Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4401)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Thuốc và Thiết bị Y tế Liên bang (BfArM) tin rằng việc phê duyệt một loại thuốc chống lại bệnh Covid-19 do coronavirus mới gây ra là có thể trong năm nay. Chủ tịch BfArM, Karl Broich nói với "Bonner General-Anzeiger" (ấn bản thứ Bảy) rằng cơ quan của ông trong vài tuần tới sẽ có dữ liệu có thể kiểm chứng đầu tiên từ các nghiên cứu lâm sàng ở Đức, trong đó các chất kích tố để điều trị Covid-19 đang được thử nghiệm.
Gần đây, một số người Việt hành nghề lái Uber (hay Lyft) vừa mất việc vì đại dịch COVID-19 đã có những thắc mắc khác nhau về việc làm thế nào để nhận được trợ cấp từ chính phủ
Tổng Thống Trump đã nói ông muốn thấy tất cả nhà thờ đầy người vào Lễ Phục Sinh Chủ Nhật. Điều đó sẽ không xảy ra, nhưng không phải tất cả nhà thờ đều sẽ trống vắng, theo bản tin của BBC tiếng Anh cho biết hôm Thứ Sáu. Lễ Phục Sinh có ý nghĩa gì giữa cơn đại dịch? Đó là một câu hỏi mà các giáo sĩ trên khắp Hoa Kỳ đang khó giải, cả về mặt lý luận và tinh thần. Và một trong số đó đã kích hoạt các cuộc chiến chính trị về quyền tập trung tại các ngôi nhà để thờ cúng vào thời điểm đất nước gần như đóng cửa để đánh bại một căn bệnh truyền nhiễm. “Chúng tôi đã thực hiện dịch vụ phát trực tiếp trên cơ sở tạm thời trong 15 ngày (ban đầu) mà Tổng Thống Trump yêu cầu," theo James Buntrock, mục sư tại Nhà Thờ Glorious Way ở Houston, Texas, một lần nữa đang tổ chức các dịch vụ cho người đến trực tiếp.
Số người thiệt mạng vì bị lây vi khuẩn corona trên toàn cầu đã vượt qua con số 100,000 hôm Thứ Sáu, 10 tháng 4 năm 2020, trong khi các trường hợp bị lây đã trên 1.6 triệu người, theo tin dủa Reuters cho biết hôm Thứ Sáu. Người chết đầu tiên đến từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc hôm 9 tháng 1. Sau đó 83 ngày số người thiệt mạng lên tới 50,000 và chỉ 8 ngày sau số người chết đã nhảy vọt lên hơn 100,000 người.
Sở Thuế Hoa Kỳ IRS đã công bố một trang mạng mới hôm Thứ Sáu, 10 tháng 4 nơi mà những người không khai thuế bình thường có thể cung cấp thông tin trương mục ngân hang để họ có thể nhận tiền trợ giúp đại dịch vi khuẩn corona. Trang mạng mới là www.irs.gov . Trong đó có một khung với chữ mầu xanh blue lớn ghi rằng “Non Filers: Enter Payment Info Here.”
Cư dân làm điều đúng đắn là ở nhà vào lúc này có thể sử dụng nhiều điện và gas tự nhiên hơn; chương trình trên toàn tiểu bang hướng dẫn những cách tiết kiệm năng lượng và các chương trình có sẵn của Ủy Ban Tiện Ích Công Cộng California
L.G.T.- Bất ngờ đọc được bài Tâm Tình Về Người Lính Năm Xưa, do ông Phạm Phú Nam – Giám Đốc Dân Sinh Media – phỏng vấn Điệp Mỹ Linh, Người Tưởng Đã Nhảy Xuống Biển Tự Tử từ Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, năm 1975, liên lạc với Điệp Mỹ Linh. Nhận thấy trường hợp di tản của cựu quân nhân này cũng rất hy hữu, Điệp Mỹ Linh thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn để người Việt trốn thoát chế độ Cộng Sản Việt-Nam – cũng như hơn năm ngàn người Việt trên HQ502 đã chứng kiến cảnh Người Nhái Nguyễn Văn Kiệt tiếp cứu quân nhân Không Quân này trên biển – được hiểu rõ thêm nhiều chi tiết(1)
Thay vì ghi lại những gì đang xảy ra, hôm nay xin được nói chuyện về một đại hội âm nhạc được trực tiếp phát ra trên 3 hệ thống truyền hình lớn ở Mỹ (ABC, CBS, và NBC) vào tối ngày thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020, lúc 5 giờ chiều giờ California, 7:00PM ở Texas, và 8 giờ tối ở New York.
Trong cuộc chiến chống lại hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng Corona, Pháp tăng gói biện pháp lên khoảng 100 tỷ euro. Cho đến nay, 45 tỷ euro đã được lên kế hoạch, trong số những thứ khác để tài trợ cho công việc thời gian ngắn, như bộ trưởng ngân sách Gérald Darmanin tuyên bố hôm thứ Năm.
Tên giữa của COVID-19 nên là “tàng hình.” Con người có thể bị nhiễm vi khuẩn từ một tới ba ngày trước khi thấy các triệu chứng - gồm không ho, nhảy mũi hay sốt – trong điều gọi là “truyền nhiễm không có triệu chứng.” Một nghiên cứu của Singapore cho thấy rằng 10% truyền nhiễm là lây lan không có triệu chứng. Nghiên cứu 3,711 hành khách và nhân viên du thuyền Diamond Princess cho thấy rằng 1/5 những người mang bệnh COVID-19 đều không phát triển các triệu chứng. Một số trong những người này lây lan vi khuẩn qua “truyền nhiễm không có triệu chứng.” Tỉ lệ những người bị lây bệnh mà không bao giờ phát triển các triệu chứng có thể nhiều tới 1/3 đối với tổng dân số người trẻ tuổi và mạnh khỏe hơn những người phục vụ trên thuyền. Khả năng lây lan của vi khuẩn rất dễ từ người sang người là lý do tại sao người được yêu cầu giữ khoảng cách vật lý nơi nơi công cộng. Nhưng con ngưiờ vẫn phải đi ra ngoài để mua những nhu yếu phẩm tại những nơi thường có nhiều người đến.
Vài năm trước, bên bàn nhậu, tui có nghe một cha bợm rượu kể lại chuyện sau: Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó sổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa. Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi? Đáp: Nó chối leo lẻo nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Từ ngày đại dịch cúm Corona Virus lan tràn ra khắp thế giới, lan tới tận nước Mỹ hiền lành, nhiều giới kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh hưởng nhứt vẫn là bà con trong ngành thẩm mỹ, do nghề nghiệp phải tiếp xúc quá gần với khách hàng, nên bắt buộc phải đóng cửa để tránh sự lây lan. Nhìn qua xứ Phật Ấn Độ, Tổng Thống nước họ lên đài truyền hình vừa ban lịnh nội bất xuất ngoại bất nhập 21 ngày trên toàn quốc, vừa ve vuốt năn nỉ người dân “Ở yên trong nhà 21 ngày hay la cà ngoài đường chơi để vi khuẩn corona tấn công lây bịnh chết chóc khiến đất nước phải lùi lại 21 năm, bà con chọn đi”. Ai mà muốn đất nước mình thụt lùi lại mấy chục năm trong khi thế giới tiến bộ từng ngày, vậy là lịnh ban ra, và Cảnh Sát tuôn ra đường với cây roi mây lăm lăm trên tay, để trừng trị những người bất tuân luật pháp tạm thời.Cô Tư coi cảnh quí ngài cảnh sát xứ Ấn quất cây roi mây vô những người dám chạy rong ngoài đường, hay tụ năm tụ ba ngồi tỉnh bơ trước cửa nhà hút thuốc, a lê hấp, vô nhà mà ngồi,
Do tình hình đại dịch Corona virus, để tránh lây lan theo những hướng dẫn, đề nghị của cơ quan Y Tế địa phương và tiểu bang California, văn phòng chính của Hội Đồng Thẩm Mỹ (HĐTM) sẽ đóng cửa không tiếp xúc với công chúng cho tới khi có thông báo mới. Tuy nhiên, văn phòng vẫn mở cửa cho các nhân viên làm việc. Nếu bạn cần gia hạn bằng cấp hành nghề, xin giấy phép môn bài, hoặc thay đổi chi tiết cá nhân xin vui lòng ghi danh với : www.breeze.ca.gov
Thời gian rảnh rổi phải ở nhà tránh lây lan dịch Corona virus, chị em bạn gái không còn có dịp trang điểm hay diện đẹp đi làm đi chơi…, thì chúng ta ở trong nhà cùng gia đình, dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, chăm sóc vườn hoa cây trái, những chuyện mà khi bận rộn làm việc, không có nhiều thờì gian, nhất là gần gũi, chăm sóc, chơi đùa với các con. Hơn thế nữa, với đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ có thể tự may lấy những tấm khẩu trang che mũi, che miệng, cho người thân trong nhà dùng khi cần ra ngoài đường, đi chợ, đi ngân hàng, đi đổ xăng, đi theo hẹn với bác sĩ nếu có máy may. Nếu may nhiều, dư ra, hãy cho bạn bè không biết may, gởi tặng cho nhà thương nào cần. Khi may khẩu trang, bạn nhớ nên có túi để có thể nhét vào miếng “Filter” có thể lấy ra thải bỏ sau khi dùng thì bác sĩ, y tá, hay nhân viên làm việc trong nhà thương mới dùng được. May rất dễ chỉ cần vải 100% cotton, sợi giây thun, xếp 2, hay 3 li là vừa vặn. Các bạn có thể tìm trên mạng “YouTube” hướng dẫn cách may.
Họng được cấu tạo như thế nào? Cuống họng là một ống cơ bắp lót bằng một màng nhờn, chiều dài khoảng 2.7 phân và kéo dài từ phía sau của mũi tới thực quản.Nó cấu tạo một phần của hai bộ phận khác nhau là hô hấp và tiêu hóa.Không khí và thực phẩm đi qua đó và chúng ta rất ngạc nhiên là sự cộng sinh này xẩy ra êm ả. Họng chia ra làm ba vùng. Phần trên cùng là mũi hầu, bắt đầu từ xoang mũi. Từ đây không khí và các chất tiết từ mũi và các xoang bắt đầu chẩy ra. Phần giữa là họng miệng, rộng nhất của họng. Chính nơi đây, ngay ở dưới vòm miệng, là đường dẫn không khí hợp với hệ thống chuyên trở thực phẩm. Ở phần thấp nhất của họng là hầu thanh quản với các đường hô hấp và tiêu hóa. Vì chúng gặp nhau, có người cho rằng thực phẩm và nước thường thường đi nhầm đường nhiều hơn. Các ống dẫn không khí, bắt dầu từ phiá sau của họng,uốn cong về đằng trước. Ở đó nó trở thành thanh quản với các dây thanh âm.Thanh quản mở vào khí quản rồi lên phổi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.