Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

12/28/201917:26:00(View: 14516)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyến bay thử nghiệm thứ 8 của tàu vũ trụ Starship, công ty Space X lại một lần nữa phát nổ ngay sau khi cất cánh, lúc đã đạt độ cao gần 150 km vào ngày 6 tháng 3.
Có phải tuyệt vời lãng mạn là khi lái xe dưới trận mưa ào ạt để tới một quán ya-ua, ngồi nghe chuyện từ một nhà sư học giả Úc châu? Thầy ký tặng cuốn sách Bát Cơm Hương Tích.
Tổng Giám đốc Điều Hành Ford Jim Farley, tại một hội nghị đầu tư vào tháng 1: "Thành thật mà nói. Về lâu dài, mức thuế quan 25% trên khắp biên giới Mexico và Canada sẽ tạo ra một lỗ hổng trong ngành công nghiệp Hoa Kỳ mà chúng ta chưa từng thấy."
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lý Người Mỹ gốc Á lên án sắc lệnh hành pháp của Tổng Thống Trump, quy định Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Hoa Kỳ. Đây là một sự phân biệt đối xử nhằm tấn công vào các cộng đồng nhập cư, trong đó có cộng đồng gốc Việt.
KIEV 131 người đoạt giải Nobel đã cùng nhau lên tiếng phản đối cuộc xâm lược của Nga và sự thụ động của cộng đồng quốc tế, đồng thời yêu cầu tài sản đóng băng của Nga được chuyển giao cho Ukraine. Ferenc Krausz, nhà vật lý đoạt giải Nobel năm 2023, đã cùng với nhà vật lý người Pháp Serge Haroche, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012 đến Kiev để chuyển giao một bản yêu cầu, trong đó 131 người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực khác nhau yêu cầu các chính phủ phương Tây dùng tài sản bị đóng băng của Nga – ước tính hơn 300 tỷ euro – giúp Ukraine tái thiết đất nước và bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh, theo báo DN, Thụy điển.
- Trump sẽ ký lệnh xóa sổ Bộ Giáo Dục Mỹ hôm nay - Bộ Cựu chiến binh cắt 80.000 việc làm - Mất việc 172.017 người trong tháng 2, tăng 246% so với tháng trước và tăng 103,2% so với cùng tháng 2024. Trong đó là 62.242 công chức bị sa thải.
Sáng thứ Tư (5/3), Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết đầu tiên trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Donald Trump, Elon Musk và các cơ quan chính phủ, chủ yếu liên quan đến quyền kiểm soát tài chánh của Quốc hội. Điều đáng nói là chỉ cần thêm một phiếu ủng hộ nữa, Trump và Musk sẽ có toàn quyền để được tự tung tự tác – ít nhất là ở giai đoạn hiện tại. Với tỷ số 5-4, TCPV đã bật đèn xanh cho một phán quyết của tòa sơ thẩm, yêu cầu chính phủ phải chi trả khoảng 2 tỷ MK viện trợ nước ngoài cho các dự án đã hoàn thành. Nói ngắn gọn đơn giản là: chính quyền Trump không thể quỵt nợ.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Sự gắn kết chặt chẽ giữa Elon Musk và chính quyền Donald Trump đã dẫn đến việc người tiêu dùng quay lưng với hãng xe này, theo tin từ Đài truyền hình SVT, Thụy điển. Doanh số Tesla đang lao dốc tại Đức, trong khi thương hiệu này trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Ở Thụy Điển, một số khách hàng thậm chí từ chối đi cả Taxi nào sử dụng xe Tesla.
(BOSTON, ngày 5 tháng 3, Reuters) – Tòa án liên bang tại Boston đã ra phán quyết ngăn chặn chính quyền Trump thực hiện kế hoạch cắt giảm ngân sách tài trợ cho nghiên cứu khoa học.
(WASHINGTON, ngày 5 tháng 3, Reuters) – Hơn 700 nhà ngoại giao thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) đã cùng ký vào một bức thư gửi Ngoại trưởng Marco Rubio để phản đối quyết định giải thể USAID. Theo họ, hành động này không chỉ làm suy yếu vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đồng thời tạo ra những khoảng trống quyền lực, mở đường cho TQ và Nga gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Chỉ sau 5 phút Trump bắt đầu đọc bài diễn văn, Dân biểu Texas Al Green, đứng lên, giơ thẳng đầu gậy về phía Trump, nói lớn: “Ngài tổng thống, ông không có quyền cắt MediCaid.” Khi nhận được “hiệu lệnh lắc đầu” không đồng ý của Trump, chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson gọi an ninh Quốc Hội đuổi ông ra khỏi phòng họp. Chung quanh Dân biểu Green, các thành viên Dân Chủ khác ngồi im lặng, nhìn thẳng về phía trước. Bên hàng ghế Cộng Hòa hét rất to: “Tống cổ ông ta đi.” Một nữ dân biểu nào đó khều nhẹ vào tay của cảnh sát Quốc hội: “Đừng làm tổn thương ông ấy” và tất cả ngồi lại tiếp tục lắng nghe Trump nói. Bị “tống cổ” ra khỏi House Chamber, người đàn ông đơn độc Al Green với cây gậy của ông trả lời truyền thông: “Tôi chấp nhận hình phạt. Nó xứng đáng để người dân biết có những người trong chúng ta sẵn sàng đứng lên chống lại tham vọng của tổng thống muốn cắt Medicare, Medicaid và Social Security.”
Irvine (VB) - Có tin vui cho những ai cần cảm giác lãng mạn của tình yêu và thật nhiều tiếng cười để tạm quên đi những căng thẳng bất an của chính trường Mỹ hiện tại. Vào tối Thứ Hai, ngày 3 tháng 3 năm 2025, tại rạp chiếu phim Regal Irvine Spectrum, công ty phát hành phim 3388 Films đã tổ chức buổi ra mắt thảm đỏ, trình chiếu độc quyền tại Bắc Mỹ Bộ Tứ Báo Thủ (Rascals), bộ phim hài ăn khách số 1 tại Việt Nam của nhà sản xuất kiêm đạo diễn Trấn Thành.
Bài này [Matthieu Ricard: “Reducing all of Buddhism to mindfulness is far too simplistic”] in trên báo Hindustan Times hôm 4/3/2025, là cuộc phỏng vấn do nhà văn Chintan Girish Modi thực hiện, trong đó nhà sư gốc Pháp Matthieu Ricard, người theo học nhiều năm với Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số vị sư Tây Tạng, trả lời những câu hỏi về chánh niệm, ứng dụng chánh niệm, bất toàn của chánh niệm nếu không có giới, nghi lễ Phật giáo, biểu tượng với các vị Bồ Tát như Văn Thù, Quan Âm, chánh niệm thế tục [không có yếu tố giải thoát]...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.