Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 6)

07/01/202012:08:00(Xem: 13492)

Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu số. Điều này sẽ tạo ra đẳng cấp xã  hội (kẻ thù của dân chủ) và bóp nghẹt cạnh tranh (kẻ thù của tư bản). Tình trạng nói trên chẳng khác gì cây cổ thụ trong cánh rừng già mỗi ngày thêm bám rễ để giết chết không cho các mầm non mới mọc lên xung quanh. Cho nên nhà nước phải có chính sách tái phân phối tài sản trong xã hội, thay vì đợi đến lúc hố sâu giàu nghèo dẫn đến bất mãn, bạo động và cách mạng lật đổ nguyên trạng. 


Bài 5 trình bày quan điểm của kinh tế gia Richard Koo rằng khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ hiện là kết quả của cuộc chạy đua toàn cầu hóa khi các cơ xưởng sản xuất di dời từ Âu-Mỹ sang Đông Á nhằm khai thác nguồn nhân lực rẻ. Vào thập niên 1950-1970 chính những hảng xưởng này đã là nhịp cầu giúp cho giới công nhân Tây Phương dù không có bằng đại học vẫn tiến lên đời sống trung lưu với công ăn việc làm ổn định và đồng lương cao, thì nay các nước Âu-Mỹ đánh mất đi cổ máy đào tạo thành phần trung lưu-công nhân nên rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế. Thành quả kinh tế từ toàn cầu hóa chỉ tập trung vào thiểu số tinh hoa với trình độ học vấn cao mà bỏ xa đa số quần chúng còn lại. Tiến trình này tạo ra hố sâu giàu nghèo và dẫn đến sự bất mãn trong xã hội. Cho nên nhà nước phải có chính sách để khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm tốt cho những người bị mất việc do toàn cầu hóa.


Một vấn đề phức tạp thường có nhiều lý do khác nhau. Người viết nghĩ rằng hai cách nhìn nói trên có thể được tổng hợp như nguyên nhân chủ quan (Thomas Piketty) rằng hố sâu giàu nghèo là tiến trình già nua của xã hội tư sản, và lý do khách quan (Richard Koo) khi hảng xưởng sản xuất di dời ra khỏi Âu-Mỹ khiến giới trung lưu–công nhân mất việc nên bị thành phần trung lưu-trí thức và thượng lưu (elites) bỏ rơi trong tiến trình toàn cầu hóa. Nhưng ngược lại hai giải pháp đề nghị không thể dung hòa vì trái ngược lẫn nhau: cánh tả Tây Phương viện dẫn Piketty đòi tăng thuế trong lúc Richard Koo đồng ý với cánh hữu cần nên giảm thuế (Ông Richard Koo không nổi tiếng bằng Thomas Piketty nên ít được viện dẫn.) 


Cánh tả (Bernie Sander, Elizabeth Warren) đòi chính quyền đánh thuế lũy tiến (progressive tax) lên tài sản và thu nhập của nhà giàu để nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng nhằm tạo cơ hội cho đa số dân chúng chạy theo thành phần ưu tú. Ngược lại cánh hữu (Trump, Macron - nhiều người sẽ bổ ngữa khi người viết gắn gượng tìm điểm tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo này) muốn giảm thuế để thúc đẩy tư nhân đầu tư sáng tạo (innovation) giúp nền kinh tế Âu-Mỹ tiến nhanh hơn khi bị các nước Đông-Á rượt đuổi, qua đó tạo công ăn việc làm mới cho thành phần công nhân mất việc. Cánh tả muốn tăng đầu tư từ chính quyền, cánh hữu muốn tăng đầu tư từ tư nhân. Nhà nước không đầu tư đầy đủ thì hạ tầng, y tế, giáo dục và an sinh thì không đủ để bắt chiếc cầu cho những người bị thua sút vương tới, nhưng nhà nước lại cũng thường hay xài bậy cho nên không ít người chỉ tin tưởng vào đầu tư tư nhân. 


Chẳng những hai chính sách tăng hay giảm thuế trái ngược với nhau mà một vấn đề mấu chốt chưa được giải quyết là đầu tư dù từ nhà nước hay tư nhân nhưng thế nào để tạo ra công ăn việc làm mới tương xứng với đồng lương và mức sống của giới trung lưu-công nhân vào những năm 1950-1970. Giảm thuế để khuyến khích tư nhân đầu tư vào công nghiệp hiện đại thì giới ưu tú (elites) sẽ hưởng thêm phần lợi lớn trong khi thành phần lao động tuy có việc làm nhưng vẫn chật vật với đồng lương thấp. Tăng thuế để nhà nước đầu tư vào an sinh xã hội và giáo dục thì nhiều người lao động lớn tuổi khó đi học lại, hoặc các gia đình lao động không khuyến khích con cái học lên đại học trong khi chế độ an sinh mang lại tính lười biếng và ỷ lại.


Còn thêm hai vấn đề khác chưa được nhắc đến là (1) Trung Quốc sẽ không hài lòng dừng lại ở khâu sản xuất (manufacturing) mà đang đầu tư ồ ạt nhằm tiến lên trình độ sáng tạo (innovation) và bản vẽ (design); (2) trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) và bản in 3-chiều (3D printer) sẽ thay thế con người trong nhiều lãnh vực từ lao động trí óc đến chân tay. Trong tương lai không xa ngay cả thành phần trung lưu-trí thức ở Tây Phương cũng sẽ sợ mất việc, rồi đến cả dân chúng ở các nước đang mở mang cũng thiếu công ăn việc làm do tự động hóa. Thành quả kinh tế rốt cuộc ngày càng tích lũy vào giới ưu tú toàn cầu (global elites) có vốn tư bản (capital) và trình độ chuyên môn rất cao để đầu tư và xử dụng máy móc thay thế con người. Thuế tài sản (wealth tax) tuy có thể làm giảm phần nào  chênh lệch giàu nghèo nhưng chỉ có cần lao mang đến giá trị và sự tự tin (nhàn cư vi bất thiện). Cho nên tạo đâu ra hàng chục hay trăm triệu công ăn việc làm vốn sẽ bị thay thế trong tương lai là câu hỏi không ai mường tượng được giải pháp.


Trên đây là những nét cô động nhưng thô thiển nhằm giải thích sự tương đồng giữa hai quan điểm nhưng lại mang đến khác biệt sâu sắc trong chính sách kinh tế của cánh tả và hữu ở Tây Phương, tựu trung nhằm tăng thuế (để lấp hố sâu giàu nghèo) hay giảm thuế (nhằm khuyến khích đầu tư). Tuy có thể tổng hợp giữa hai cách nhìn của Thomas Piketty và Richard Koo, thì ngược lại không có một biện pháp dung hòa giữa tăng hay giảm thuế, và cũng chưa có một phương thức hữu hiệu để tạo ra việc làm với đồng lương và mức sống tương xứng so với công việc trong các hảng xưởng sản xuất ở Âu-Mỹ vào thập niên 1950-1970. 


Nhiều người sẽ hỏi tại sao thuế má quan trọng như vậy? Lý do ngoại trừ chế độ cộng sản nơi đó nhà cầm quyền chiếm đoạt mọi tài sản, còn trong mô hình tư bản thuế má là biện pháp để nhà nước thưởng hay phạt để thay đổi bộ mặt xã hội. Chính quyền giảm thuế khi khuyến khích đầu tư, tiêu thụ, hay sinh con tăng dân số, v.v…; nhà cầm quyền tăng thuế để trừng phạt (sin tax) nhà giàu, hũy hoại môi trường (environment tax), hạn chế hút thuốc và uống rượu, v.v… Thuế nhiều hay ít thì sự kiểm soát của chính quyền cũng theo đó tăng hay giảm giúp tăng trưởng hay bóp chết nền kinh tế.


Thuế má, tài chánh, tiền tệ, luật lệ (luật lao động, môi trường, v.v…) và các quy định (regulations) của nhà nước nhằm chi phối nền kinh tế sẽ là đề tài trong nhiều dịp khác. Riêng bài 7 tới đây sẽ tìm hiểu về hố sâu giàu nghèo và cuộc chạy đua xuống đáy vực (race to the bottom) ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ra khỏi giấc mộng dài đêm qua, ra khỏi cuộc mộng tồn-sinh, thực tại là một tâm thức vật vờ, ngái ngủ, chưa hoàn toàn tỉnh giác. Cái muốn nhớ không thể nhớ. Cái đã quên hay cố quên, lại lảng vảng lờn vờn quanh nơi đôi mắt, quờ quạng quàng xiên nơi đôi chân...
Có một thiền ngữ nổi tiếng, thường được nhắc tới trong nhà thiền. Thiền sư Thanh Nguyên Duy Tín đời Tống nói: “Hồi 30 năm trước, khi lão tăng còn chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Về sau, gặp được thiện tri thức, có chỗ hội nhập, thấy núi không là núi, thấy sông không là sông. Bây giờ được chỗ dứt sạch, thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.”
(TULSA, ngày 1 tháng 6, Reuters) – Hôm Chủ Nhật (1/6/2025), Thị trưởng thành phố Tulsa, Oklahoma đã công bố thành lập một quỹ đặc biệt trị giá hơn 100 triệu MK. Quỹ này mang mục tiêu hàn gắn những tổn thương lịch sử, và giải quyết những hệ lụy dai dẳng do vụ thảm sát năm 1921 gây ra – sự kiện kinh hoàng từng xóa sổ toàn bộ khu phố của người da đen.
(BOULDER, Colorado, ngày 2 tháng 6, APNews) – Theo thông tin từ cảnh sát, sáu người đã bị thương, một số người bị phỏng, trong một vụ tấn công xảy ra tại khu phố đi bộ ở thành phố Boulder, tiểu bang Colorado. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ hung thủ ngay tại hiện trường.
- Mừng Pháp thắng giải bóng đá: 200 xe bị đốt cháy, 2 người chết, 192 người bị thương, 500 người bị bắt - Chính quyền Trump xài 100.000 đô la/ngày cho mỗi di dân để họ đến giam ở Vịnh Guantanamo, nơi đang giam 70 người (trong khi giam ở Mỹ sẽ chỉ tốn 165 đô la/ngày/người).
- 138 thẩm phán đã nghỉ hưu trình bản văn kêu gọi tòa liên bang hủy các cáo buộc Bộ tư pháp của Trump quy chụp thẩm phán Hannah Dugan (ở Wisconsin) - Trump thua thêm 1 vụ kiện: Tòa Kháng Án tỷ phiếu 2-1 đồng ý với Tòa dưới rằng Trump không có quyền sa thải hàng loạt công chức mà không cho họ quyền khiếu nại
Trong những ngày gần đây, dư luận Trung Quốc xôn xao trước tin đồn về khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ từ chức, cùng với những thông tin về cuộc đấu đá quyền lực nội bộ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo tờ Japan Forward, ấn bản Anh ngữ của Sankei Shimbun, một trong 5 tờ nhật báo hàng đầu của Nhật, số ra ngày 26 May 2025. Những tin đồn này được thúc đẩy bởi các báo cáo từ các nhà bình luận hải ngoại và những tiết lộ được cho là xì ra từ nội bộ đảng.
Cuốn phim trinh thám – kinh dị này của đạo diễn Victor Vũ khẳng định rằng trình độ làm phim giải trí của Việt Nam nay có thể so sánh ngang hàng với những nền điện ảnh lớn trong khu vực, đồng thời tìm được những dấu ấn của riêng mình.
- Trả thù: Bộ Tư pháp cấm Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) xem kho hồ sơ để xếp hạng các ứng cử viên tư pháp - Hôm nay, Trump làm lễ tiễn biệt Elon Musk. - Bộ Ngoại giao mở thêm 1 văn phòng, lặng lẽ phất cao lá cờ da trắng thượng đẳng.
Quyền công dân theo nơi sinh được ghi nhận trong Tu Chính Án Thứ 14, được coi là quyền được mở rộng cho bất kỳ trẻ em nào sinh ra tại Hoa Kỳ kể từ năm 1868. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2025, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) đã nghe các lập luận liên quan đến lệnh tòa án cấp dưới tạm dừng lệnh hành pháp của tổng thống Trump giới hạn quyền công dân theo nơi sinh. Sắc lệnh này được ban hành ngay vào ngày đầu tiên Trump nhậm chức, sẽ ảnh hưởng đến con em của những cha mẹ di dân chưa có giấy tờ; cũng sẽ ảnh hưởng đến con em của những người đến Hoa Kỳ có visa tạm thời, chẳng hạn như công nhân H-1B.
Chiếc phản lực cơ xa hoa do chính phủ Qatar tặng hiện đang nằm trên đường băng tại một phi trường ở San Antonio, chờ được nâng cấp thành một chiếc chuyên cơ Air Force One mới. Hôm Thứ Tư (21/5), chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức tiếp nhận chiếc Boeing 747-8 này. Theo Bộ Quốc Phòng, Không Quân Hoa Kỳ đã được giao nhiệm vụ thực hiện các cải tiến cần thiết để biến phản lực cơ thành chuyên cơ Air Force One, phục vụ Tổng Thống Donald Trump.
Tổng thống Trump hiện đang làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu với ý định đưa ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ. Trước đó, tổng thống Biden cũng ký thành luật các khoản đầu tư lớn nhằm mục đích tương tự. Nhưng có một nghịch lý: Các nhà sản xuất tại Mỹ cho biết họ đang phải vất vả để tìm người cho những công việc đang có sẵn. Theo dữ liệu từ Cục Thống Kê Lao Động, hiện có gần nửa triệu việc làm sản xuất đang tìm người. Vào năm ngoái, tổ chức phi lợi nhuận Manufaturing Institute kết hợp cùng công ty tư vấn Deloitte đã khảo sát hơn 200 công ty sản xuất. Hơn 65% công ty cho biết tuyển dụng và giữ chân người lao động là thách thức kinh doanh số một. Thị trường lao động đang thiếu người, đặc biệt là trong ngành xây dựng và vận tải.
Bài này có nhan đề Vô Sanh, trong tạp chí Viên Âm Nguyệt San, số 22, ấn bản tháng 7 và 8 năm 1936, dài sáu trang, in trên các trang 30-35. Tác giả ghi là Viên Âm, có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài viết dựa vào lý luận Trung Quán của ngài Long Thọ (150-250) để thấy tất cả các pháp, thí dụ như cái bàn gỗ, qua ánh sáng của Không, Giả, Trung. Tất cả lý luận trong bài là một chuỗi công cụ giải thoát tuyệt vời, và không hề xa lời dạy của Đức Phật. Toàn văn được scan lại từ bản PDF, và dịch ra Anh văn để Phật tử thế hệ trẻ tiện dụng
- Trump và gia đình hốt bạc vô số. Các cơ quan điều tra tham nhũng đã bị Trump đóng cửa. Các doanh nhân gây quỹ cho Trump hy vọng Trump đền bù. - Tỷ phú công nghệ Dario Amodei: AI có thể xóa sổ 1/2 số việc làm văn phòng và tăng tỷ lệ thất nghiệp lên 10-20% trong 1-5 năm tới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.