Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4621)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Musk: Sa thải công chức hàng loạt, cả chục ngàn công chức. Thông báo sa thải qua email, qua video, qua họp Zoom. Lực lượng thử việc ra đi, bảo đứng dậy về nhà ngay. Tai hại: thế hệ trẻ, kỹ năng mới lại bị Trump đuổi trước. Người do Biden tuyển dụng ra đi trước.
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Vào ngày 20-1-2025, trong bài phát biểu nhậm chức của mình, tổng thống Donald Trump tuyên bố: “Kể từ ngày hôm nay, chính sách của Hoa Kỳ sẽ là chỉ có hai giới tính - nam và nữ.” Sau đó trong ngày, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp chỉ công nhận hai giới tính sinh học nam-nữ, và tuyên bố làm như vậy để bảo vệ phụ nữ Hoa Kỳ! Sắc lệnh hành pháp của tổng thống Trump làm hài lòng một số người có niềm tin Ki Tô Giáo bảo thủ, nhưng có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến 1.6 triệu người chuyển giới của Hoa Kỳ. Về cơ bản, nó đi ngược lại với quyền tự do căn bản của con người. Nó xóa bỏ sự tồn tại của những người chuyển giới trong các vấn đề pháp lý, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Hành động này diễn ra trong bối cảnh tội ác thù hận đối với người chuyển giới đang gia tăng khắp nơi trên đất nước.
Vào ngày 10 và 11 tháng 2, Pháp sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hành động về thông minh nhân tạo và khoảng trên 80 quốc gia sẽ tham gia. Mục tiêu của hội nghị nhằm nêu lên việc thay đổi về vai trò của thông minh nhân tạo bằng cách trình bày những khía cạnh tích cực và khả năng cải biến nó thành một công cụ trong tầm tay của mọi người. Giới chuyên gia về hông minh nhân tạo sẽ gặp nhau tại Paris trong một tuần từ thứ ba ngày 4 tháng 2 nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh về hành động thông minh nhân tạo. Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức vào ngày 10 và 11, nhưng song song với diễn biến này sẽ có vô số sự kiện bên lề, mà để mở đầu là bao gồm cả chuyến thăm của Emmanuel Macron tại bệnh viện Gustave Roussy de Villejuif, để thảo luận về ứng dụng của thông minh nhân tạo trong lĩnh vực y tế.
Trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2025, tổng thống Donald Trump sử dụng cụm từ "vận mệnh hiển nhiên" (manifest destiny) để kêu gọi nước Mỹ cắm cờ trên sao Hỏa. Đây là một thuật ngữ có từ thế kỷ 19, mô tả niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” (exceptionalism) của người Mỹ; và quyền thiêng liêng được mở rộng bờ cõi sang các vùng đất ở Bắc Mỹ, nơi người da đỏ bản địa và người Mexico sinh sống. Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi trở lại Tòa Bạch Ốc, ông Trump làm khơi dậy hình ảnh một “đế quốc Mỹ” ở thế kỷ 21, khi lập lại ý định Hoa Kỳ mua lại Greenland của Đan Mạch; biến Canada thành "tiểu bang thứ 51"; đe dọa sẽ "lấy lại" kênh đào Panama; và gần đây nhất là gợi ý rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp quản Gaza. Chủ nghĩa đế quốc không còn là một phần công khai trong sách lược quốc gia của Hoa Kỳ kể từ thời Teddy Roosevelt.
Các nhà thiên văn học vừa quan sát được một hiện tượng đặc biệt: một ngôi sao khổng lồ biến mất khỏi bầu trời đêm và chỉ để lại một hố đen thế chỗ. Ngôi sao này có tên là M31-2014-DS1, thuộc loại sao siêu khổng lồ (supergiant star) với khối lượng gấp 20 lần Mặt trời và cách Địa cầu khoảng 2.5 triệu năm ánh sáng. M31-2014-DS1 nằm trong thiên hà Andromeda, cũng khá gần chúng ta. Năm 2014, M31-2014-DS1 trở nên rực sáng, nhưng từ năm 2016, ánh sáng của ngôi sao này bắt đầu mờ dần. Đến năm 2023, ngôi sao này hoàn toàn biến mất, không còn quan sát được qua thiên văn kính.
Việc giảm cân luôn đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, không ít người cảm thấy nản lòng khi cân nặng dần quay trở lại, dù đã nỗ lực rất nhiều. Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các tế bào mỡ có thể lưu giữ “trí nhớ” về tình trạng mập phì trước đây, khiến chúng dễ phát triển trở lại khi tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu chất béo.
Những gì Đức Phật khuyên dạy chúng ta, hãy lắng nghe, suy ngẫm kỹ, để tâm mà hành trì thì đời này tốt đẹp, đời sau tốt đẹp, người trí khen ngợi và được quả báo bậc nhất cả hai đời và sau khi chết sinh thiên.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 2, Reuters) – Quyền Giám đốc NASA Janet Petro cho biết Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE), do tỷ phú Elon Musk lãnh đạo, sẽ kiểm tra chi tiêu của NASA. Bà cũng xác nhận hàng trăm nhân viên của cơ quan đã chấp nhận đề nghị nghỉ việc từ chính phủ.
(WASHINGTON/MOSCOW/KYIV, ngày 12 tháng 2, Reuters) – Trump tuyên bố cả Putin và Zelenskiy đều bày tỏ nguyện vọng hòa bình trong các cuộc điện đàm riêng với ông. Trump liền chỉ đạo các viên chức cấp cao của Hoa Kỳ khởi động các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến Ukraine.
Wikipedia ghi lời nhà văn Nguyễn Quang Lập: ... có trí lực để viết những bài báo như Huy Đức cũng không ít người, cũng không ít người có thể viết hay hơn, nhưng có cái tâm sáng trưng như thằng Huy Đức để nói thẳng, nói to những điều tâm huyết như nó thì quả là hiếm..."
DALLAS – Hôm thứ Ba (11/2), Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) loan báo vừa phát hiện thêm 2,400 hồ sơ mới liên quan đến vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy trong lúc đang ráo riết đẩy nhanh mức độ giải mật hàng ngàn tài liệu theo sắc lệnh hành pháp Trump ban hành hồi tháng trước, theo APNews.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.