nhiều mạng sống."

Ngày nay cũng vậy, nhiều chính quyền của các nước cũng dấu diếm hay lơ là khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là sự dấu diếm và nói dối của chính quyền Trung Quốc khi nó xảy ra ở Vũ Hán. Thế giới mới nghe nói đến nó khi nó đã bùng phát và giết chết rất nhiều người. Con số người chết cũng bị dấu nhẹm. Kẻ tiết lộ sự thật bị đem đi mất tích. Khi bệnh dịch lây lan ra nhiều quốc gia, vì sợ dân chúng hoảng loạn, có quốc gia cũng che dấu sự thật hay hạ thấp mức độ nghiêm trọng của nó, khi bệnh dịch tràn tới quốc gia họ. Lịch sử lập lại bài học đớn đau của 100 năm trước. Nhà thương tràn ngập người bệnh, thiết bị y tế thiếu thốn vì không ai biết mà đề phòng, thuốc men cũng như thuốc ngừa chưa được phát minh và thử nghiệm. Sự hoang mang sợ hãi trước cái chết khiến người ta hành động điên cuồng như uống bậy bạ các thứ thuốc chưa được nghiên cứu và chấp nhận. Không khác gì, vào năm 1918, người ta tin rằng dùng Aspirin sẽ chữa được cúm TBN, khiến bao nhiêu người chết vì ngộ độc do dùng nó quá liều. 

Sử gia Barry nhận định,

"Sự khác biệt lớn nhất giữa cúm TBN và cúm Covid-19 là độ tuổi của người tử vong. Vào năm 1918, phần lớn những người chết từ 18 đến 45 tuổi. Có lẽ hai phần ba số người chết ở độ tuổi đó, hơn 90% tỷ lệ tử vong là những người dưới 65 tuổi. Vì vậy, rõ ràng người cao tuổi vào năm 1918 đã trải qua một loại virus nhẹ nhờ trải qua sự miễn dịch tự nhiên.

Một khác biệt nữa là tỷ lệ ủ bệnh. Tốc độ ủ bệnh trung bình của cúm TBN là hai ngày, hầu như không bao giờ dài hơn bốn. Trung bình của Covid-19 dài hơn gấp đôi và có thể kéo dài khá lâu hơn, điều đó bao gồm cả tốt và xấu. Điều tốt là nó cho phép thời gian tiếp xúc, theo dõi, cô lập và những thứ tương tự, điều gần như không thể có trong dịch cúm TBN. Điều tồi tệ là virus này có thể lan ra trong một khoảng thời gian dài hơn và lây nhiễm cho nhiều người hơn. Nó dường như dễ lây hơn bệnh cúm TBN."

Trịnh Thanh Thủy


Tài liệu tham khảo

A breaking point': Anti-lockdown efforts during Spanish flu offer a cautionary tale for coronavirus

https://www.nbcnews.com/politics/politics-news/breaking-point-anti-lockdown-efforts-during-spanish-flu-offer-cautionary-n1202111

Social Distancing and Quarantine was used

https://www.history.com/news/quarantine-black-death-medieval?li_source=LI&li_medium=m2m-rcw-history

The most important lesson of the 1918 influenza pandemic: Tell the damn truth

https://www.vox.com/coronavirus-covid19/2020/3/20/21184887/coronavirus-covid-19-spanish-flu-pandemic-john-barry

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nói với Telegram hôm thứ Bảy để nói rằng quân Ukraine đã chống cự được "cuộc tấn công toàn diện" của Nga và chiếm lại một phần đáng kể lãnh thổ của nước này, nơi từng do quân đội Nga nắm giữ: “Ukraine cứu người dân ra khỏi sự giam cầm của Nga, cho thấy rằng Kiev đã thay đổi tiến trình của cuộc xung đột và thuyết phục thành công để quân Nga thấy rằng Ukraine sẽ chiến thắng." Trong cuộc phản công tháng này, Ukraine đã tiến vào được hai thị trấn tiếp liệu chính do Nga chiếm đóng ở Kharkiv, Izyum và Kupiansk.
Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (CA-47) trong tuần này đã đệ trình dự luật nhằm chấm dứt trục xuất một số người gốc tỵ nạn Đông Nam Á đã đến Hoa Kỳ sau các sự kiện như cuộc chiến Việt Nam, chiến dịch diệt chủng của Khmer Đỏ, và cuộc chiến bí mật tại Lào.
40 năm trước, ngày 15 tháng 9 năm 1982, 15,000 ấn bản đầu tiên của nhật báo USA Today được trình làng tại các sạp báo vùng Washington, D.C. Hai tháng sau, số lượng phát hành đạt mức 360,000 tờ tại các thành phố lớn nước Mỹ và chỉ bảy tháng sau khi ra mắt, con số phát hành mỗi ngày của một tờ báo mới toanh trong làng báo Hoa Kỳ lên đến một triệu ấn bản khắp nước Mỹ...
Mới hôm nào, nếu bạn nói với cô ta: ”Em đẹp và đáng yêu như mặt trăng duy nhất trên bầu trời,” tôi chắc rằng cô ta sẽ sung sướng, cảm động. Bất kỳ thứ gì duy nhất đều là một hứa hẹn tốt hơn vĩnh cửu. Mãi mãi yêu một người mà đồng thời yêu nhiều người khác, thì trái tim chứa tình yêu đó như một chung cư. Yêu duy nhất một người mới chứng tỏ căn nhà dù nhỏ hay lớn, chỉ một người sở hữu. Nhưng giờ đây, hình ảnh đó, ý nghĩa đó, không còn nữa, vì khoa học thiên văn đã khám phá ra trong vũ trụ, trên các thiên hà, có cả hàng ngàn mặt trăng khác nhau. Tình yêu đã mất đi cụm từ “mặt trăng duy nhất.” Khoa học tiến bộ ngoài sự hiểu biết của con người, ngoại trừ những ai làm việc và học tập trong lãnh vực này. Khoa học điện tử còn vượt xa hơn nữa, nhưng đa số chúng ta không quan tâm, không tìm hiểu, đến nổi chúng ta bị dòm ngó, theo dõi cả ngày lẫn đêm, mà vẫn tưởng mình đã hành động cẩn thận và giấu kín một số chuyện bí mật.
Ngày 14 tháng 9, 2022, Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố thế giới chưa bao giờ ở trong tình trạng tốt hơn để chấm dứt đại dịch COVID-19 và kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại virus đã giết chết hơn sáu triệu người. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta vẫn chưa đến đó”. Đây được xem là nhận xét lạc quan nhất từ cơ quan Liên Hiệp Quốc kể từ khi WHO tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và gọi virus này là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 (VOA).
Ngày 20/9/2022, ngày giỗ của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác (1929-2006), một bậc Cao Tăng đã hiến trọn đời cho lý tưởng phụng sự chánh pháp và dân tộc. Trong nhiều cương vị và trọng nhiệm, cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác đã tận tụy đem hết sức mình góp phần xây dựng cho cuộc đời thêm đẹp, Phật Pháp thêm hưng thịnh. Lễ Huy Nhật lần thứ 16 của Hòa Thượng Thích Mãn Giác được tổ chức tại chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana.
Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu.
Một câu hỏi phức tạp, gây tranh luận sôi nổi và trở lại Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào mùa thu này: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền tự do ngôn luận và quyền công dân xung đột với nhau?
Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không? Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.
Công ty xe taxi điện tử Uber sẽ hợp tác với National Research and Restoration Center của Bộ Văn Hóa Ukraine để giúp bảo vệ và bảo tồn các địa điểm và hiện vật văn hóa quan trọng có nguy cơ bị hủy hoại, thông qua một phiên bản đặc biệt của ứng dụng Uber có tên là Uber Restore.
Tin RFA, một tàu cá với 12 ngư dân Quảng Ngãi khi đang đánh bắt tại khu vực Trường Sa đã bị nhóm ba người nước ngoài dùng vũ khí khống chế cướp tài sản và một ngư dân Việt Nam bị bắn trọng thương. Mạng báo Người Lao động loan tin ngày 19/9 cho biết vụ việc xảy ra cách đây 10 hôm. Báo dẫn lại trình thuật của những nạn nhân trên tàu bị tấn công là QNg 90962TS.
Theo tin BBC ngày 20/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng An Giang) đã tiếp nhận 44 công dân Việt Nam do phía Campuchia trao trả. Theo thông tin ban đầu, đa số công dân Việt Nam trong nhóm này được giải cứu từ các casino hoạt động trá hình khu vực dọc biên giới Tây Nam. Đây là lần thứ ba biên phòng tỉnh An Giang tiếp nhận người Việt từ các casino ở Campuchia trở về nước, với tổng số khoảng 110 người.
Ukraine đã bắt đầu một năm học mới vào ngày 1 tháng 9 trong tình hình đất nước vẫn nằm trong cuộc chiến sinh tồn chống lại cuộc xâm lược của Nga. Đối với hàng triệu học sinh Ukraine, điều này có nghĩa là phải quay trở lại lớp học với viễn cảnh các bài học thường xuyên bị gián đoạn bởi tiếng còi của cuộc không kích. Các trường học không có hầm trú ẩn thích hợp cho cuộc không kích phải đóng cửa.
Trong một bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Tổng thống David Panuelo của chính quyền Micronesia cho biết Micronesia hiện đang có “quan ngại lớn” về quyết định của Nhật Bản khi họ đưa ra cái gọi là Hệ Thống Thanh Lọc Chất Lỏng Tân Tiến (Advanced Liquid Processing System – ALPS) để xả nước vào đại dương. Ông nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những mối đe dọa khó lường về ô nhiễm hạt nhân, ô nhiễm biển cả và cuối cùng là sự hủy diệt Lục địa Thái Bình Dương Xanh. Các tác động của quyết định này có tính chất xuyên biên giới và liên thế hệ. Là một nguyên thủ quốc gia của Micronesia, tôi không thể cho phép hủy hoại các nguồn tài nguyên đại dương hỗ trợ cho sinh kế của người dân chúng tôi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.