Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4659)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Y tế báo động: Một công nhân làm nghề sữa ở Nevada đã bị nhiễm một loại cúm gia cầm mới khác với loại đã lây lan trong các đàn gia súc ở Hoa Kỳ kể từ năm ngoái, các viên chức y tế liên bang cho biết hôm thứ Hai. AP đưa tin rằng căn bệnh này được coi là nhẹ. Triệu chứng chính của người này là mắt đỏ và kích ứng
Một người cư sĩ có nên chất vấn một Phật tử, dù là nhà sư hay cư sĩ, rằng vị này có thuộc toàn bộ các giới hay không, và vị này có đang giữ trọn vẹn các giới hay không? Bài này sẽ viết trong cương vị một cư sĩ về thái độ của người cư sĩ khí có những nghi vấn về giới đối với bất kỳ một người tu học theo Phật giáo nào.// Should a layperson question a Buddhist, whether a monk or a layperson, about whether they have memorized all the precepts and if they are adhering to them perfectly? This article will explore the perspective of a layperson who harbors doubts about the precepts in relation to any Buddhist practitioner.
Các mức thuế trả đũa của TQ đối với một loạt sản phẩm của Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực từ thứ Hai (10/2). Căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc tiếp tục leo thang mà không có dấu hiệu dừng lại.
(Reuters, ngày 10 tháng 2) – Một liên doanh do Elon Musk dẫn đầu vừa đưa ra đề nghị trị giá 97.4 tỷ MK để mua lại tổ chức vô vụ lợi đang kiểm soát OpenAI, mở ra một chương mới trong cuộc chiến giành quyền quản trị các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu thế giới.
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 2, Reuters) – Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp gây tranh cãi: chỉ đạo Bộ Tư Pháp tạm dừng truy tố các công dân Hoa Kỳ bị cáo buộc hối lộ viên chức chính phủ nước ngoài khi tìm cơ hội làm ăn ở nước đó.
Bộ Ngoại giao Chính quyền Palestine đã cảnh báo vào thứ Hai rằng Dải Gaza và Bờ Tây (West Bank) "không phải để bán, đàm phán hoặc trao đổi". Bộ này cho biết trong một tuyên bố rằng chính quyền Israel đã chấp nhận "ý tưởng di tản" người Palestine khỏi đất đai của họ với mục đích duy trì quyền lực của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
(HOA KỲ, ngày 9 tháng 2, Reuters) – Cuối tuần qua, Sở Bảo Vệ Tài Chánh Người Tiêu Thụ (Consumer Financial Protection Bureau, CFPB) đã bị vô hiệu hóa, toàn bộ hoạt động bị đình chỉ, nguồn tài trợ sắp tới trước nguy cơ bị cắt giảm và trụ sở cơ quan tạm thời đóng cửa. Như vậy là một tầng kiểm soát quan trọng đối với các công ty tài chánh phục vụ người tiêu dùng đã bị loại bỏ.
(HOA KỲ, ngày 9 tháng 2, Reuters) – Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ công bố mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập cảng thép và nhôm vào Hoa Kỳ vào thứ Hai. Mức thuế này sẽ được bổ sung vào các mức thuế kim loại đã có trước đó, đánh dấu một bước leo thang lớn trong chính sách mậu dịch của Trump
Sẽ áp thuế Trung Quốc, kể cả dược liệu và thuốc Hoa Kỳ đang nhập từ TQ. Thuế quan của Tổng thống Trump tại Trung Quốc đã có hiệu lực và đánh vào tất cả các sản phẩm nhập từ TQ — bao gồm một số loại thuốc dược phẩm mà người Mỹ sử dụng.
Tại sao Ngô Thì Nhậm (1746-1803) đã từng viết rằng Đức Phật dạy phải giết cha, giết mẹ, và giết các nhà sư? // Why did Ngô Thì Nhậm (1746-1803) once assert that the Buddha taught a good practitioner to kill one's father, mother, and monastics?
Bài trên báo The Hill ngày 7/2/2025 được dịch sau đây là của Macabe Keiliher, phó giáo sư tại Khoa Lịch sử Clements tại SMU Dallas. Ông đang viết một cuốn sách về công nghiệp hóa và năng lực sản xuất ở Đông Á. Nội dung: Thuế quan sẽ không đưa ngành sản xuất của Mỹ trở lại.
Hội Tết Sinh Viên lần thứ 43 Với chủ đề “Xuân Hoài Niệm” do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tưng bừng trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 31/1/2025 đến Chủ Nhật ngày 2 tháng 2 /2025 tại Công viên Garden Grove Park, cạnh Trường trung học Bolsa Grande, với hàng chục ngàn người tham dự. Với nhiều chương trình ca nhạc hấp dẫn, nhiều gian hàng ăn uống, nhiều trò chơi cho cả người lớn lẫn trẻ em, nhưng đặc biệt hơn hết là những hình ảnh và sinh hoạt đậm nét dân tộc. Những hàng thanh niên mặc trang phục lính thú cầm giáo đứng chào, theo tiếng hô thì đưa mũi giáo ra chào. Những góc chợ quê với các thúng gạo, thúng nếp, mái rơm, quang gánh và thiếu nữ áo bà ba.
Sky River Casino rất hào hứng được chào đón Năm Ất Tỵ 2025 với những giải thưởng lớn dành cho các thành viên Sky River Rewards. Chúng tôi kính chúc mọi người một năm mới thịnh vượng. Kính mong những dự án mới của bạn sẽ được chúc phúc với “nguồn may mắn vô hạn”! Sky River sẽ trình diễn một màn Múa Rồng và Múa Lân vào ngày 1 tháng 2 năm 2025, lúc 3 giờ chiều để chào mừng Tết Nguyên Đán. Những chú lân cho sự kiện này được thiết kế riêng cho sòng bạc Sky River, dùng thương hiệu và màu sắc tượng trưng của sòng bạc, và được trình diễn đặc biệt bởi Hiệp Hội Múa Lân và Rồng Sếu Trắng Leung’s. Màn trình diễn ngoạn mục này sẽ tượng trưng cho điềm lành và chào đón may mắn cho năm sắp tới.
Mời quý khách cùng Pechanga Casino Resort mừng năm Ất Tỵ 2025! Tận hưởng các hoạt động và chương trình thiết kế để mang niềm vui và điều may đến với mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.