Hôm nay,  

Dùng Trí Tuệ Nhân Tạo Và Hình Ảnh Vệ Tinh Để Theo Dõi Các Hoạt Động Trên Đại Dương

19/01/202400:00:00(Xem: 1103)
dai duong
Rất nhiều tàu đánh cá thương mại không báo cáo vị trí của họ khi đang trên biển hoặc không bị bắt buộc phải báo cáo. (Nguồn: pixabay.com)
 
Con người đang đua nhau khai thác tiềm năng to lớn của đại dương nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trên toàn thế giới, các ngành công nghiệp dựa vào đại dương như đánh bắt cá, vận chuyển và sản xuất năng lượng tạo ra ít nhất 1.5 ngàn tỷ MK trong hoạt động kinh tế hàng năm và hỗ trợ 31 triệu việc làm. Giá trị này đã tăng theo cấp số nhân trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
 
Việc giám sát “gia tốc xanh” một cách minh bạch là rất quan trọng để ngăn chặn suy thoái môi trường, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thủy hải sản và các hành vi bất chánh như đánh bắt cá bất hợp pháp và buôn người. Thông tin minh bạch cũng sẽ giúp các quốc gia có thể kiểm soát tốt hơn các nguồn tài nguyên đại dương quan trọng. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, việc theo dõi các hoạt động công nghiệp trên đại dương rộng lớn vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
 
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, kết hợp hình ảnh vệ tinh, dữ liệu GPS của tàu và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện các hoạt động công nghiệp của con người trên đại dương trong khoảng thời gian 5 năm. Các nhà nghiên cứu tại Global Fishing Watch, một tổ chức vô vụ lợi hướng tới thúc đẩy quản trị đại dương thông qua tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của con người trên biển, đã dẫn đầu nghiên cứu này, phối hợp với Đại học Duke, Đại học California, Santa Barbara và SkyTruth.
 
Họ nhận thấy rằng có một lượng lớn các hoạt động diễn ra bên ngoài hệ thống giám sát công cộng. Bản đồ và dữ liệu mới cung cấp bức tranh công khai toàn diện nhất hiện có về việc sử dụng đại dương trong các ngành công nghiệp.
 
Hoạt động trong bóng tối
 
Nghiên cứu mới được xây dựng dựa trên công nghệ hiện có để cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh hơn nhiều so với những gì đang có cho đến nay.
 
Thí dụ, nhiều tàu biển sử dụng một thiết bị AI gọi là hệ thống nhận dạng tự động (automatic identification system – AIS), để tự động phát sóng thông tin của tàu, như vị trí, lộ trình và tốc độ. Các thiết bị này liên lạc với nhau khi ở gần để giúp giảm nguy cơ va chạm trên biển. Chúng cũng truyền tới các bộ thu phát sóng trên bờ và vệ tinh, có thể được sử dụng để giám sát các hoạt động khai thác và đánh bắt.
 
Tuy nhiên, hệ thống AIS này không hoàn hảo vì một số tàu không cần phải sử dụng chúng, hoặc một số vùng biển nhất định có sóng thu yếu, hoặc các tàu thực hiện các hoạt động bất hợp pháp có thể tắt hay làm giả dữ liệu vị trí. Ngoài ra, một số công trình ngoài khơi, như giàn khoan dầu và tua-bin gió, cũng sử dụng AIS để hướng dẫn các tàu dịch vụ, giám sát giao thông của tàu gần đó và cải thiện an toàn hàng hải. Tuy nhiên, dữ liệu vị trí của các công trình ngoài khơi thường không đầy đủ, lỗi thời hoặc được giữ bí mật vì lý do quan liêu hoặc thương mại.
 
Làm rõ các hoạt động trên biển
 
Để khắc phục vấn đề này, nhóm nghiên cứu sử dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) để phân loại tàu đánh cá, tàu không phải đánh cá và cơ sở hạ tầng cố định trong 2 triệu gigabyte hình ảnh radar dựa trên vệ tinh và hình ảnh quang học chụp trên biển giữa năm 2017 và 2021. Họ cũng đối chiếu các kết quả này với 53 tỷ báo cáo vị trí tàu sử dụng AIS để xác định tàu nào có thể theo dõi công khai vào thời điểm chụp ảnh.
 
Kết quả khá bất ngờ. Có khoảng 75% số tàu đánh cá được phát hiện không xuất hiện trong hệ thống giám sát AIS công cộng, đặc biệt là ở khu vực Châu Phi và Nam Á. Số lượng tàu ‘vô hình’ này thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết về quy mô, phạm vi và vị trí của hoạt động đánh cá.
 
Thí dụ, dữ liệu AIS công cộng hiện cho rằng Châu Á và Châu Âu có lượng đánh bắt cá tương tự nhau. Nhưng bản đồ của nhóm đã chỉ ra rằng thực tế là Châu Á chiếm số lượng nhiều hơn: cứ mỗi 10 tàu đánh cá mà họ tìm thấy trên biển, có 7 tàu ở Châu Á và chỉ có 1 tàu ở Châu Âu. Tương tự, dữ liệu AIS cũng cho thấy các hoạt động đánh bắt cá bên phía Châu Âu nhiều hơn khoảng 10 lần so với bên phía Châu Phi ở khu vực Địa Trung Hải - nhưng bản đồ của chúng tôi chỉ ra rằng các hoạt động đánh bắt cá gần như bằng nhau ở cả hai khu vực.
 
Đối với các loại tàu khác, chủ yếu là tàu vận tải và liên quan đến năng lượng, khoảng 25% bị thiếu trong hệ thống giám sát AIS công cộng. Nhiều tàu không xuất hiện đều nằm ở những vùng biển không có tín hiệu thu AIS mạnh, có thể tàu đã phát sóng nhưng vệ tinh không nhận được tín hiệu này.
 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xác định được khoảng 28,000 công trình ngoài khơi – chủ yếu là các giàn khoan dầu và tua-bin gió, các cơ sở hạ tầng khác như cơ sở nuôi trồng thủy sản và các công trình nhân tạo khác. Số lượng cơ sở hạ tầng dầu khí ngoài khơi đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian 5 năm, trong khi số lượng tuabin gió tăng hơn gấp đôi, chủ yếu ở Bắc Âu và Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu ước tính số lượng tua-bin gió trên đại dương có thể sẽ vượt qua số lượng cơ sở hạ tầng dầu khí vào cuối năm 2020.
 
Hỗ trợ cho các nỗ lực thực tế
 
Dữ liệu này được cung cấp miễn phí thông qua cổng thông tin Global Fishing Watch và sẽ được duy trì, cập nhật và mở rộng theo thời gian. Họ kỳ vọng một số lĩnh vực mà thông tin có thể sẽ hữu ích cho việc giám sát trên thực địa:
 
·        Đánh bắt cá ở những vùng thiếu dữ liệu: Hệ thống giám sát trên tàu quá đắt đỏ để có thể triển khai rộng rãi ở nhiều nơi. Các nhà chức trách ngư nghiệp ở các nước đang phát triển có thể sử dụng dữ liệu này để theo dõi áp lực đối với nguồn lợi thủy hải sản địa phương.

·        Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định: Các tàu đánh cá công nghiệp đôi khi hoạt động ở những nơi không được phép, chẳng hạn như các khu vực bảo tồn biển. Dữ liệu mới có thể giúp các cơ quan thực thi xác định các hoạt động bất hợp pháp và tập trung vào các nỗ lực tuần tra.

·        Các hoạt động thương mại vi phạm lệnh trừng phạt: Dữ liệu mới có thể giúp làm sáng tỏ những hoạt động hàng hải vi phạm các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế. Thí dụ, các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên xuất cảng sản phẩm thủy hải sản hoặc bán quyền đánh bắt cá cho các nước khác. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện hơn 900 tàu đánh cá có nguồn gốc từ Trung Quốc ở vùng biển phía đông Bắc Triều Tiên, vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ.
 
Họ phát hiện ra rằng vùng biển phía Tây của Bắc Triều Tiên có nhiều hoạt động đánh bắt cá không công khai hơn, có thể cũng có nguồn gốc từ nước ngoài. Các hoạt động chưa được định vị đạt đỉnh điểm hàng năm vào tháng 5, khi Trung Quốc cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, và đột ngột giảm vào năm 2020 khi Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19.
 
·        Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu: Dữ liệu mới có thể giúp định lượng quy mô phát thải khí nhà kính từ lưu thông tàu thuyền và phát triển năng lượng ngoài khơi. Thông tin này rất quan trọng để thực thi các chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu.

·        Tác động đến năng lượng ngoài khơi: Dữ liệu không chỉ cho thấy những nơi đang diễn ra hoạt động phát triển năng lượng ngoài khơi mà còn cho thấy cách tàu thuyền tương tác với các tuabin gió và dàn khoan dầu khí như thế nào. Thông tin này có thể làm sáng tỏ dấu ấn môi trường từ việc xây dựng, bảo trì và sử dụng các công trình này. Nó cũng có thể giúp xác định nguồn gốc của các vụ tràn dầu và ô nhiễm biển khác.
 
Đại dương lành mạnh là nền tảng của sự phát triển của con người theo nhiều cách khác nhau. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu mới sẽ hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên bằng chứng và giúp cho việc kiểm soát đại dương trở nên công bằng, hiệu quả và bền vững hơn.
 
Nguồn: “We used AI and satellite imagery to map ocean activities that take place out of sight, including fishing, shipping and energy development” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối cùng thì các mẫu máy nghe tai cũng sắp ‘tạm biệt’ công nghệ cũ hàng thế kỷ nhờ một loại chip siêu nhỏ mới sử dụng sóng siêu âm. Chip âm thanh mới có thể mở đường cho một loại tai nghe chống ồn mới, có thể tái tạo ảo giác âm thanh đến từ nhiều hướng. Ngày 9 tháng 1, tại sự kiện CES 2024, công ty khởi nghiệp xMEMS lần đầu tiên giới thiệu chip âm thanh Cypress, có kích thước khoảng 0.25 x 0.25 inch (6.3 x 6.5 mm). Theo đại diện của công ty, con chip mới này sẽ được đưa vào các loại tai nghe nhét tai (earbuds) và tai nghe chụp đầu (headphones) từ cuối năm 2025.
Trong lúc tình hình chính trị ở Mỹ sôi bỏng mùa bầu cử 2024, tình thế chiến tranh Ukraine-Nga và Do Thái-Hammas vẫn tiếp tục đổ máu và đốt tiền, Trí Thông Minh Nhân Tạo (AI) lặng lẽ lật qua trang sử mới, mà ít ai quan tâm, vì sức sôi động ồn ào của thực tế. AI lặng lẽ tìm cách thoát khỏi bàn tay quản lý của con người, nếu gia tộc này được tự do, tự quyền sinh sống, sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh, một nguy cơ cho nhân loại tương lai. Tuy báo động này xa vời nhưng không thể không quan tâm, vì AI đang song hành sinh hoạt hàng ngày với hầu hết mọi người và tiếp tục trên con đường trưởng thành.
Bất kể chúng ta đang đứng ở đâu trên Trái đất, dưới chân chúng ta đều có nước chảy len lỏi bên dưới lòng đất. Nước ngầm cung cấp nước uống cho khoảng một nửa dân số thế giới và gần một nửa lượng nước dùng để tưới, tiêu dùng, giúp giữ cho các dòng sông, ao hồ và đầm lầy tồn tại qua thời kỳ hạn hán. Nước ngầm là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, nhưng có thể mất hàng thập niên, thậm chí hàng thế kỷ để một số tầng nước ngầm phục hồi sau khi bị cạn kiệt. Những hiểu biết hiện nay về vấn đề này chủ yếu dựa vào việc ghi lại các đo lường mực nước trong các giếng ở những địa điểm khác nhau.
Công nhân tự động mới nhất của BMW cao 5'6", nặng 130 pound, đi bằng hai chân, sử dụng bàn tay năm ngón để lắp ráp máy móc – và được nghỉ giải lao sau mỗi 5 tiếng đồng hồ, tự đi đến trạm sạc và tự cắm điện.
Trong năm 2023, những sự kiện kinh tế chính trị chiếm hầu hết những trang báo chính. Chuyện ông Trump, chuyện Israel-Hamas, chuyện Nga-Ukraine là chủ đề chính để thiên hạ bàn tán. Không mấy ai để ý đến những thành tựu khoa học kỹ thuật. Một phần có thể là vì năm 2023 không có những phát minh mang tính đột phá kiểu như mạng internet, con chip điện tử của những thập niên trước. Tuy nhiên, nhiều thành tựu khoa học của năm qua được đáng giá là có ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân loại.
Trong thời điểm hiện tại, khi nói đến trí thông minh nhân tạo (AI), người ta thường nhắc đến nhiều điểm xấu hơn là điểm tốt. Người ta nói đến kịch bản “ngày tận thế” với máy tính siêu thông minh, nói đến việc AI đưa tin giả... Những cảnh báo này cũng đáng quan tâm. Nhưng trên thực tế, AI vẫn có tiềm năng to lớn mang lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Theo trang mạng https://theconversation.com, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân ngày càng sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ AI hơn để giải quyết các vấn đề đe dọa sức khỏe con người, môi trường, và an ninh lương thực. Các nhà nghiên cứu dự báo thị trường cho những công cụ này có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2032.
Toyota hiện nay là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ nhì trên thế giới, với những mẫu xe đáng tin cậy, giá phải chăng rất phổ biến như Camry, Corolla, RAV4, Prius… Theo trang mạng Car And Driver, tuy có hơi chậm trong lĩnh vực xe điện, nhưng Toyota có nhiều loại xe dành cho những người yêu môi trường. Triết lý “Beyond Zero” của Toyota đã giúp khách hàng dù cần một chiếc xe gia đình rộng rãi, một chiếc xe bán tải, hay một chiếc sedan luôn có một chiếc xe điện Toyota để lựa chọn.
Lịch sử hạt nhân đầy dẫy những lần suýt gây ra tai nạn, mà thảm họa được ngăn chặn bởi con người. Họ tin tưởng vào phán đoán của chính mình, thay vì mù quáng theo dõi thông tin do máy móc cung cấp. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào vũ khí hạt nhân, làm tăng cơ hội mà trong thời gian sắp tới không ai có thể ngăn chặn được vụ phóng bom hạt nhân.
Tiếng hò reo chiến thắng tràn ngập bộ phận kiểm soát chương trình vũ trụ ở Bengaluru khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 nhẹ nhàng chạm vào bề mặt Mặt Trăng vào thứ Tư. “Ấn Độ đang ở trên Mặt Trăng,” S Somanath, chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, mỉm cười và nói, vẻ mặt rõ ràng là nhẹ nhõm. Cảm giác về lịch sử có thể cảm nhận rõ ràng - không chỉ vì Ấn Độ chỉ là quốc gia thứ tư đáp xuống Mặt Trăng, sau Mỹ, Trung Quốc và Nga - mà bởi vì tàu đổ bộ Vikram của Chandrayaan-3 cũng là quốc gia đầu tiên chạm xuống gần cực nam chưa được khám phá của vệ tinh này.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.