Hôm nay,  

Corona và Con Đường Tơ Lụa mới

3/12/202011:06:00(View: 5861)

Xưa nay, trong lịch sử nhơn loại, bịnh dịch không phải là điều mới lạ. Từ thời Trung cổ, và gần đây hơn, vào đầu thế kỷ XX, nhiều người hãy chưa quên cơn dịch cúm Tây-ban-nha (grippe espagnole) xảy ra khi Đại thế chiến vừa kết thúc, sát hại hết 50 triệu người. Suốt thời gian dài, người ta cầu nguyện thánh thần phù hộ tránh khởi bịnh dịch.

Ngày nay, khi dịch Corona xảy ra ở Vũ Hán, dân tàu không khấn vái Thổ thần và Hà bá nữa mà lại réo gọi đảng và Nhà nước cộng sản ra chửi rủa vì đã không quản lý được dịch Corona để cả 750 triêu dân tàu bị cô lập, người chết lăng cù ra khắp nơi,  …Từ vụ dịch Sras năm 2003, cách phản ứng của đảng cộng sản và Nhà nước tàu vẫn không có gì khá hơn . Vẫn đàn áp người dân nói sự thật, vẫn độc quyền thông tin, vẫn tuyên truyền dối trá . Nhơn dân ngày càng thêm thù ghét đảng và Nhà nước cộng sản .

Từ Vũ Hán là cái nôi, nay dịch Corona lây lan ra 105 nước trên thế giới, nhiểm bịnh 114 151 người, chết hơn 4012 người (AFP, 10/3) . Ở Âu châu có Ý và Pháp bị ảnh hưởng nặng hơn hết . Riêng Ý hiện nay có 11 tỉnh thành với 15 triệu người, tức ¼ dân số, bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài .  Chánh phủ Ý vừa ban hành nhiều biện pháp nghiêm nhặc hơn để đối phó với bịnh dịch .

Dịch Cronavirus đang làm xáo trộn mạnh đời sống xã hội và kinh tế toàn cầu . Nhưng khi nó chấm dứt hẳn, hết lây nhiểm, hết chết chóc, liệu thế giới sẽ trở lại với sanh hoạt bình thường như trước đây hay không ? Và dự án đầy tham vọng «1 Con đường 1 Vành đai» của Xi sẽ được thực hiện như ước mơ hay không ?


Một con virus có thể làm thay đổi dòng lịch sử ?

Có thể lắm chớ khi một số đông dân chúng thế giới bị sát hại như trường hợp trận dịch «La Peste noire» (Dịch hạch đen) đã giết người hàng loạt tứ Á sang Âu và cả Phi châu . Nay dịch Corona đang lây nhiểm gần khắp thế giới nhưng lại không làm thiệt mạng nhiều người đến như vậy . Thật phước đức cho nhơn loại ! Tuy nhiên nó lại phá vở hệ thống kinh tế và địa chính đang chi phối thế giới . Pháp tỏ ra lo ngại . Ông Bruno Le Maire, Tổng trưởng Kinh tế và Tài chánh, cho rằng con virus Corona này là một thứ «game-changer», nghĩa là con virus làm thay đổi hẳn những qui luật của cuộc chơi từ trước đến nay .

Thật sự có đúng như vậy không ?

Chỉ trong vòng vài tuần lễ, trong lúc dịch bịnh chưa tới đỉnh điểm, thế mà người ta thấy ảnh hưởng của nó đã làm xáo trộn nước Tàu của Xi như chưa bao giờ đã xảy ra như vậy, làm chao đảo Iran, hăm dọa sự tăng trưởng của thế giới, ngấm ngầm len lỏi ảnh hưởng cuộc bầu cử ở Mỹ, nơi mà kinh tế vừa lấy lại đà phát triển và vấn đề bảo vệ sức khỏe cho toàn dân đang trở thành thời sự . Dịch Corona tuy chưa phải là cúm tây-ban-nha nhưng thế giới chắc chắn sẽ khó vận hành theo đường lối củ một khi dịch ngưng tác hại !

Thật vậy một số hệ quả của bịnh dịch để lại rất hiển nhiên . Ở Tàu, nơi phát xuất bịnh dịch, con virus Corona làm bộc lộ sự bất tín nhiệm và chống đối ngầm của dân chúng đối với nhà cầm quyền mặc dầu họ bị kiểm soát nghiêm nhặc bằng hệ thống công an dày đặc và cả hệ thống công nghệ cao .  Sự giận dử của dân chúng nổi lên đều khắp trên mạng về cái chết của Bác sĩ nhản khoa Li Wenliang, nhứt là khi biết ông báo động bịnh dịch đang lây nhiểm cho các bạn của ông làm việc ở nhà thương mà ông bị công an bắt nhốt về «tội loan truyền tin thất thiệt gây hoang mang dân chúng» và ông phải làm tờ «tự kiểm» . Lẽ ra nhà cầm quyền đã nghe lời báo động của ông mà phản ứng thich hợp thì đã tránh ddược cho nước Tàu và thế giới cái tai vạ như hiên nay. Phản ứng mãnh liệt của dân chúng chống đối nhà cầm quyền lần đầu tiên làm tổn thương nhóm lãnh đạo chốp bu Đảng-Nhà nước và đặc Xi trước một thách thức khó lường trước được .

Thấy được lòng dân, bộ máy tuyên truyền của Nhà nước liền tăng cường hết tốc lực nhằm thuyết phục nhơn dân tàu về khả năng uu việt của bộ máy cầm quyền đã động viên mọi phương tiện để chặn đứng cơn dịch . Nhưng nói dối ban đầu và lấy quyết định chặm trể của đảng và Nhà nước vẫn còn là vết đen làm hoen ố hình ảnh nhà lãnh tụ độc nhứt đầy quyền lực . Và điều chắc chắn mà người dân ai cũng thấy là các nhà lãnh đạo đang hoang mang, mất tự tin và hoảng sợ . Chính họ cũng thấy rỏ điều này ở họ !

Về mặt kinh tế, hậu quả quan trọng của dịch Corona là các nước làm ăn với Tàu đã ý thức rỏ sự lệ thuộc quá nhiều đối với «xưởng của thế giới » (usine du monde) là rất nguy hiểm nên họ đã bắt đầu di chuyển cơ sở tới những nơi khác an toàn, giá rẻ hơn và cách làm ăn thoải mái hơn . 

Hệ thống toàn cầu từ nay bắt đầu xét lại sâu sắc tuy chưa có thể nói nó sẽ thay đổi tới đâu, hay dở tới đâu . Hi vọng con virus Corona sẽ là điều kiện bắt buộc nhiều người suy nghĩ tìm cách chuẩn bị ngày mai này thế giới phát triển tốt đẹp hơn, an lành hơn .


Corona và «1 vành đai 1 con đường » ? 

Xưa nay, bịnh dịch vẫn thường mượn con đường  thương mải mà tới viếng thăm nhiều nước (Theo nhà địa dư học, Michel Foucher, Les Frontières, CNRS, Paris 2016) . Và Corona nay có mặt tại trên100 nước cũng bằng con đường  giao thương, dĩ nhiên không giống như xưa, mà cụ thể là hệ thống kinh tế toàn cầu .

Nhà địa dư học Michel Foucher nói điều đó để nhằm cổ võ cho thuyết tháo gở hệ thống toàn cầu hóa (la démondialisation) . Năm sau, sử gia người Mỹ, Giáo sư Peter Frankopan dạy Oxford, Harvard, Yale, …trong cuốn sách best-seller quốc tế «Con đường tơ lụa» (Les routes de la soie, Nevicata, 2017), cuốn sách được báo chí quốc tế đánh giá là quan trọng nhứt từ nhiều thập niên nay, sau phần nhắc lại trận dịch hạch thế kỷ XIV bằng cách nào nó từ những đồng cỏ (steppes) âu-á lan qua tới Âu châu nhanh chống, làm đảo lộn trật tự thế giới lúc bấy giờ, ông đề cặp dịch Corona đang phát tán khắp địa cầu ngày nay .

Sử gia Frankopan suy nghĩ trên những số liệu vững chắc, khác với những số liệu được phổ biến, về qui mô của bịnh dịch . Trước tiên ông đau lòng cho những gia đình mất người thân yêu.  Kế đến, ông báo động dịch Corona làm xáo trộn trật tự thế giới . Và trong lịch sử, những mầm gây bịnh vẫn có thể giết chết nhiều nền kinh tế chớ không riêng gì chỉ con người mà thôi . Làm biến đổi xã hội .  Ông nhắc lại hệ quả ghi nhận được từ cuôc chinh phục của quân mông-cổ, đó là làm thay đổi Âu châu lúc đó không do thương mải, không do chiến tranh, không do văn hóa hay tiền tệ, mà lại do dịch hạch đen . Mặc dầu người ta vẫn chưa biết từ đâu nó xuất hiện, cái nôi sơ khởi của nó ở đâu, nhưng người ta thấy nó lây lan cực nhanh, do những con rận, con chuột, con lạc đà, từ những cánh đồng cỏ âu-á đem qua tới Âu châu, Iran, Cận-Đông, Ai-cặp và bán đảo á-rặp . Và hiển nhiên là những con đường thương mải nối liền Âu châu với phần còn lại của thế giới đã trở thành những con đường đưa bịnh dịch tới xâm nhập . Người ta ước tính Âu châu phải mất ít lắm là 1/3 dân số vì cơn dịch hạch đen ấy, tức 25 triệu người trên tổng số dân 75 triệu .

Vậy đoàn quân mông-cổ lúc đó chỉ mượn con đường buôn bán mà chinh phục Âu châu hay họ đã biết chiến tranh vi trùng rồi ?

Chắc họ đã nghĩ ra làm chiến tranh tiến chiếm xứ khác bằng sức mạnh của vi trùng . Khi tới trước thành của một nước muốn đánh chiếm, quân mông-cổ dùng xe trang bị giàn bắn đá, một thứ trọng pháo thời đó, bắn xác chết nhiểm dịch hạch đen vào bên trong thành của địch . Thế là bịnh dịch bắt đầu phát tán, bám lấy người trong thành . Chỉ ít lâu sau đó là đối phương im lìm, quân mông-cổ từ từ tiến vào và chiếm thành . Cũng như dùng thuốc độc . Khi thành bị vây, một thời gian sau, trong thành cần tiếp tế lương thưc . Nhứt là nước uống .

Giặc sẽ đầu độc nước . Khi có vài người trong thành bị ngộ độc thì cấp chỉ huy sẽ có biện pháp phản ứng .  Nhưng cách công thành của quân mông-cổ bằng xác chết đầy vi trùng thì đối phương không thể không mở cửa thành và xin đầu hàng . Biến cố năm 1346 của quân mông-cổ cho thấy mầm bịnh làm được thứ vũ khí cực mạnh, cực hũu hiệu, để đánh chiếm nước khác . 

Tập Cận-bình nuôi Coronavirus ở Vũ Hán chắc phải có ý đồ gì chớ ?

Ngay từ thế kỷ thứ XIV, con đường thương mải nối liền Âu châu với phần còn lại của thế giới vận chuyển hàng hóa, làm cho những nước trên tuyến đường đó trở nên giàu có nhưng đồng thời nó cũng đem tới những nơi đó những vi trùng bịnh dịch . Và một lúc nào đó biết đâu những vi trùng bịnh dịch lại không được biến thành vũ khí chiếm đất ?

Chuyện bất ngờ là Ý vốn là cửa ngỏ của «Con đường tơ lụa xưa», cách nay vài tháng, lại là nước bị nhiểm dịch Tập Cận-bình trước tiên ở Âu châu,và nặng nhứt,rồi từ đây, virus corona mới từ từ bay qua các nước khác .

Vậy thử nghĩ «1 vành đai 1 con đường » một khi hoàn thành và đi vào hoạt động, Tập sử dụng nó để chuyên chở hàng hóa cùng với virus đem tới các nước nằm dọc theo lộ trình, hàng hóa thì bán, virus thì cho không để thực hiện «giấc mơ tàu» mà Tập từng ôm ấp từ lúc lên ngai Hoàng đế . Ts Francis Boyle, tác giả Luật của Mỹ về võ khí vi trùng, xác nhận Coronavirus là thứ võ khí chiến tranh . Vậy khi con virus này được thí nghiệm đầy đủ và từ đó, tìm ra được thuốc chủng, thì ai ngăn cấm Tập sử dụng nó như vũ khí ?

Nhưng đó là người tính . Còn ông Trời nữa chớ . Ông có chịu đứng về phía người ác hay không ?


Thái độ của Âu châu

Những nước trước đây từng coi Tập Cận-hình là đồng minh có thể chia sẻ những vần đề thế giới thì nay họ chẳng những không tín nhiệm Tập nữa mà còn chống lại vì thấy Tập ngày càng tỏ ra độc đoán, cả với mọi người .

Tại diển đàn Davos ở Thụy sĩ, Tập ca ngợi chủ trương đa phương, trao đổi tự do và tranh đấu bảo về khí hậu . Nhiều nước Âu châu thấy Tập hấp dẩn hơn ông Trump, không chỉ trích OTAN . Dự án «1 vành đai 1 con đường» làm cho nhiều nước khao khát tham dự . Nhưng sự hồ hởi ban đầu ấy dần dần lắng dịu trong lúc Âu châu phải đối phó với đà vượt lên siêu cường của Tàu và toan tính áp đặt lên Âu châu một trật tự mới theo lý thuyết của Tập .

Ở trong nước Tập đàn áp dân chúng, bên ngoài, như ở Âu châu, đảng-Nhà nước của Tập tìm cách dập tắc mọi phê phán . Âu châu đả phản ứng mạnh mẻ chống lại việc Tập muốn gây ảnh hưởng lên Âu châu, làm áp lực Âu châu hướng theo mô hình của Tàu . Các nước Âu châu đã phải khẳn định với Tập về sự khác biệc căn bản hệ thống chánh trị của Tàu với các nền dân chủ tây phương . Cũng như Tây phương tôn trọng tính phổ quát của nhơn quyền còn Bắc kinh thì vượt qua và mặc nhiên vi phạm nhơn quyền, cụ thể như trong vụ đồng hóa Duy Ngô-nhỉ, tiêu diệt Pháp Luân-công, bày trừ Thiên chúa giáo, Phật giáo,…

Theo ông Volker Perthes, Cố vấn Chánh phủ Đức về vấn đề quốc tế, các nước âu châu thấy rỏ Bắc kinh ngày càng làm áp lực mạnh lên Âu châu để khống chế Âu châu theo đường lối của họ nên đã phản tỉnh, chống lại nhà cầm quyền tàu, không chỉ chống như khách hàng, chống lại thị trường  lớn và xưởng sản xuất cho Âu châu, mà Âu châu chống Tàu vì thế địa-chánh và tác nhơn địa-kinh tế, kẻ thách thức với những giá trị truyền thống của Âu châu .

Theo kết quả thăm dò thì những cảm tình hay quan điểm tích cực đối với Tàu đã giảm mất rất nhiều từ năm rồi ở phần lớn các nước Âu châu . Ba chánh đảng ở Thụy- điển đã đồng thanh lên tiếng yêu cầu chánh phủ hảy trục xuất Đại sứ Tàu ở Stockholm về nước vì tên tàu này đã dám hăm dọa công khai giới chức Thụy điển, truyền thông và tổ chức nhơn quyền . Họ kêu gọi các xí nghiệp thụy điển hảy quan tâm quan điểm của dân thụy điển mà rút khỏi Tàu, một xứ khủng khiếp .

Hồi tháng 3 năm rồi, lần đầu tiên, Ũy Hội Âu châu xác nhận Tàu là «một nước tranh chấp có hệ thống» tìm cách áp đặt lên Âu châu cách cai trị của họ, xóa bỏ hẳn các ý niệm dân chủ, tự do, nhơn quyền truyền thống của Âu châu . Một diển tiến khá xa vì trước đây là quan hệ thuơng mại cùng có lợi . Từ nay các nhà lãnh đạo Âu châu làm việc để đi đến một lập trường chung trước khi có chương trình họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập với 27 nước ở Leipzig, Đức . vào tháng 9 tới đây .

Với thái độ mới này, uu tiên tuyệt đối của Âu châu là tránh để bị Tàu dẳm chơn .

Nếu các nước khác cũng lần lược lấy thái độ cứng rắn đối với Tàu thì họ phải thay đổi cách ứng xử của họ . Sáng kiến «1 vành đai 1 con đường» chắc chắn sẽ phải xét lại, khó thực hiện vì hiện tình kinh tề tàu đang suy thoái, chánh quyền đánh mất lòng tin với cả thế giới, sự tăng trưởng toàn cầu suy giảm nặng . Món vũ khí Coronavirus để đánh chiếm thế giới bị bể ngang. Ngoài ra ai dám chắc thanh niên tàu sẽ không nổi lên vì bất mản, chống lại đảng cộng sản, đòi thực thi dân chủ tự do ? Như thanh niên hồng-kông . Như dân đài-loan .

Trời phải thương những kẻ lương thiện chớ !


Nguyễn thị Cỏ May



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
TAPACHULA – Hôm thứ Hai (30/12), ở miền nam Mexico, một hàng dài người di cư kiên nhẫn xếp hàng bên ngoài văn phòng di trú. Họ đang chạy đua với thời gian để có thể nhập cảnh hợp pháp vào Hoa Kỳ trước khi Trump chính thức nắm quyền trong vài ngày tới, theo Reuters.
Jimmy Carter, tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ, đã qua đời hôm Chủ Nhật 29/12/2024. Carter, 100 tuổi, sinh ngày 1 tháng 10/1924, đã trở thành cựu tổng thống còn sống cao tuổi nhất. Ông Carter là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tuổi đạt đến 3 chữ số.
WASHINGTON – Hôm Chủ Nhật (29/12), Donald Trump đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận gia hạn mức nợ quốc gia năm 2023, được thống nhất bởi Chủ tịch Hạ viện lúc đó là Kevin McCarthy và Tổng thống Joe Biden, cho rằng đây là “một trong những quyết định chính trị ngớ ngẩn nhất trong nhiều năm qua,” theo Reuters.
OSLO – Hôm Chủ Nhật (29/12), các dấu vết kéo lê dài hàng chục kilomet vừa được cảnh sát Phần Lan phát hiện trên đáy biển Baltic, nghi là do tàu chở dầu Eagle S kéo neo chạy qua, làm đứt một đường dây cáp điện và bốn cáp viễn thông, theo Reuters.
(Orange County, CA) Sau đúng hai tuần hôn mê, họa sĩ/nhà văn Khánh Trường cuối cùng đã bỏ cuộc thế gian vào chiều Chủ Nhật, ngày 29 tháng 12, 2004, lúc 4:33PM giờ California tại bệnh viện UCI Health, thành phố Fountain Valley trong niềm thương tiếc của gia đình và bằng hữu. Hoạ sĩ Khánh Trường tên thật là Nguyễn Khánh Trường, sinh năm 1948, ở Quảng Nam, gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, giải ngũ năm 1972 vì bị thương. Khánh Trường vượt biên đến Thái Lan năm 1987, định cư tại Hoa Kỳ năm 1988. Sự đóng góp của anh vào văn học Việt Nam hải ngoại không nhỏ vì ngoài vẽ tranh, triển lãm tranh, anh cũng là một nhà văn tên tuổi, viết với vài bút hiệu khác như Kim Thi, Nguyễn Thị Giáng Châu. Khánh Trường đã xuất bản nhiều tác phẩm và từng là chủ biên của tạp chí Hợp Lưu, Hoa Kỳ, từ 1990 đến 2005.
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹp, hoặc đem tro cốt vào chùa, nhang khói mịt mù, đặt nắm tro tàn cha mẹ ở một vị trí thiệt tốt… không ngại tốn kém! // Do not wait until your parents have passed away to demonstrate your filial devotion by creating a grand altar, purchasing an elaborate
Canada cũng gặp nạn máy bay: Một phần của máy bay Air Canada chuyến bay 2259 đã bốc cháy trên đường băng tại Sân bay Halifax sau khi gặp nạn khi hạ cánh, theo CBC News đưa tin vào ngày 29 tháng 12. Một hành khách cho biết một trong những bánh đáp của máy bay đã không triển khai đúng cách trong khi hạ cánh, khiến máy bay nghiêng sang bên trái.
Một máy bay chở 181 người từ Bangkok đã lao ra khỏi đường băng lúc hạ cánh tại phi trường quốc tế Muan, ở tỉnh Nam Jeolla, cách thủ đô Seoul khoảng 290 km, đâm vào tường và bốc cháy dữ dội vào khoảng 9 giờ sáng Chủ Nhật 29 tháng 12 giờ địa phương, theo tin từ Yonhap.
I am Vu Van Loc, 92 years old, Director of the IRCC organization, founded in 1976, and the founder of the Viet Museum for more than 30 years. // Tôi là Vũ Văn Lộc, 92 tuổi, Giám đốc của tổ chức IRCC, thành lập năm 1976, và là người sáng lập Viet Museum hơn 30 năm qua.
nhờ các chương trình khuyến mãi và giảm giá, hoạt động mua sắm bán lẻ trong kỳ nghỉ lễ đã tăng 3,8% trong năm nay so với năm ngoái. Theo tờ Washington Post, phát hiện này vượt xa dự báo của Mastercard và Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (National Retail Federation). Mastercard SpendingPulse đã đo lường doanh số bán hàng trực tuyến và tại cửa hàng, bao gồ
Hãy thấy ngay rằng tất cả các pháp đều vô ngã. Khi chùm bọt sóng của thân tâm này tan, sẽ không có chùm bọt sóng nào trở lại y hệt. Hãy thấy dòng chảy xiết của vô thường nơi thân, tâm, và thế gian. Tất cả đều đang chảy xiết trong thời gian vô tận, như điểm tiếp giáp xoay không ngừng của hạt đậu nhỏ trên đầu mũi kim. Hãy luôn luôn nhớ lời Tuệ Trung Thượng Sỹ dạy rằng, hãy thấy thân tâm tan rã từng khoảnh khắc, như con trâu bùn đang lội qua sông.
Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đang chuẩn bị trở thành chiến trường cho các vấn đề về tài trợ, sự đa dạng, người nhập cư dưới thời tổng thống đắc cử Donald Trump. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đề cập đến việc chấm dứt Bộ Giáo dục Hoa Kỳ; cắt giảm tài trợ của liên bang cho các trường công, đặc biệt là những trường duy trì chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI). Ông cũng tuyên bố sẽ đảo ngược ngược Đạo luật IX, một luật cấm phân biệt đối xử dựa trên giới tính đã được mở rộng dưới thời Biden.
Biến đổi khí hậu là có thật. Thiên tai diễn ra ngày càng thường xuyên hơn, khắc nghiệt hơn. Riêng ở tiểu bang California, trong những năm qua, bên cạnh động đất, người dân chứng kiến nạn cháy rừng, mưa lũ ngày càng nhiều. Câu hỏi đặt ra là chính quyền và người dân California đã và đang chuẩn bị đối phó với thiên tai ra sao?
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa sẽ cho khai thác nhiên liệu hóa thạch trở lại trong những năm tới, bởi vì ông không tin vào biến đổi khí hậu. Chính sách này hoàn toàn ngược lại với những nỗ lực bảo vệ môi trường mà chính quyền Biden đã thực hiện. Nước Mỹ đang loay hoay, mất định hướng trong vấn đề cứu địa cầu trước những thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt mà người dân Mỹ đang phải gánh chịu trong vài năm qua. Có vẻ như Hoa Kỳ là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới không thể có một chính sách nhất quán về vấn đề nguồn nhiên liệu cho tương lai. Những quốc gia công nghiệp khác, trong đó có Nhật Bản, vẫn giữ vững nguyên cam kết về vấn đề bảo vệ môi trường. Một bài viết đăng trên washingtonpost.com đã tóm tắt nỗ lực của xứ sở hoa anh đào trong việc tận dụng nguồn năng lượng gió và mặt trời thông qua một công nghệ mới: ‘flow battery’ (pin dòng chảy). Câu chuyện được Washington Post kể xảy ra tại Hokkaido, hòn đảo phía Bắc của Nhật Bản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.