Hôm nay,  

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: đi tìm nguyên nhân khoảng cách giàu nghèo trong xã hội (Bài 4)

12/28/201917:26:00(View: 14504)

Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý nhất: quan điểm thứ nhất của kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng khoảng cách giàu nghèo là tất yếu một khi tài sản tích tụ trong xã hội tư bản, và lập luận thứ hai của kinh tế gia người Mỹ gốc Nhật Richard Koo cho thấy hố sâu giàu nghèo hiện là hậu quả của toàn cầu hóa. Hai gốc nhìn này có thể bổ túc lẫn nhau như giữa hai yếu tố nội tại và khách quan. Riêng phạm vi bài này sẽ sơ lược về Piketty và ảnh hưởng đến nền chính trị cánh tả Tây Phương, bài sau sẽ trình bày về Richard Koo và kế đó là một bài tổng hợp.

 

Thomas Piketty nổi tiếng với tác phẩm đồ sộ Vốn Tư Bản Trong Thế Kỷ 21 (Capital in the Twenty-First Century) nhưng tóm gọn trong 2 câu nói dân gian là “nhà giàu ngày càng giàu” để rồi “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.”

 

Hố sâu giàu nghèo trong xã hội được san bằng sau khi trải qua một cơn đại biến như Trận Dịch Đen (khiến 200 triệu người chết vào tế kỷ 14) hay Đại Chiến (Thế Chiến Thứ Hai) tàn sát cả giới chủ lẫn người lao động. Vì tài sản bị hủy diệt cho nên chỉ còn lao động, trí tuệ và lương bổng của từng cá là những yếu tố chính để mỗi người tự vươn lên. Những người thành công sau đó lại bắt đầu sở hữu tài sản. Trong khi lương bổng không thể chuyển nhượng từ cha sang con thì tài sản lại trở thành gia tài nên lâu ngày tích tụ trở thành yếu tố chính phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tài sản (nhà đất, cổ phiếu, v.v…) còn được dùng làm Vốn Tư Bản (Capital) để đầu tư sinh lợi, và lợi tức từ tài sản có thể tăng nhanh hơn lương bổng (thí dụ giá nhà hay cổ phiếu có thể nhảy vọt 20% trong một năm trong khi lương chỉ tăng 5%). Một khi tài sản và lợi tức của xã hội tích tụ vào trong tay một thiểu số ưu đải thì lương bổng của đa số dân chúng còn lại không thể nào chạy theo kịp. Nói đơn giản nhà giàu ngày càng giàu.

 

Một thí dụ dễ hiểu là một gia đình có nhà trị giá 800 ngàn đô-la ở Saigon để lại gia tài thì con tự động giàu, trong khi một thanh niên khác từ quê lên học và làm việc dù tài giỏi bậc nào cũng không thể nào mơ mộng mua được nhà ở thành phố nếu chỉ với đồng lương vài ngàn đô-la mỗi tháng.

 

Tài sản lại sản sinh ra quyền lực bóp méo nhà nước nhằm ưu đãi thành phần chóp bu trong khi bỏ rơi đại đa số còn lại. Hố sâu giàu nghèo một khi trở nên sâu rộng sẽ đe dọa đến nền dân chủ do quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn chống đối. Trở lại thí dụ ở Việt Nam có tiền thì cho con cái du học lấy bằng đại học Hoa Kỳ trong khi thanh niên học giỏi ở dưới quê cố hết sức thì cũng chỉ lấy được mãnh bằng kém giá trị trong nước. Cho nên “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa.” Một khi lớp người ăn trên ngồi trước thụ hưỡng lợi tức của xã hội bằng thế lực và tài sản được hình thành – Piketty gọi đây là “rent seekers” tạm so sánh với những đại điền chủ không đi cày ruộng mà vẫn hưỡng lợi tức cao - thay vì bằng lao động và trí tuệ thì nền dân chủ lẫn hệ thống tư bản đều bị khủng hoảng.

 

Cánh tả ở Mỹ gồm hai ứng cử viên Tổng Thống ông Bernie Sander và bà Elizabeth Warren chủ trương đánh thuế tài sản (wealth tax) thay vì chỉ thu thuế lợi tức (income tax) để san bằng khoảng cách giàu nghèo. Tiền thuế được dùng đầu tư vào giáo dục, y tế và an sinh xã hội nhằm tạo cơ hội đồng đều cho đa số dân chúng còn lại.

 

Điểm mạnh của cánh tả ở chổ đề cập đến vấn nạn mà cánh hữu không hề nhắc đến tức tình trạng chênh lệch tài sản làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, và nếu kéo dài sẽ đe đọa đến nền dân chủ một khi quyền lực bị tập trung và dân chúng bất mãn nổi loạn. Hố sâu này còn đe dọa đến sức sống của nền tư bản khi cá nhân thành công nhờ vào thế lực và tài sản thay vì trông cậy vào lao động và trí tuệ của chính mình. Điểm yếu của cánh tả là chỉ đưa ra giải pháp tái phân phối tài sản (wealth distribution) qua thuế má - tức là theo kiểu xã hội chủ nghĩa - thay vì khuyến khích tạo ra tài sản (wealth creation) - tức là tư bản chủ nghĩa. Thành quả xã hội như chiếc bánh kinh tế không cần phân chia đồng đều mà phải tìm cách làm chiếc bánh nở to ra để mọi người có thêm phần trong đó. Thuế má càng cao thì người tài không có động cơ thúc đẩy làm giàu để tạo hàng triệu công ăn việc làm mới như trường hợp của các nhà tỷ phú Bill Gates (Microsoft), Jeff Bezzo (Amazon), Mark Zuckerberg (Facebook). Tài sản thu vào từ thuế má lại bị nhà nước tiêu xài phung phí khiến xã hội trở nên lười biến và ỷ lại dựa vào bổng lộc như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, giữ trẻ miễn phí, v.v… (cái gì cũng miễn phí thì dân chúng đừng có lo để nhà nước no) thay vì dùng tiền thuế đầu tư thúc đẩy dân chúng làm việc cho tương lai. Cho nên trong mùa tranh cử ứng viên nào đòi tăng thuế thì phải xem xét cẩn thận là tiền thuế để xài bậy (tax and spend) hay đầu tư (tax and invest) có hiệu quả, vì các chính trị gia chuyên mập mờ đánh lận con đen gọi tiêu xài là đầu tư.

 

Bài sau sẽ bàn về các yếu tố khách quan từ toàn cầu hóa khiến hố sâu giàu nghèo tăng vọt.

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân viên truyền thông của đài VOA sáng hôm nay đến làm việc tại Đài Tiếng nói Hoa Kỳ để phát sóng chương trình cuối tuần của họ như thường lệ đã nhận được thông báo họ đã bị cấm cửa: Các quan chức liên bang đã tiến hành lệnh đình chỉ hàng loạt hoạt động vô thời hạn. Việc này diễn ra sau sắc lệnh ban hành vào khuya thứ Sáu của Tổng thống Trump rằng cơ quan mẹ của cơ quan này, có tên là U.S. Agency for Global Media (Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ), “phải loại bỏ mọi hoạt động luật pháp không bắt buộc” (eleminate all activities not required by law). Khoảng 10 giờ sáng Thứ Bảy 15/3/2025, Kari Lake, giám đốc Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA đăng trên danh khoản Twitter nội dung: “Tổng thống đã ban hành một sắc lệnh hành pháp có tên là Tiếp tục Cắt Giảm Bộ máy Quan liêu Liên bang. Sắc lệnh này tác động vào Cơ Quan Truyền Thông Toàn Cầu Hoa Kỳ (USAGM) và các đài VOA, OCB, RFA, RFI do USAGM tài trợ ngân sách. Nếu bạn là nhân viên của cơ quan này, vui lòng kiểm tra email của bạn ngay để
CBS kiểm tin: Trump bịa đặt đủ thứ về Canada khi áp thuế. Thực tế sữa Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói 200% (con số quá hạn ngạch), gỗ Mỹ vào Canada zero thuế nhưng Trump nói là cao không tưởng tượng, Trump nói Mỹ thâm hụt 200 tỷ đô với Canada nhưng nếu Mỹ ngưng nhập dầu thô thì ngược lại, không lẽ Canada tặng dầu miễn phí; Trump nói ma túy Canada vào Mỹ nhưng thế giới chỉ có Bắc Hàn ngăn được ma túy thôi.
Nhân viên, chủ cơ sở thương mại và người làm việc tự do Quận Los Angeles bị ảnh hưởng bởi những cơn bão lửa ở California hiện có thời hạn đến Thứ Hai, 31 tháng Ba, 2025 để nộp đơn xin Trợ Cấp Thất Nghiệp do Thiên Tai (DUA). Tiểu thương và nhân viên cũng có thời hạn đến Thứ Tư, 12 tháng Ba, 2025, lúc 5:00 giờ chiều để nộp đơn xin hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Quỹ Cứu Trợ Tiểu Thương và Nhân Viên Khu Vực Los Angeles.
Vào ngày 27/02/2025, Tổ Chức Dịch Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (EMS) hợp tác với Ủy Ban Hỗ Trợ Sinh Viên California (CSAC) có buổi họp báo trên mạng. Trong buổi họp báo, các chuyên viên giáo dục tóm tắt thông tin về việc gia hạn thời hạn hỗ trợ tài chính của tiểu bang, và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên California. Với thời hạn mới được gia hạn đến ngày 2 tháng 4 năm 2025, sáng kiến này nhằm bảo đảm tất cả sinh viên đủ điều kiện đều có quyền bình đẳng nộp đơn xin hỗ trợ tài chính.
Dù buổi họp tuần rồi giữa Trump và Zelensky hoàn toàn thất bại và được xem là rơi vào bế tắc, phương tây và Kyiv vẫn kỳ vọng vẫn còn con đường để mở lại đối thoại cho thỏa thuận này vì đây vẫn là một bước đệm để giữ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến với Nga. Mặc dù thỏa thuận này không bao gồm yêu cầu trước đây của Trump về việc Hoa Kỳ được hưởng nguồn khoáng sản hiếm và quan trọng của Ukraine, trị giá lên đến 500 tỷ MK, nhưng nó vẫn mang lại một lợi ích quan trọng: giúp Washington đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản thiết yếu cho nền kinh tế thế kỷ 21 – những tài nguyên mà lâu nay Hoa Kỳ phải phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác, đặc biệt là TQ.
Sự sống trên Trái Đất tuy phức tạp nhưng lại được hình thành từ một số ít thành phần cơ bản. Chẳng hạn, DNA và RNA của chúng ta chỉ được cấu tạo thành từ năm nucleobase, trong khi khoảng 90.000 loại protein khác nhau trong cơ thể đều được tạo nên từ 20 loại axit amin. Mẫu vật mà tàu vũ trụ OSIRIS-REx đem về trái đất từ tiểu hành tinh Bennu cho thấy sự hiện diện của cả 5 loại nucleobase – adenine, guanine, cytosine, thymine và uracil, cùng với các chất khoáng chưa từng thấy trước đây trong đá ngoài vũ trụ. Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, còn cho thấy Bennu chứa nhiều loại muối khác nhau, vốn được cho là có vai trò quan trọng trong giai đoạn sơ khai của sự sống.
Một nghiên cứu mới đã mang đến cái nhìn chưa từng có về cách các tế bào thần kinh trong não bộ thay đổi hoạt động trong quá trình từ trước đến sau khi trẻ chào đời. Nhóm nghiên cứu sử dụng 184 ảnh brain scan từ 140 thai nhi và trẻ sơ sinh thuộc độ tuổi thai từ 25 đến 55 tuần sau thụ thai. Thai kỳ thông thường chỉ kéo dài khoảng 40 tuần, nên với những dữ liệu này, các khoa học gia có thể so sánh những thay đổi của não bộ trước và sau khi trẻ chào đời.
Ngay trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ nhì, tổng thống Trump bắt đầu thực hiện hàng loạt các đợt sa thải nhân viên chính phủ liên bang, với mục tiêu cắt giảm chi tiêu chính phủ. Bộ Hiệu Quả Chính Phủ (DOGE) dưới sự chỉ đạo của tỉ phú Elon Musk tạo cảm giác cho người dân Mỹ rằng chi tiêu chính phủ đồng nghĩa với sự lãng phí tiền thuế của dân. Theo một bài phân tích được đăng trên trang mạng Center on Budget and Policy Priorites www.cbpp.org vào ngày 28/01/2025, chính phủ liên bang thu thuế để chi tiêu cho nhiều dịch vụ công khác nhau. Khi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các quyết định về nguồn thu và chi tiêu, người dân cũng nên hiểu chính phủ làm gì với số tiền thuế thu được.
Bắt bớ vào những giờ thất thường từ nhà ở của người dân đã là một chiến lược phổ biến được các chính quyền độc tài áp dụng, nhằm áp đảo và gây hoảng hốt, khiến người bị bắt cũng như những người khác hoang mang, sợ hãi, lo lắng bất thường và vì vậy không kịp trở tay suy nghĩ hay ứng xử bình tĩnh theo những lý lẽ thông thường.
Theo thống kệ, hiện có khoảng 33.2 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ, chiếm 99.9% tổng số doanh nghiệp. Hơn 40% chủ doanh nghiệp nhỏ là phụ nữ, 24% là người nhập cư, và gần 20% là người chủng tộc thiểu số
- Trump đón Thủ tướng Ireland, nói Liên Âu lập ra để chống Mỹ trong đó Ireland bóc lột Mỹ vì cho thuế nhẹ để đón các hãng dược Mỹ vào. Thủ tướng Ireland đáp: có 700 công ty Ireland đặt trụ sở ở Mỹ, tạo ra nhiều ngàn việc làm. - Nhân quyền la làng: Trump đã nối lại việc giam các gia đình người nhập cư tại một trại giam ở Nam Texas, trong đó có 1 em bé 1 tuổi
(MOSCOW, ngày 12 tháng 3, Reuters) – Trong chuyến thăm bất ngờ đến nơi quân đội Nga đang đóng quân tại khu vực Kursk, Putin mặc quân phục, trực tiếp chỉ thị quân đội tiếp tục tấn công và nhanh chóng giành lại toàn bộ lãnh thổ, nơi còn quân lính Ukraine.
(WASHINGTON, ngày 12 tháng 3, Reuters) – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) loan báo rằng họ thu hẹp phạm vi quy định đối với các nguồn nước thuộc quyền quản trị liên bang, nhằm tuân thủ phán quyết của Tối Cao Pháp Viện vào năm 2023. Quyết định này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa, đặc biệt là tại các tiểu bang nông nghiệp.
Các quan chức Ukraine và Hoa Kỳ đã họp kín trong khoảng hơn 8 giờ tại Jeddha, Saudi Arabia vào thứ Ba, 11/3/2025, để tìm ra giải pháp chấm dứt chiến tranh với Nga, trong khi Kiev đưa ra đề nghị ngừng bắn một phần trên không và trên biển. Phái đoàn của Hoa Kỳ gồm có Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mike Waljz, Ngoại Trưởng Marco Rubio. Phái đoàn Ukraine gồm Ngoại Trưởng Andrii Sybiha, Bộ Tưởng Quốc Phòng Rustem Umerov và Chánh Văn Phòng Tổng Thống Andriy Yermak.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.