Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

4/20/202009:06:00(View: 4496)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(CHICAGO/WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Chính quyền Trump tuyên bố có kế hoạch hợp pháp hóa vĩnh viễn việc tăng tốc độ dây chuyền chế biến tại các nhà máy chế biến thịt heo và gia cầm ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quyết định này khiến các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động lo ngại, đặc biệt là về vấn đề sức khỏe người lao động và an toàn thực phẩm.
(WASHINGTON, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Đại học Harvard thông báo rằng từ năm học 2025-2026, trường sẽ miễn toàn bộ học phí cho sinh viên đại học từ các gia đình có thu nhập dưới 200,000 MK mỗi năm. Đối với sinh viên đến từ các gia đình có thu nhập dưới 100,000 MK, Harvard sẽ không chỉ miễn học phí mà còn chi trả phí bảo hiểm y tế, chỗ ở và các chi phí sinh hoạt khác.
Lama Zopa Rinpoche giải thích phương pháp thiền về tính không trong cuộc sống hàng ngày. Trích đoạn này là từ bài giảng tại Viện Root Institute, Bodhgaya, Ấn Độ, vào ngày 30 tháng 1 năm 2012. Biên tập bởi Tu sĩ Ailsa Cameron.
(PERTH, ngày 16 tháng 3, Reuters) – Trên vùng biển ngoài khơi Tây Úc, trong phòng điều khiển của tàu ngầm USS Minnesota (Virginia class), các vận hành viên hệ thống Sonar đang điều chỉnh hệ thống để thích nghi với những âm thanh đặc trưng của cá heo. Đây là vùng biển mới đối với họ, trong thời gian tới, sự hiện diện của tàu ngầm Hoa Kỳ sẽ được mở rộng đáng kể.
(SEOUL, ngày 17 tháng 3, Reuters) – Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục nâng cấp và tăng cường lực lượng nguyên tử của mình, đồng thời lên án các ngoại trưởng của nhóm G7 (gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản) vì đã vi phạm chủ quyền của nước này khi yêu cầu họ chấm dứt chương trình vũ khí nguyên tử.
- Canada: Thủ tướng Mark Carney xét lại vụ mua máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ xem có thể mua chiến đấu cơ nước khác hay không. Công ty Lockheed Martin lạnh cẳng: hợp đồng 88 phi cơ còn giá trị. - Trump thêm 1 chiến thắng: Một tòa kháng án đã dỡ bỏ lệnh tòa dưới chặn các sắc lệnh của Trump đòi xóa sổ DEI
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau. Trong truyền thống Phật giáo, nó được gọi là "Phật tánh" hay là bản chất Phật -- thường được mô tả theo ba phẩm chất: trí tuệ vô biên, khả năng vô hạn và lòng từ bi vô lượng.
Nhân viên truyền thông của đài VOA sáng hôm nay đến làm việc tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ để phát sóng chương trình cuối tuần của họ như thường lệ đã nhận được thông báo họ đã bị cấm cửa: Các quan chức liên bang đã tiến hành lệnh đình chỉ hàng loạt hoạt động vô thời hạn. Việc này diễn ra sau sắc lệnh ban hành vào khuya thứ Sáu của Tổng thống Trump rằng cơ quan mẹ của cơ quan này, có tên là U.S. Agency for Global Media (Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ), “phải loại bỏ mọi hoạt động luật pháp không bắt buộc” (eleminate all activities not required by law). Khoảng 10 giờ sáng Thứ Bảy 15/3/2025, Kari Lake, giám đốc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đăng trên danh khoản Twitter nội dung: “Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Tiếp tục Cắt Giảm Bộ máy Quan liêu Liên bang. Sắc lệnh này tác động vào Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM) và các đài VOA, OCB, RFA, RFI do USAGM tài trợ ngân sách. Nếu bạn là nhân viên của cơ quan này, vui lòng kiểm tra email của bạn ngay để
CBS kiểm tin: Trump bịa đặt đủ thứ về Canada khi áp thuế. Thực tế sữa Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói 200% (con số quá hạn ngạch), gỗ Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói là cao không tưởng tượng, Trump nói Mỹ thâm hụt 200 tỷ đô với Canada nhưng nếu Mỹ ngưng nhập dầu thô thì ngược lại, không lẽ Canada tặng dầu miễn phí; Trump nói ma túy Canada vào Mỹ nhưng thế giới chỉ có Bắc Hàn ngăn được ma túy thôi.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
Dù buổi họp tuần rồi giữa Trump và Zelensky hoàn toàn thất bại và được xem là rơi vào bế tắc, phương tây và Kyiv vẫn kỳ vọng vẫn còn con đường để mở lại đối thoại cho thỏa thuận này vì đây vẫn là một bước đệm để giữ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Nga. Mặc dù thỏa thuận này không bao gồm yêu cầu trước đây của Trump về việc Hoa Kỳ được hưởng nguồn khoáng sản hiếm và quan trọng của Ukraine, trị giá lên đến 500 tỷ MK, nhưng nó vẫn mang lại một lợi ích quan trọng: giúp Washington đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản thiết yếu cho nền kinh tế thế kỷ 21 – những tài nguyên mà lâu nay Hoa Kỳ phải phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác, đặc biệt là TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.