Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

12/28/201917:26:00(View: 14544)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
(TORONTO, ngày 26 tháng 2, Reuters) – Số vụ trục xuất tại Canada đã tăng vọt trong năm ngoái, đạt mức cao nhất trong gần 10 năm qua. Phần lớn những người bị trục xuất là những người nộp đơn xin tị nạn nhưng bị bác bỏ.
(WASHINGTON, ngày 26 tháng 2, Reuters) – Tòa Bạch Ốc đã từ chối cấp quyền hoạt động cho các phóng viên của Reuters và một số hãng tin lớn khác trong cuộc họp nội các đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, tuân theo chính sách mới của chính phủ về kiểm soát phạm vi hoạt động của báo chí.
Dân Biểu Derek Trần (Dân Chủ, California) hôm nay, 26/2/2025, đã đệ trình một dự luật bảo vệ việc làm của những cựu chiến binh làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong bối cảnh chính quyền Trump các vụ sa thải hàng loạt nhân viên liên bang. Dự luật của DB Derek Tran, một cựu chiến binh Lục Quân Hoa Kỳ và cựu luật sư lao động, yêu cầu bất kỳ cựu chiến binh nào bị chính phủ liên bang sa thải mà không có lý do kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump phải được phục chức. Dự luật cũng yêu cầu các cơ quan liên bang phải nộp báo cáo lên Quốc Hội về việc sa thải cựu chiến binh và phải cung cấp lý do biện minh cho hành động của họ.
Đang đứng nói chuyện với mấy sinh viên tại quầy của Laney College, tôi thấy một toán gồm các em mặc đồng phục trông như hướng đạo, tay cầm cờ của nhiều quốc gia xếp thành đội hình chuẩn bị cho diễn hành. Chừng chục lá cờ trong đó có cờ đỏ sao vàng, cờ Trung Quốc với 5 ngôi sao vàng, cờ Hồng Kông với bông hoa trắng, cờ Mexico.
Dư luận đang xôn xao trước thông tin về một lỗi trong hệ thống nhận diện giọng nói của Apple, khi chữ “phân biệt chủng tộc” bị thay thế thành “Trump”. Lỗi này được phát hiện khi đoạn video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh một người dùng soạn tin nhắn bằng giọng nói, trong đó họ nói “phân biệt chủng tộc” và thấy từ này trên màn hình nhanh chóng bị thay thế bằng “Trump”.
(HOA KỲ, ngày 25 tháng 2, Reuters) – Một tòa sơ thẩm liên bang tại Hoa Kỳ đã chặn việc đình chỉ vô thời hạn chương trình tái định cư người tị nạn của Tổng thống Trump, vì cho rằng Trump đã vượt quá quyền hạn của mình khi bất ngờ chấm dứt chương trình này mà không có sự chuẩn thuận từ Quốc hội.
(WASHINGTON, ngày 25 tháng 2, Huffpost) – Các DB Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện đã bỏ phiếu thông qua ngân sách mới với tỷ số sít sao 217-213, một chiến thắng quan trọng cho Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson (R-La.) và Tổng thống Donald Trump.
- Họp báo chung với Tổng Thống Pháp, Trump một lần nữa đã từ chối nói Putin là độc tài, chỉ lảng tránh - Nghị quyết LHQ lên án Nga xâm lăng Ukraine, đòi Nga rút quân, trả đất Ukraine, thông qua với 93 phiếu thuận, nhưng Mỹ cùng với Nga, Belarus, Israel và Bắc Hàn bỏ phiếu chống
(WASHINGTON, ngày 24 tháng 2, Reuters) – Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ khiếu nại của hãng tin Associated Press (AP) nhằm khôi phục lại quyền hoạt động của hãng tin, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố cấm họ vì không chịu dùng tên mới thay cho “Gulf of Mexico” trong các bản tin.
(NEW YORK/WASHINGTON, ngày 24 tháng 2, Reuters) – Dưới áp lực phải cắt giảm ngân sách và lực lượng nhân sự liên bang của chính quyền Trump, Ủy Hội Chứng Khoán và Hối Đoái Hoa Kỳ (Securities and Exchange Commission, SEC) đang chuẩn bị sa thải các giám đốc khu vực trên toàn quốc.
Chuẩn bị: rất nhiều hóa đơn của bạn sẽ bị tăng giá, theo GoBankingRates: Tổng thống Donald Trump đã vận động tranh cử với lời hứa về thuế quan. Ông đã thực hiện lời hứa đó chỉ vài ngày sau khi tái nhậm chức, khiến nhiều người Mỹ lo ngại về ngân sách vốn đã eo hẹp của họ. Ngoài thuế quan, những thay đổi đối với các chương trình thương mại và xã hội có thể tác động trực tiếp đến hóa đơn hàng tháng của người dân Mỹ. Bây giờ Trump đã trở lại nhiệm sở, đây là 6 hóa đơn có thể tăng vọt.
(BERLIN, ngày 23 tháng 2, Reuters) – Friedrich Merz, lãnh đạo đảng bảo thủ đối lập, chuẩn bị trở thành Thủ tướng Đức sau khi đắc cử vào Chủ Nhật. Trong quá trình gấp rút chuẩn bị thành lập chính phủ, Merz, 69 tuổi, tuyên bố sẽ giúp Âu Châu “độc lập thực sự” khỏi Hoa Kỳ.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 2, Reuters) – Theo thông cáo nội bộ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE), chính quyền Trump đang khai triển một chiến dịch quy mô lớn nhằm truy tìm và trục xuất hàng trăm ngàn trẻ em di dân lậu không có cha mẹ đi cùng.
TNS Murphy chất vấn bà McMahon: “Bà đang nói rằng có khả năng nếu một trường có câu lạc bộ dành cho sinh viên người Mỹ gốc Việt hoặc sinh viên da đen, nơi họ gặp nhau sau giờ học, thì họ có thể có nguy cơ mất nguồn tài trợ của liên bang. Điều đó khá lạnh lùng. Tôi nghĩ các trường học trên khắp cả nước sẽ nghe thấy điều đó."
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.