Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4422)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“2 tuần tới là rất quan trọng,” theo người điều hợp nhóm đối phó dịch vi khuẩn corona của Bạch Ốc là Deborah Birx cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Bảy. “Đây là thời đểm không phải để tới tiệm tạp hóa, không phải là lúc để tới nhà thuốc, nhưng nên làm mọi việc mà bạn có thể bảo vệ gia đình bạn và bạn bè của bạn được an toàn,” theo bà cho biết. California có 15,151 trường hợp bị lây và 349 người thiệt mạng. Quận Cam tại Miền Nam California có 834 trường hợp bị lây và 14 người thiệt mạng.
Sau nhiều tuần chìm sâu vào trận đại dịch vi khuẩn corona với những tin hàng đầu trên các tờ báo, Ý, Tây Ban Nha, và Pháp hôm Chủ Nhật, 5 tháng 4 đã báo cáo số người thiệt mạng vì vi khuẩn corona giảm xuống. Ý có số tử vong cao nhất trong bất cứ quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn corona. Ít nhất 15,889 người đã thiệt mạng tính tới Chủ Nhật.
Bác Sĩ Anthony Fauci, đứng đầu lực lượng chuyên gia chống dịch bệnh của chính phủ Hoa Kỳ, đã cảnh báo vào đầu năm 2017 rằng “sự bùng nổ bất ngờ” có thể xảy ra trong thời đại chính phủ Trump, và ông cho biết rằng cần phải làm nhiều hơn để chuẩn bị một trận đại dịch.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã được đưa vào bệnh viện để xét nghiệm, theo Phủ Thủ Tướng cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 4, sau nhiều ngày có triệu chứng vi khuẩn corona, theo bản tin của CNN cho biết.
Trong cuộc chiến đấu chống lại COVID-19, toàn thể nhân loại như những người sắp bị chết đuối, thấy cái gì cũng hy vọng đó là cái phao sẽ đem mình đến bến bờ bình yên. Chính vì thế mà hiện thời có đến 14 thứ thuốc đang được dùng để chữa bệnh này mặc dù tất cả đều đã được sản xuất để điều trị những bệnh khác và dù các dữ kiện về hiệu quả cùng sự an toàn khi dùng cho COVID-19 vẫn chưa đầy đủ. Ba thứ thuốc được nhắc nhở đến nhiều nhất là chloroquine phosphate, hydroxychloroquine (chữa bệnh sốt rét) và remdesivir (chữa bệnh Ebola, SARS, và MERS). Một tia sáng mới vừa xuất hiện ở cuối đường hầm COVID-19 là thuốc favipiravir.
Số người thiệt mạng trong vài ngày qua đã giảm “lần đầu,” theo Thống Đốc Tiểu Bang New York Andrew Cuomo cho biết trong cuộc họp báo hôm Chủ Nhật, 5 tháng 4. Điều quan trọng là “quá sớm để nói,” theo ông cho biết thêm. Cuomo nói rằng số người được chăm sóc đặc biệt cũng giảm, việc đặt ống thở vào khí quản hàng ngày cũng giảm “nhẹ” và tỉ lệ bệnh nhân bình phục được bệnh viện cho về nhà thì “tăng” và đó là “tin tốt nhất.”
Ý báo cáo số tử vong do dịch COVID-19 hàng ngày đã tăng chậm nhất trong gần 2 tuần tính tới Thứ Bảy, 4 tháng 4 và nói rằng số bệnh nhân trong thời kỳ chăm sóc đặc biệt đã giảm lần đầu tiên, theo tin Reuters cho biết hôm Thứ Bảy, 4 tháng 4. Các viên chúc thúc giục toàn quốc không giảm các biện pháp phong toả gắt gao mà họ nói là đã bắt đầu có các kết quả thấy rõ, dù các trường hợp mới lây lan đã tăng 4,805 hôm Thứ Bảy là cao hơn một tí so với mức gia tăng hàng ngày gần đây.
9 thống đốc tại Hoa Kỳ tiếp tục không chịu đưa ra sắc lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà để ngăn chận đà lây lan của vi khuẩn corona. Một số thống đốc nói rằng họ sợ phong tỏa có thể làm hại kinh tế tiểu bang, trong những người khác nghĩ rằng cư dân của họ có thể giúp cắt giảm đà lây lây vi khuẩn corona bằng cách sử dụng quyết định tốt của chính họ.
Việt Nam đã đưa ra phản đối chính thức TQ theo sau việc chìm một tàu đánh cá VN được cho là đã bị đụng bởi một tàu hải giám TQ gần các đảo trong Biển Đông tranh chấp, theo bản tin của Reuters cho biết hôm 4 tháng 2 năm 2020.
Trung Quốc đã được chỉ định vào một uỷ ban trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đầy tranh cãi, dù nước này có hồ sơ nhiều thập niên về lạm dụng nhân quyền có hệ thống mà Hoa Kỳ nói là đã thúc đẩy đưa tới đại dịch vi khuẩn corona.
New York hiện có 113,704 trường hợp bị lây COVID-19, theo Thống Đốc Cuomo cho biết trong cuộc họp báo vào sáng Thứ Bảy. Tiểu bang ghi kỷ lục cao mới về các trường hợp bị lây hôm Thứ Sáu với 10,841. Có 15,905 người đang nằm bệnh viện và 4,126 người đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, theo ông Cuomo cho hay. Tính đến nay, tiểu bang New York đã có 3,565 người thiệt mạng vì dịch vi khuẩn corona. Trong khi đó trên toàn thế giới có hơn 1.1 triệu người đã bị nhiễm vi khuẩn corona và hơn 60,000 người thiệt mạng, theo Đại Học Johns Hopkins cho biết. Tại Hoa Kỳ có 270,000 người bị lây và hơn 7,100 người thiệt mạng. Wyoming là tiểu bang duy nhất tại Mỹ chưa có báo cáo về người nào thiệt mạng vì COVID-19.
Con số trường hợp bị lây vi khuẩn corona hàng ngày tại Nhật đã tăng gấp đôi trong tuần qua, từ khoảng 40 vào những ngày cuối tháng 3 tới 97 hôm Thứ Năm và 89 hôm Thứ Sáu, theo Chính Phủ Thành Phố Tokyo cho biết mà CNN tường thuật. Nếu khuynh hướng này tiếp tục, thì kết quả là xấu tệ, theo Kentaro Iwata, chuyên gia kiểm sót lây nhiễm từ Đại Học Kobe cho biết. “Nhật Bản cần phải can đảm thay đổi, khi chúng ta biết rằng chúng ta đang đi sai đường,” theo Iwata phát biểu. Tính tới Thứ Sáu, Nhật Bản có 3,329 trường hợi bị lây được xác nhận và 74 người thiệt mạng. Trên toàn cầu tính tới Thứ Sáu có 1,097,909 trường hợp bị lây và 59,113 người thiệt mạng. Hoa Kỳ có 277,355 trường hợp bị lây và 7,381 người thiệt mạng. Ý có 119,827 trường hợp bị lây và 14,681 người thiệt mạng. Tây Ban Nha có 119,199 trường hợp bị lây và 11,198 người bị thiệt mạng. Đức có 91,959 trường hợp bị lây và 1,275 người thiệt mạng.
Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) vào chiều Thứ Sáu, 3 tháng 4 đã đưa ra hướng dẫn tự nguyện đối với người dân Mỹ để che miệng và mũi khi đi ra ngoài. Tổng Thống Trump nói rằng ông đã không dự định làm theo đề nghị này. “Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ làm điều đó,” theo ông cho biết trong cuộc họp báo tại Bạch Ốc của lực lượng chống vi khuẩn corona. Hướng dẫn mới đến trong sự ứng phó với chứng cứ tích tục cho thấy con người có thể lây lan vi khuẩn corona mà không có triệu chứng của COVID-19. Bác Sĩ Jerome Adams nhấn mạnh rằng biện pháp nhằm ngăn chận khả năng các cá nhân bị lây nhiễm từ việc lây lan vi khuẩn đúng hơn là bảo vệ người mang khẩu trang.
Trợ giúp thêm cho các tiểu thương bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe đang trên đường đi tới. Thống Đốc California Gavin Newsom đã công bố một loạt nguồn tài trợ mới cho các cơ sở kinh doanh nhỏ và giúp các công nhân tại California là những người bị thất nghiệp vì COVID-19.
Ba mươi học sinh cuối cấp trung học ở khu vực dịch vụ của Southern California Edison đã được xướng danh nhận Học Bổng Edison 2020 và sẽ được nhận 1.2 triệu Mỹ Kim học bổng từ Edison International để theo đuổi ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán (STEM). Ông Pedro Pizarro, chủ tịch kiêm CEO của Edison International phát biểu: “Chúng tôi rất tự hào về những học sinh này và những thành tích học tập xuất sắc của các em. Các học bổng này hỗ trợ về tài chính cho những học sinh xứng đáng này và gia đình các em để các em có thể tập trung vào việc học tập của mình. Chúng ta trông chờ vào các em để giúp chúng ta đổi mới và biến những ý tưởng lớn thành các giải pháp thực tế và chúng ta biết rằng các em có một tương lai tươi sáng ở phía trước.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.