Hôm nay,  

Corona: Đúng Việc, Đúng Lúc (II)

20/04/202009:06:00(Xem: 4499)

II/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có làm đúng việc, đúng lúc?


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở đặt tại Geneva,  được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 1948 và hiện nay có 194 quốc gia thành viên.

Công việc chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là giúp các nước nghèo chống lại bệnh tật. Và để có khả năng làm được công việc này, WHO cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia thành viên.(1)


Trận đại dịch COVID-19 còn đang hoành hành trên khắp thế giới chưa biết bao giờ mới tìm ra cách chống hữu hiệu, một số người đã lên tiếng phê bình WHO tắc trách, không ứng phó với cuộc khủng hoảng kịp thời. Họ cho rằng trong một thời gian quá lâu tổ chức này đã chấp nhận và loan tải những tin tức do Trung Quốc phát tán dù những tin này không phản ảnh đúng tầm mức nghiêm trọng của đại dịch, và WHO đã có  những tuyên bố không rõ ràng cũng như hành động do dự.

Lẽ dĩ nhiên gần như không ai còn chút nghi ngờ nào về thái độ vô trách nhiệm cố gắng che đậy dịch bệnh của Trung Quốc, nhất là trong những tuần đầu tiên, tuy nhiên, WHO có chủ đích tham gia vào hành vi này hay không sẽ còn cần phải điều tra sau khi dịch bệnh đã ngưng.


Dù sao, tuy về bản chất, tất cả những thiếu sót của WHO được nêu đã ít nhiều có xảy ra, nhưng từ đó để buộc tội WHO làm thế giới mất cơ hội chặn đứng nạn dịch vì "đã chịu ảnh hưởng Trung Quốc, che đậy sự lây lan của dịch COVID-19" là điều không trung thực. Nó cho thấy một sự hiểu biết hoàn toàn sai lầm về vai trò và quyền lực của tổ chức liên chính phủ này, cũng như sự không nhìn nhận những khiếm khuyết xử thế của từng quốc gia.


WHO chủ yếu là một cơ quan và không phải là một dịch vụ y tế khẩn cấp.

Hoạt động của WHO có thể được so sánh với một hoạt động của lực lượng Mũ Nồi Xanh của Liên hiệp quốc. Đó là một tập hợp sự có mặt của các quốc gia thành viên và trên hết, WHO phụ thuộc vào ý chí, kỹ năng và phương tiện của các quốc gia này để thực hiện các dự án chung của họ trên toàn thế giới.

Những tổ chức liên quốc gia thường phải ngoại giao rất mềm mỏng và cẩn trọng với các quốc gia thành viên của họ, và người ta khó có thể mong đợi những tổ chức này ra mặt chỉ trích mạnh mẽ các chính sách thông tin và y tế của một quốc gia. Việc này là nhiệm vụ của các tổ chức viện trợ độc lập, của giới vận động hành lang và tất nhiên là báo chí.

Chiếu theo nội qui, WHO phải định hướng theo các cơ quan y tế của các quốc gia thành viên chứ không thể dựa trên những dư luận rất khác biệt trong các xã hội tự do. Tất nhiên, điều này làm việc quyết định hơi chậm chạp , nhưng đó là do bản chất hệ thống của Liên Hiệp Quốc. Không thể bắt lỗi WHO về mặt này.

Hành động "hất luôn cả đứa bé cùng với nước tắm" là sai lầm và vô trách nhiệm, vì WHO cần được duy trì và củng cố để làm rất nhiều công việc quan trọng.


Ít hơn một đô la mỗi năm 

Khoản đóng góp bắt buộc của các thành viên WHO chỉ bao gồm được một phần năm (1/5) ngân sách khiêm tốn của tổ chức là dưới năm tỷ đô la - thậm chí không tới một đô la một năm cho mỗi người trên trái đất. Năm tỷ đô la là số tiền tương đương với chi phí một nhà thương cấp đại học ở một thành phố lớn trong thế giới công nghiệp.

Phần ngân sách còn lại (4/5) của WHO là do tài trợ tư nhân và của các chính phủ. Phần này bị ràng buộc bởi những dự án có mục tiêu dài hạn đã được xác định rõ ràng: 

Đây có thể là các chiến dịch chủng ngừa ở các nước nghèo nhất thế giới, một đầu tư rất nhỏ mà đem lại kết quả lớn. Trong những trường hợp tai họa cơ bản nhưng thực sự rất dễ tránh, WHO có thể rất hiệu quả nếu được giúp đỡ phương tiện để làm việc. Thí dụ như bệnh sởi năm ngoái với 20 triệu người mắc bệnh và 140.000 người tử vong. Hoặc những chiến dịch chống bệnh sốt rét,  giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em..v.v...


Nhưng ngay cả WHO cũng không toàn năng.

Tất nhiên, WHO cũng phải theo dõi các bệnh mới xuất hiện như SARS-CoV-2. Trong việc trao đổi thông tin, WHO là một giao diện toàn cầu quan trọng giữa các chính phủ, các học giả tại các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty nghiên cứu dược phẩm .

WHO không thể làm được tất cả. Công việc thực tế trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh mới xuất hiện, phải và chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống y tế của các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu và ngành công nghiệp. 

Mặc dù mang cái tên Tổ chức Y tế Thế giới nghe có vẻ oai phong, WHO không có khả năng bù đắp cho những thiếu sót trong phạm vi chăm sóc sức khỏe hoặc những biến động của thị trường thuốc và chất khử trùng. 

Trong thực tế, WHO nằm ở cấp bậc cuối của bực thang quyết định trong hệ thống  quốc tế.

Thêm vào đó, thế nào là ứng xử đúng khi đối mặt với một đại dịch?

Trong một đại dịch như COVID-19, WHO tất nhiên luôn phải đối mặt với vấn đề tìm sự cân bằng giữa cảnh báo cần thiết và không gây hoảng loạn. Điều này rất, rất khó, bởi vì một đại dịch luôn liên quan đến một mầm bệnh mới, và với tất cả các chuyên gia của mình, WHO vẫn không thể nói chính xác nó sẽ phát triển như thế nào.


Hiện nay mối quan tâm của WHO lên tới tối đa vì Sars-CoV-2 đã len lỏi vào những túp lều của người tỵ nạn, đã xâm nhập vào những vùng có chiến tranh như Kurdistan của Iraq, và các nước nghèo nhất thế giới tại lục địa Phi châu.


Ngày 14/04/2020 trong khi TT Trump tuyên bố tạm ngưng đóng tiền trợ cấp thì  WHO một mặt báo động dịch Ebola, bùng nổ tại Congo, đã bước vào tình trạng khẩn cấp quốc tế, mặt khác bắt đầu gửi một "chuyến bay đoàn kết" (Solidarity flight) từ Addis Ababa, Ethiopa, mang trang thiết bị Y tế tới những nước bên Phi châu. Ngày 19/04  một chuyến khác tới vùng Kurdistan của Iraq. 

Chương trình sẽ trợ giúp tổng cộng 95 quốc gia.


Lời tuyên bố của ngoại trưởng Đức, Heiko Maas, nói lên ý kiến của đại đa số chính quyền các quốc gia trên thế giới: "Tôi không cho rằng WHO làm đúng tất cả, nhưng trong giai đoạn hiện nay, điều tra WHO hoặc cắt giảm nguồn tài trợ của tổ chức này giống như đuổi phi công ra khỏi một chiếc máy bay đang bay."


Cùng với ông Maas, 24 ngoại trưởng các nước Argentina, Bỉ, Canada, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominican, Estonia, Ethiopia, Phần Lan, Pháp, Ireland, Indonesia, Ý, Jordan, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Peru, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển và Tây Ban Nha, đã đồng ký một bản tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)  lãnh đạo việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu này, cũng như những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, Nhóm Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế và khu vực, để phối hợp, giải quyết có hệ thống các tác động kinh tế xã hội rộng lớn do COVID-19 gây ra.

__________________________________________________________________


(1) https://www.dw.com/de/kommentar-verfehlte-kritik-an-der-who/a-53144108

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
(NEW YORK, ngày 10 tháng 3, Reuters) – Tòa án đã ra phán quyết tạm dừng lệnh trục xuất Mahmoud Khalil, sinh viên người Palestine tại Đại học Columbia. Vụ trục xuất này là một phần trong chiến dịch trấn áp của chính quyền Trump đối với những người biểu tình chống Israel. Phiên tòa xét xử được lên lịch vào thứ Tư (12/3).
(MONTREAL/JEDDAH, ngày 10 tháng 3, Reuters) – Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố: Hoa Kỳ phản đối việc sử dụng những từ ngữ có thể làm tổn hại đến việc cố gắng đưa Nga và Ukraine đến bàn đàm phán. Trước thềm cuộc họp của Nhóm G7 trong tuần này, Washington đã có những tranh cãi với các đồng minh, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bế tắc trong việc đạt được đồng thuận chung.
Cùng với một chủng virus cúm độc lực hơn, sự hoài nghi về vaccine, những thay đổi về chính sách công, thông tin sai lệch, và nỗi sợ bị trục xuất của cộng đồng di dân đã góp phần tạo nên cơn bão hoàn hảo cho một mùa cúm
- Trump thú nhận Ukraine có thể không tồn tại nổi trong cuộc chiến chống lại Nga ngay cả khi có Mỹ hỗ trợ - TNS Cộng Hòa Lindsey Graham xin Trump tái tục viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine: chơi vậy tệ hơn vụ Mỹ rời bỏ Afghanistan - Zelensky: Ukraine đã tìm hòa bình ngay từ "giây đầu tiên" của cuộc chiến với Nga chứ không hiếu chiến như Trump nói
Mark Carney, 59 tuổi, đã giành chiến thắng với hơn 85% số phiếu trong cuộc bầu chọn để kế nhiệm Justin Trudeau làm lãnh đạo đảng Tự do. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ông sẽ sớm đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Canada. ”Tôi sẽ làm việc không ngừng nghỉ với một mục tiêu duy nhất: xây dựng một Canada mạnh mẽ hơn cho tất cả mọi người”, ông tuyên bố trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị lãnh đạo đảng.
Thương vụ ở các tiệm ở biên giới Mỹ-Canada suy giảm 80%. Một cửa hàng biên giới ở tỉnh British Columbia của Canada, tỉnh đang giáp biên với 3 tiểu bang Mỹ Washington, Idaho, và Montana, đang chao đảo vì doanh số giảm 80%, khi căng thẳng thương mại và lòng trung thành của người tiêu dùng thay đổi làm lung lay nền tảng của cửa hàng.
Nếu anh không nói! Ai nói? Bây giờ không nói! Bao giờ? Chuyện ông Dương Văn Minh. Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng. Từ suốt 50 năm qua, cứ đến 30 tháng 4 là mọi người đều nhắc đến câu chuyện tướng Dương Văn Minh đầu hàng với biết bao nhiêu là oán trách. Riêng chúng tôi vẫn giữ trong lòng những suy nghĩ khác.
Đau đớn kinh tế: Tổng thống Donald Trump và các đồng minh của ông đã bắt đầu ám chỉ rằng người Mỹ có thể phải chịu một số đau đớn về kinh tế khi chính quyền thực hiện kế hoạch áp thuế đối với hàng tỷ đô la hàng hóa nhập cảng vào Hoa Kỳ và sa thải hàng nghìn công nhân liên bang trên khắp cả nước. Phát biểu trước Quốc hội tuần này, Trump đã cảnh báo người dân Mỹ rằng họ sẽ phải đối mặt với "một chút xáo trộn" từ kế hoạch áp thuế toàn diện đối với hàng tỷ đô la hàng hóa của ông.
Năm 1975 ngay sau khi tôi đến Hoa Kỳ, tôi đã được phép ghi danh theo học ngành Tâm Lý Học tại Đại Học Oklahoma City University lớp buổi tối, để sẽ tốt nghiệp văn bằng Cao Học về tâm lý (MA in psychology) vào năm 1980 và sẽ nạp đon xin làm cố vấn viên cho một trường trung hoc. Trong thời gian 5 năm này, ban ngày tôi phục vụ cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo gọi tắt là USCC (United States Catholic Conference), đặc trách chương trình tái định cư cho người dân tỵ nạn Cộng Sản Đông Nam tại tiểu bang Oklahoma từ 1975 tới 1980.
- Cựu DB Matt Gaetz tính tranh cử ghế Bộ trưởng Tư pháp Florida vào năm 2026 - Đặc sứ của New Zealand tại Anh bị trục xuất sau khi công khai chỉ trích TT Trump về sự kém hiểu biết lịch sử Châu Âu - Putin: các vùng đã tự nguyện sáp nhập vào Nga sẽ không bị từ bỏ, nhưng cởi mở để bàn về hòa bình ở Ukraine - Dân Mỹ biểu tình trước nhiều đại lý xe điện Tesla, phản đối Elon Musk
James Irvine Foundation (https://www.irvine.org) là một tổ chức phi lợi nhuận từ thiện, cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức phi lợi ở California. Mục tiêu hoạt động của tổ chức là kiến tạo một California nơi tất cả những người lao động thu nhập thấp đều có khả năng thăng tiến về mặt kinh tế. Việc tài trợ bao gồm Giải Thưởng Lãnh Đạo James Irvine Foundation hàng năm, để vinh danh những lãnh đạo cộng đồng California. Từ việc giải quyết công lý môi trường đến cải thiện sức khỏe bà mẹ, những người lãnh đạo này tạo ra sự thay đổi. Họ đưa ra các giải pháp sáng tạo cho những thách thức khó khăn nhất của tiểu bang; cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách; truyền cảm hứng cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Mỗi tổ chức được vinh danh sẽ nhận được khoản tài trợ $350,000 để đẩy nhanh những công việc đầy ý nghĩa của mình.
Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày sẽ bắt đầu vào Chủ Nhật, ngày 9 tháng 3/2025, lúc 2 giờ sáng giờ địa phương tại Hoa Kỳ. Đồng hồ "nhảy lên" một giờ, nghĩa là mặt trời mọc và lặn sẽ xảy ra muộn hơn một giờ.
Vắc-xin (Vaccines) đã thay đổi vận mệnh của loài người. Trong thế kỷ 20, bệnh đậu mùa (smallpox) đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 triệu người trên toàn thế giới, còn bệnh bại liệt (polio) khiến nửa triệu người tử vong hoặc bị liệt mỗi năm. Nhưng ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vắc-xin, bệnh đậu mùa đã hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh, và bệnh bại liệt cũng đã được kiểm soát tại nhiều quốc gia.
Đồng tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt, tương tự như khẩu độ của máy ảnh. Do đó, nó rất quan trọng đối với tầm nhìn và cách chúng ta nhận thức môi trường xung quanh.Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng kích thước đồng tử bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính
Chuyến bay thử nghiệm thứ 8 của tàu vũ trụ Starship, công ty Space X lại một lần nữa phát nổ ngay sau khi cất cánh, lúc đã đạt độ cao gần 150 km vào ngày 6 tháng 3.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.