Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4402)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thị Trưởng Tạ Đức Trí đã tuyên bố về kết quả cuộc bỏ phiếu nói trên như sau: “Một lần nữa, cư dân của thành phố Westminster đã lên tiếng thật rõ ràng và dứt khoát. Chân thành cảm tạ sự ủng hộ vững vàng của quý vị đối với khối đa số trên hội đồng thành phố và tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong nỗ lực duy trì hình ảnh “All-America City” của thành phố Westminster. Chúng tôi trân quý niềm tin của cử tri dành cho chúng tôi trong việc cải thiện thành phố ngày một tốt đẹp hơn cho mọi gia đình sinh sống và làm việc. Qua lá phiếu của mình, quý cử tri đã trao cho chúng tôi một sứ mạng rõ ràng là tiếp tục trọng trách đại diện cho quyền lợi chính đáng của mọi cư dân trong thành phố. Dù cuộc bầu cử dai dẳng đã có lúc trở nên căng thẳng, quý cư dân vẫn vững tin vào chúng tôi bằng những lá phiếu. Chúng tôi xin chân thành tri ân sự ủng hộ mạnh mẽ này và chúng tôi tâm nguyện sẽ tiếp tục cống hiến, phục vụ cư dân bằng việc cải thiện cung cách làm việc của Tòa Thị Chánh.
Tháng 5, 2017, tại Hội nghị Y tế Toàn cầu WHA (World Health Assembly) ở Geneva, Thụy Sĩ, lần đầu tiên đại diện 194 nước thành viên của Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (World Health Organization) đã được quyền bầu trực tiếp người chủ tịch. Sau nhiều tháng tranh cử gay go, ông “Tedros” Adhanom Ghebreyes người Ethiopian đã chiến thắng với 133 phiếu thuận. Người về nhì, Bác sĩ David Nabarro của Anh, được 50 phiếu. Ông Tedros kế nhiệm Bác sĩ Margaret Chan — một công dân Gia Nã Đại gốc Hồng Kông, để trở thành người thứ 8 và người Phi Châu đầu tiên giữ chức vụ quan trọng này.
Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (CH-South Carolina) và TNS Chris Coons (DC-Delaware) và một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng hôm Thứ Năm đã “khẩn cấp” yêu cầu rằng TQ “lập tức” đóng cửa tất cả cáca hoạt động chợ ướt [chợ bán động vật hoang dã] mà đã bị liên kết với đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin Newsmax cho biết hôm Thứ Năm. Trong một lá thư mà Fox News có được, TNS Graham và TNS Coons thúc giục Đại Sứ TQ Cui Tiankai đóng cửa các chợ để “bảo vệ” thế giới khỏi bị “nguy hiểm sức khỏe thêm nữa.”
New York, trung tâm đại dịch vi khuẩn corona tại Mỹ, đã có mức tăng hàng ngày thấp nhất số người vào bệnh viện kể từ cuộc khủng hoảng bắt đầu, nhưng Thống Đốc Andrew Cuomo cảnh báo rằng tiểu bang mới chỉ ở “đợt sóng đầu,” theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 9 tháng 4. “Bạn vẫn chưa ra khỏi rừng,” ông Cuomo cho biết như vậy trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm. “Chúng ta đã làm xong vài điều vĩ đại và chúng ta đã cứu mạng bởi vì chúng ta tuân thủ các chính sách này (như ở trong nhà).”
Phi Luật Tân hôm Thứ Tư bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối đều mà họ gọi là tài duyên phòng của Trung Cộng đã đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng Biển Đông tranh chấp, theo AP cho biết hôm Thứ Năm.
là quốc gia cuối nguồn của dòng Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam lâu nay đã gánh chịu thiệt hại nặng nề từ những con đập thủy điện phía thượng nguồn. Lần này, Việt Nam nên ứng xử thế nào khi đích thân một doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam nhúng tay vào làm chủ đầu tư con đập Luang Prabang?
Không phải là chuyên gia y tế nên tôi chỉ dịch, thông tin liên quan đến đại dịch Corona bắt nguồn từ Wuhan (vì vậy mới có tên Wuhan-Virus (sic)). Riêng về Y, Dược chỉ dựa theo tin của các chuyên gia về Virus, Bác Sĩ hay giới lãnh đạo trách nhiệm về y tế, điển hình ở Đức là Bộ Y Tế dưới sự lãnh đạo của Bộ Trưởng Jens Spahn (CDU). Cũng nói thêm ông Spahn không làm việc một mình, ông Spahn có ban cố vấn giỏi, có sự cố vấn của Viện Robert Koch (RKI) và nhiều giảng sư y khoa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó còn có sự nghiên cứu của các Unis và những hãng chuyên sáng chế thuốc nổi tiếng ở Đức, nói riêng khi cần thiết.
Cho đến ngày 1 Tháng Tư, có 37,9% hộ gia đình ở California điền bảng câu hỏi thống kê dân số, theo Ditas Katague, giám đốc Ủy Ban Complete Count, qua báo cáo về hội nghị trực tuyến “Ngày Thống Kê Dân Số.” Tỷ lệ tham gia trong toàn quốc hơi cao hơn - 38,4% - nhưng tổng dân số 40 triệu của California gồm có 11 triệu người mà Cục Thống Kê Dân Số cho rằng “khó đếm” - nhiều hơn tất cả cư dân Georgia, Katague nói.
Ban Vận Động Chống Bãi Nhiệm (BVDCBN) nhận được nhiều tin tức liên quan đến “tin đồn” có gian lận bầu cử nhắm vào phía chống bãi nhiệm trong kỳ bầu cử chống bãi nhiệm vừa qua. Những tin đồn này liên hệ đến vấn đề in phiếu bầu ở nhà trong thủ tục xin phiếu bầu khẩn cấp cho cử tri. BVDCBN hoàn toàn không tự động in phiếu bầu trừ khi được chính thức cho phép bởi Phòng Ghi Danh Bầu Cử. Các phiếu bầu tự in này có mã số riêng và chỉ áp dụng cho đích thân các cử tri được cho phép mà thôi.
Nha Lộ Vận California hôm nay thông báo rằng người cao niên có bằng lái xe hết hạn sẽ nhận được gia hạn thêm 120 ngày qua thư trong thời gian đại dịch COVID-19. Ngoài ra, những người có hồ sơ lái xe an toàn từng đến văn phòng DMV lần cuối cách đây 15 năm sẽ không phải đích thân đến gia hạn trong 60 ngày tới và sẽ có thể gia hạn trực tuyến hoặc qua thư. “Các hành động ngày hôm nay có thể giúp đảm bảo hàng trăm ngàn người dân California có thể giữ hạn hiệu lực bằng lái xe của họ trong khi vẫn tuân thủ yêu cầu của Tiểu Bang là ở nguyên trong nhà", Giám Đốc DMV Steve Gordon phát biểu. "Sức khỏe và sự an toàn của nhân viên và khách hàng của chúng tôi là ưu tiên hàng đầu của DMV. Chúng tôi khuyến khích khách hàng tận dụng các dịch vụ trực tuyến của chúng tôi bất cứ khi nào có thể, bao gồm cả bằng lái xe đủ điều kiện hoặc gia hạn đăng ký xe.”
Thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục gia tăng vì đóng cửa để ngăn chận dịch corona lây lan, với 6.6 trệu người Mỹ lần đầu tiên khai thất nghiệp vào tuần trước, theo Bộ Lao Động cho biết hôm Thứ Năm, 9 tháng 4. Với số người thất nghiệp mới tuần rồi đã nâng tổng số người thất nghiệp trong 3 tuần qua tại Mỹ lên tới 16 triệu. Nếu bạn so sánh đơn xin thất nghiệp đó với 151 triệu người làm việc trong báo cáo nhân dụng vào tháng trước, thì có nghĩa là nước Mỹ đã mất 10% lực lượng lao động trong 3 tuần.
Chúng tôi rất hãnh diện và thán phục nhóm anh chị em trẻ Olympia thuộc tiểu bang Washington đã tự động suốt ngày đêm may các khẩu trang để kịp thời cung cấp cho các cơ sở Y tế tại địa phương đang thiếu hụt. Đồng thời, gởi những phần ăn đến cho nhân viên các bệnh viện trong thời gian họ phải tranh đấu để chống dịch bệnh. Mặc dù, chỉ là hành động nhỏ nhoi, nhưng đây là tinh thần uống nước nhớ nguồn, đầy tình người và lòng nhân bản của các bạn trẻ ở Olympia và nhiều CĐ người Việt khắp nơi ở Hoa kỳ. Chúng tôi được biết trong thời gian vừa qua CĐ người Việt thành phố Seattle cũng như các tiệm nail, các nhà hàng đã nhanh chóng góp một bàn tay như: May khẩu trang và gởi những bữa ăn đến các bệnh viện cho Bác Sĩ và nhân viên y tế. Chúng tôi rất hãnh diện và cảm phục những chia xẻ đầy tình người của CĐ người Việt tiểu bang Washington.
Các Tổ Chức, Hội Đoàn, Đảng Phái và các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Chống Cộng trên khắp thế giới đều có thể ghi danh tham dự và phát biểu cảm tưỡng trong buổi Lể Tưởng Niệm 45 năm Ngày Quốc Hận VNCH 30/4/1975. Vui lòng liên lạc qua E-mail: [email protected] từ nay cho đến trước ngày 30/4/2020.
Dù tổng số người thiệt mạng được báo cáo mỗi ngày vẫn ở mức cao nhất, số trường hợp bị lây vi khuẩn corona tại Hoa Kỳ đang có khuynh hướng giảm xuống, theo Đại Học Johns Hopkins theo dõi các số liệu trên toàn thế giới cho biết hôm Thứ Tư, 8 tháng 4, theo CNN tường thuật. Đại Học Johns Hopkins đã thay đôi tình trạng chiều hướng đối với Hoa Kỳ tới mức “giảm” vào tối Thứ Ba, bởi vì những thay đổi trong mức di chuyển trung bình 5 ngày của các trường hợp mới bị lây bệnh. Tài liệu có thể thay đổi khi nhiều trường hợp hơn được báo cáo. Theo bản tin của báo Tuổi Trẻ hôm 9 tháng 4, Việt Nam hiện có 251 trường hợp bị lây vi khuẩn corona. Cũng theo báo này cho biết rằng VN hiện có 77,292 người được cách ly, trong đó 624 người cách ly trong bệnh viện, 48,866 người được cách ly tại nhà và 27,790 người được cách ly tại các chỗ khác.
Hướng dẫn áp dụng cho các công nhân chính, như những người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe và cung cấp thực phẩm, là những ngành có khoảng cách 6 feet với người có trường hợp đã xác nhận hay nghi bị vi khuẩn corona. Giám Đốc CDC Robert Redfield nói rằng nhân viên có thể trở lại làm việc thì phải đo nhiệt độ trước khi họ đi làm, mang khẩu trang mọi lúc và thực hiện giữ khoảng cách xã hội trong lúc họ ở sở làm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.