Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4433)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trợ giúp thêm cho các tiểu thương bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe đang trên đường đi tới. Thống Đốc California Gavin Newsom đã công bố một loạt nguồn tài trợ mới cho các cơ sở kinh doanh nhỏ và giúp các công nhân tại California là những người bị thất nghiệp vì COVID-19.
Ba mươi học sinh cuối cấp trung học ở khu vực dịch vụ của Southern California Edison đã được xướng danh nhận Học Bổng Edison 2020 và sẽ được nhận 1.2 triệu Mỹ Kim học bổng từ Edison International để theo đuổi ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán (STEM). Ông Pedro Pizarro, chủ tịch kiêm CEO của Edison International phát biểu: “Chúng tôi rất tự hào về những học sinh này và những thành tích học tập xuất sắc của các em. Các học bổng này hỗ trợ về tài chính cho những học sinh xứng đáng này và gia đình các em để các em có thể tập trung vào việc học tập của mình. Chúng ta trông chờ vào các em để giúp chúng ta đổi mới và biến những ý tưởng lớn thành các giải pháp thực tế và chúng ta biết rằng các em có một tương lai tươi sáng ở phía trước.”
Kính thưa bà Chủ Tịch Hạ Viện, Hôm nay tôi đứng lên để vinh danh Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, người vừa từ trần hôm 19 tháng 3, 2020. Thiếu Tướng Đảo đã cống hiến 87 năm cuộc đời của mình để chiến đấu vì lý tưởng tự do và phục vụ đồng bào.
Lệnh hoãn trên toàn tiểu bang bảo vệ những người thuê nhà ở trong các điều kiện đặc biệt gồm yêu cầu người thuê nhà đã trả tiền nhà trước ngày 27 tháng 3 năm 2020, và người thuê nhà thông báo cho chủ nhà bằng văn bản trước kỳ hạn trả tiền nhà rằng người thuê nhà cần hoãn tất cả hay một số tiền nhà bởi vì 3 điều kiện đặc biệt liên quan đến đại dịcjh COVID-19. Lệnh của Thống Đốc Newsom chủ ý xây dựng trên sắc lệnh trước đó của ông cho phép giới chức thẩm quyền đặc biệt thành phố hoãn các trục xuất những người thuê nhà vì ảnh hưởng đại dịch.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, chỉ có mặt nạ đặc biệt với phân loại FFP (lọc mặt mảnh / filtering face piece) và phải rất khít với khuôn mặt mới có thể làm được điều này là ngăn chận được những giọt nhỏ trong không khí mà virus bay lơ lửng trong không khí, nhỏ đến mức mà một bảo vệ mũi-miệng đơn giản sẽ không ngăn chận nổi. Biện pháp phòng ngừa đã được chứng minh có hiệu quả vẫn là rửa tay kỹ lưỡng và giữ khoảng cách với người khác .!
Cuối cùng (hay nói chính xác hơn là cuối đời) rồi tôi cũng thấy một cây hoa gạo, mọc cạnh tường thành bao quanh Cung Điện Mandalay – kinh đô cuối cùng của vương triều Miến. Có thể vì mới đầu tháng ba, chưa tới giai đoạn mãn khai, và cũng vì tôi đứng khá xa (khoảng cách là cả một cái hào nước rộng) nên ảnh chụp những cành hoa gạo trông … không rõ nét! Kể cũng hơi đáng tiếc nhưng dù sao thì tôi cũng đã nhìn được tận mắt, và (tưởng) thế cũng đã đủ vui rồi.
Tin ngưng phát hành vé số trong 2 tuần cách ly toàn quốc làm sững sờ đến rơi nước mắt của nhiều bà con. Đây là cách kiếm sống duy nhất của hàng trăm ngàn người nghèo khổ, tàn tật, không nhà.
Một con vật cực nhỏ, mắt thuờng không thể thấy, có tên là Corona 19, đang làm đảo lộn cả thế giới siêu văn minh. Nhưng thật sự nó có phải là một con vật, tức một sinh vật, có đời sống, hay không? Nó có hoạt động vì nó làm cho cả thế giới đảo điên, làm cho vài tỷ người bị cô lập, hằng trăm ngàn người bịnh, hằng chục ngàn người mất mạng. Vậy nó sống thật! Nó sống nên nó đặt ra qui luật quyết định sanh tử cho loài người mà sức mạnh của siêu khoa học chưa ngăn chặn được, chưa phá vở được hệ thống quyền lực của nó. Cả chưa ai vi phạm. Răm rắp tuân hành!
Điều quan trọng nhất bạn cần làm là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người bạn yêu thương. Nếu tiểu bang hoặc thành phố của bạn có Lệnh "ở trong nhà" (“shelter in place” policy), thì bạn phải ở nhà. Điều này giữ cho bạn khỏi bị lây nhiễm và truyền cho người khác. Ngay cả khi không có Lệnh như vậy, hãy ở nhà. Sơ đồ GIF này ( GIF diagram ) giải thích việc ở nhà của bạn có thể cứu hàng ngàn người. Chỉ nên có một người, người khỏe mạnh nhất, rời khỏi nhà vì lý do cần thiết như mua thức ăn và lấy thuốc men. Bạn có thể ra ngoài để tập thể dục, nhưng phải tránh đám đông. Nếu bạn đi ra ngoài: Hãy giữ khoảng cách xa người khác ít nhất 6 feet. Nếu có ai đến quá gần thì bạn hãy tránh xa. Cẩn thận khi chạm vào bất cứ vật gì, vì virus COVID-19 có thể tồn tại trong không khí trong vòng 3 giờ, trên những bìa cạc-tông trong vòng 24 giờ và các vật liệu bằng nhựa trong vòng 72 giờ. Nên rửa tay bằng xà-phòng và nước trong vòng 20 giây. Nhớ tắt nước lúc xoa xà-phòng để tiết kiệm nước.
Tuổi dù cao, mà không bệnh hoạn, thì sức khỏe tương đối vẫn còn khả quan. Tuy nhiên cơ thể về già, cũng như cái máy xe hơi chạy trên trăm ngàn dặm, có những bất thường, chẳng giống ai. Ta mất đi một số khả năng thích ứng với ngoại cảnh và bệnh tật, nên đã đau thì thường trầm trọng hơn và kéo dài lâu hơn. Dấu hiệu bệnh không giống như ở người trẻ. Chẳng hạn khi sưng phổi thì ta hay than phiền mệt mỏi, yếu sức toàn thân, rối loạn tâm thần, còn người trẻ thì có triệu chứng rõ ràng như ho, nóng sốt. Phản ứng của ta với bệnh tật cũng khác. Nhiều người có bệnh mà không nói ra vì tính tình chịu đựng, đôi khi nghĩ là dù có khai với bác sĩ, ông ta lại bảo tại già nó vậy, hoặc e ngại bác sĩ sẽ thực hiện nhiều thử nghiệm, lấy máu, phiền phức, đau đớn. Một số người cao tuổi có nhiều bệnh, uống nhiều thuốc khác nhau do nhiều bác sĩ cho toa. Họ cũng thường đi khám bác sĩ nhiều hơn người ở các tuổi khác. Những phức tạp, khác với bình thường đó đặt ra vấn đề tương quan giữa thầy thuốc
Trước tình trạng đại dịch vi khuẩn corona (COVID-19) ngày càng gia tăng tại Mỹ làm ai nấy đều lo lắng và căng thẳng, Việt Báo xin trích dịch tài liệu hướng dẫn an toàn và vệ sinh của của ký giả Scottie Andrew tư hãng thông tấn CNN cho mọi người để tránh mang vi khuẩn corona vào nhà. Mạng sống của chúng ta đang nằm dưới tay của vi khuẩn corona có nghĩa là mọi người nên ở trong nhà thì tốt nhất, nhưng nếu bạn cần đi ra ngoài để mua thực phẩm hay thuốc men tại một nơi nào đó thì cần phải rất cẩn thận. Sau đây là một số điều bạn nên làm để không phải mang vi khuẩn corona về nhà. Lập kế hoạch. Chỉ định một người trong nhà đi ra ngoài mua đồ đạc các thứ để hạn chế số người bị lây. Lập ra một trạm tẩy trùng, một khu vực nào đó bên ngoài nhà của bạn hay trong một phòng nào đó với ít người đi lại để bạn có thể tẩy trùng thực phẩm đóng gói. Khi đi ra ngoài: Tránh đến những nơi mà người đứng gần hơn 6 feet. Lau tay cầm trên những chiếc xe hay những rổ để đồ trong lúc mua sắm.
(Robert Mullins International) Trong quá khứ, nếu người bảo lãnh nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 tốt là điều duy nhất cần thiết để bảo đảm rằng người được bảo lãnh sẽ không là gánh nặng xã hội. Nhưng kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2020 vừa qua, điều luật mới về gánh nặng xã hội đã có hiệu lực và đã thay đổi hòan tòan trọng tâm của đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 sang một câu hỏi khó khăn khác: Liệu người được bảo lãnh có khả năng trở thành gánh nặng xã hội bất cứ lúc nào trong tương lai không?Nói cách khác, Sở di trú và Tòa Lãnh sự hiện nay đang xem xét khả năng của đương đơn có thể tự túc lo đời sống của mình hay không, kể cả với năng khiếu hoặc với lợi tức trong gia đình ở Hoa Kỳ. Sở di trú hiện dùng mẫu đơn I-944 - Bản Tuyên Bố Về Sự Tự Túc. Sở di trú muốn biết nếu các đương đơn xin Thẻ Xanh có từng nhận bất cứ phúc lợi xã hội về tiền mặt hay không, chẳng hạn như trợ cấp tiền mặt để duy trì lợi tức, hoặc các chương trình xã hội như SSI, TANF, GA.... Trên đơn I-944, những phúc lợi xã hội khác
Tổng Thống Donald Trump cảnh cáo 2 tuần tới sẽ là “đau đớn” và “khó khăn” khi ông gia hạn biện pháp giữ khoảng cách nơi công cộng trên toàn quốc mà - nếu còn tiếp tục chung đụng – thì có nghĩa là sẽ có từ 100,000 tới 240,000 người Mỹ chết từ vi khuẩn corona, theo CNN cho biết hôm Thứ Ba, 31 tháng 3. Đó là thông điệp quả quyết từ một vị tổng thống đã mất nhiều tuần lễ để hạ thấp mức độ nghiêm trọng của vi khuẩn và nghi vấn về ảnh hưởng có thể có của nó tại Hoa Kỳ. Trump đã không giảm thiểu tối đa những gì đã trở thành cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất trong nhiều thập thập niên trong những phát biểu của ông kéo dài hơn hai giờ vào Thứ ba. Thay vào đó, ông khuyên người Mỹ rằng những ngày đen tối hơn vẫn sẽ đến. "Tôi muốn mọi người Mỹ phải chuẩn bị cho những ngày khó khăn ở phía trước. Chúng ta sẽ trải qua hai tuần rất khó khan," theo Trump nói, đặt dự đoán vào nửa tháng khủng khiếp khi tỷ lệ tử vong tăng cao. Ông đã phát biểu trong cuộc họp báo tại Bạch Ốc ...
Đại dịch vi khuẩn corona đã lây nhiễm hơn 1 triệu người trên thế giới, theo các số liệu mới nhất của Đại Học Johns Hopkins cho biết hôm Thứ Năm. Vi khuẩn, được báo cáo lần đầu tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, hiện đã lây lan tới ít nhất 181 ngưới bà vùng lãnh thổ, với số người bị lây được xác nhận là 1,013,157 và 52,983 người thiệt mạng. Hoa Kỳ có trường hợp bị lây nhiều hơn bất cứ nước nào, với 244,254 và 6,054 người thiệt mạng. Ý với 115,242 trường hợp bị lây và 13,915 người thiệt mạng. Tây Ban Nha với 112,065 trường hợp bị lây và 10,348 người thiệt mạng.
Toàn tiểu bang California có 10,646 trường hợp được xác nhận bị lây vi khuẩn corona và 233 người thiệt mạng, tính tới Thứ Năm, 2 tháng 4, theo CNN cho biết. Tại Quận Los Angeles, tổng số trường hợp bị lây là 3,518 và số người thiệt mạng lên tới 65, theo Bộ Y Tế Công Cộng của Quận này cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.