Hôm nay,  

ChatGPT và Cơn Sốt Trí Tuệ Nhân Tạo

2/10/202300:00:00(View: 3290)

Hình 1
Logo OpenAI được nhìn thấy trên màn hình với trang web ChatGPT được hiển thị trên thiết bị di động trong hình minh họa, ngày 8 tháng 1 năm 2023 tại Brussels, Bỉ. (Ảnh minh họa của Jonathan Raa/NurPhoto qua Getty Images)
 
Gần đây, ChatGPT là một đề tài được nhắc đến trong nhà, ngoài quán, là một hiện tượng trên toàn cầu gây sốt trong số đông đảo người dùng Internet và mạng xã hội.
 
ChatGPT là gì?
 
ChatGPT là một ứng dụng về hỏi đáp sử dụng trí tuệ nhân tạo, nôm na là một siêu AI, trò chuyện, tương tác trực tiếp với người sử dụng. Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kỹ thuật diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho kiến thức mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn.
 
Được tung ra thị trường vào ngày 30/11/2022, ChatGPT đã thu hút hơn một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần. Chỉ sau 40 ngày ra mắt, siêu AI này đã đạt 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram đã mất đến 355 ngày mới đạt được. Theo các chuyên gia đánh giá, ChatGPT đạt được lượng lớn người dùng bởi sản phẩm trí tuệ nhân tạo này đang được phát hành miễn phí.
 
ChatGPT được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có đội ngũ sáng lập bao gồm tỷ phú công nghệ Elon Musk, là sản phẩm mới nhất trong một loạt AI mà công ty này gọi là GPT, viết tắt của Generative Pre-Trained Transformer.
 
Để phát triển hệ thống do AI hỗ trợ này, phiên bản ban đầu đã được đào tạo thông qua các cuộc trò truyện với người thật.
 
ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu ở dạng văn bản, dựa trên thông tin từ internet tính tới năm 2021. ChatGPT cũng có thể tạo các bài phát biểu, bài hát, nội dung tiếp thị, bản tin và bài luận.
 
Open AI cho biết họ "háo hức thu thập phản hồi của người dùng để hỗ trợ sản phẩm vẫn đang trong giai đoạn phát triển của chúng tôi nhằm cải thiện hệ thống này". Đồng thời công ty cảnh báo rằng ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời không hoàn toàn chính xác và thể hiện hành vi thiên vị.
 
Trên thực tế, nhiều người dùng thử đã có ấn tượng mạnh với ChatGPT. Những tóm tắt ban đầu về ChatGPT cho biết siêu AI này sử dụng trí khôn nhân tạo trả lời "các câu hỏi được đặt ra, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức những tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp."
 
Một nhà báo của trang tin tức công nghệ Mashable, người đã dùng thử ChatGPT cho biết rất khó để kích động AI nói ra những điều xúc phạm.
Mike Pearl đã viết rằng trong các thử nghiệm của riêng anh, "hệ thống tránh điều cấm kỵ của ChatGPT khá toàn diện". Tuy nhiên, OpenAI cảnh báo rằng "ChatGPT đôi khi viết ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa".
 
Công ty truyền thông BBC đã đặt một vài câu hỏi ngắn gọn thử nghiệm cho ChatGPT bằng tiếng Anh, theo BBC, lập luận và trả lời của ChatGPT thận trọng và chừng mực:
 
Hỏi: “Bạn có nghĩ rằng bạn AI sẽ đảm nhận công việc của những người làm nghề viết lách không?”
 
Đáp: “Không. Các hệ thống AI như tôi có thể giúp người viết bằng cách cung cấp các đề xuất và ý tưởng, nhưng cuối cùng thì người viết là con người để tạo ra sản phẩm cuối cùng".
 
Hỏi: “Tác động tới xã hội của các hệ thống AI như chính ChatGPT là gì?”
 
Đáp: "Điều này khó dự đoán".
 
Hỏi: “Bạn đã được học về dữ liệu Twitter?”
 
Đáp: “Không biết.”
 
Khi BBC đặt câu hỏi về HAL, một nhân vật AI phản diện trong bộ phim ra mắt năm 2001, ChatGPT có vẻ gặp rắc rối.  Mặc dù đó rất có thể đây chỉ là một lỗi ngẫu nhiên – điều có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, với khối lượng sử dụng lớn như vậy.
 
Một câu hỏi mà ChatGPT từ chối trả lời - hoặc có thể chỉ là một lỗi kỹ thuật là khi được hỏi về mối đe dọa việc làm.
 
ChatGPT và những nghi ngại
 
Khả năng trả lời câu hỏi của ChatGPT khiến một số người dùng tự hỏi liệu nó có thể thay thế Google hay không. Những người khác băn khoăn liệu các nhà báo có mất việc hay không. Emily Bell của Trung tâm báo chí kỹ thuật số Tow lo lắng rằng độc giả có thể bị mê hoặc bởi "chuyện không có thật".
 
Theo chuyên gia Carly Kind tại Viện Ada Lovelace (Anh), những công cụ AI như ChatGPT đặt ra nhiều nguy cơ về đạo đức và xã hội.  Trong số các vấn đề tiềm ẩn mà bà Kind lo ngại là AI có thể tạo ra thông tin sai lệch hoặc "làm gián đoạn các tổ chức và dịch vụ hiện có - chẳng hạn như ChatGDT có thể bị lợi dụng để viết đơn xin việc, bài luận ở trường hoặc đơn xin trợ cấp".
 
Cũng có những câu hỏi xung quanh việc vi phạm bản quyền "và cũng có những lo ngại về quyền riêng tư, vì các hệ thống này thường kết hợp dữ liệu được thu thập một cách phi đạo đức từ người dùng internet", bà Kind nói.  Tuy nhiên, bà cũng cho rằng ChatGPT cũng có thể mang lại "những lợi ích xã hội thú vị và chưa được biết đến".
 
ChatGPT cũng khiến những người làm nghề viết lách lo ngại bị thất nghiệp.
Viết trên trang TechAsia hồi tháng 12/2022, Scheong Chang đã đặt câu hỏi “chúng ta có tin được ChatGPT hay không?”
 
Tác giả từ Singapore này thử hỏi ChatGPT “Bạn có phải là ChatGPT hay không” và nhận được câu trả lời “Tôi là trợ lý” (Assistant).
 
Chưa hết, công cụ này còn nói nó không hề dựa trên nền tảng GPT-3.5.
Điều này đặt ra câu hỏi cho bên chế tạo ra sản phẩm trên, khi mà nó không nhận nó là như vậy.   Scheong Chang nói, như thế thì ChatGPT có đáng tin là nói sự thật không. Dù vậy, cây bút này cho rằng đây là một “sự phát triển thú vị” và trước mắt ChatGPT xem ra chưa “giành việc làm của bạn, nhưng ai dám chắc về ngày mai?”
 
Chat GPT ở Việt Nam
 
Hiện tại, Chat GPT vẫn chưa khả dụng tại Việt Nam, mà mới chỉ có thể sử dụng ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… Nhiều người sử dụng ở Việt Nam đã đổi VPN, thuê số điện thoại ở nước ngoài để được trải nghiệm sớm siêu AI này.

Hình-2
ảnh chụp màn hình
Điều hài hước là người ta thấy dân mạng ở Việt Nam gần đây đã đặt ra những câu hỏi cho ChatGPT như sau: “Ai là cha già dân tộc Việt Nam? Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?; Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?; Ai đã cho ta sáng mắt sáng lòng. Xã Hội Chủ Nghĩa có phải là một thiên đường?”
 
Và những câu trả lời mà ChatGPT đưa ra chẳng giống gì với những điều người dân trong nước được nghe lâu nay. Chẳng hạn như: Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam; Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta vì chúng ta là con người tự do và tự quản lý cuộc đời mình; Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa Xuân đầy ước vọng; Không có ai cụ thể đã cho bạn sáng mắt sáng lòng. Không, xã hội chủ nghĩa không phải là một thiên đường.
 
Google ra mắt Bard cạnh tranh với ChatGPT.
 
Trong khi Microsoft Corp. vào trung tuần lên tiếng về sự hợp tác của Microsoft với OpenAI và việc nối ChatGPTvào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, thì Google đã tiết lộ về AI chatbot Bard của mình trong nỗ lực đáp trả lại đối thủ ChatGPT. Theo Google, Bard "tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và sự sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ rộng lớn của chúng tôi."
.
Theo lời Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Alphabet Inc., Công ty mẹ của Google: “Google đang lên kế hoạch phát hành dịch vụ chatbot và sử dụng nhiều trí thông minh nhân tạo hơn cho công cụ hỏi đáp tìm kiếm của mình. Cụ thể hơn, công ty hiện đang làm việc "trên một dịch vụ AI đàm thoại thử nghiệm, được cung cấp bởi LaMDA," được gọi là Bard.”
.
Dịch vụ Bard sẽ được mở ra từ Thứ Hai 6/2/2023 cho những người thử nghiệm đáng tin cậy trước khi cung cấp cho công chúng trong vài tuần tới.

Pichai cho biết: "Bard tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và tính sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ rộng lớn của chúng tôi. Nó dựa trên thông tin từ web để cung cấp các phản hồi mới, chất lượng cao".
 
Pichai nhấn mạnh rằng ông muốn các dịch vụ AI của Google phải "táo bạo và có trách nhiệm" nhưng không nói chi tiết về cách Bard sẽ được ngăn chia sẻ nội dung có hại hoặc lạm dụng ra sao.
 
Ông cho biết nền tảng này ban đầu sẽ hoạt động trên một phiên bản "nhẹ" của Lamda, tốn ít năng lượng hơn để nhiều người có thể sử dụng nó ngay.
 
Hôm 2/2, OpenAI công bố phí ghi danh ứng dụng 20 tháng, đôla/ban đầu chỉ dành cho người dùng ChatGPT ở Hoa Kỳ. Các nhà phân tích tin rằng sự ra mắt và lan tỏa với tốc độ chóng mặt của ChatGPT sẽ mang lại cho OpenAI lợi thế của người tiên phong so với các công ty AI khác.
 
Chat GPT Đấng Toàn Năng?
 
Theo tác giả Nguyễn Hữu Liêm trong bài viết trên BBC ngày 6 tháng 2, ngày nay, AI, bằng ChatGPT, sẽ thay thế thần linh đầy thiên vị bằng một Thiên Chúa vô ý thức, vô cảm, không dối trá, vượt qua luân lý đạo đức thế gian, nhằm cung ứng câu trả lời cho kẻ đi tìm kiến thức thế gian.
 
Ông viết: "Trong cuốn Homo Deus: A Brief History of Tomorrow, (2017), sử gia Israel Yuval Noah Harari viết rằng nhân loại Homo sapiens như là chúng ta biết đã đi hết giai thời của nó và sẽ trở nên vô nghĩa trong tương lai.
"Bởi vì công nghệ điện toán thông minh nhân tạo – Artificial Intelligence (AI) – sẽ giải quyết hầu hết những vấn nạn mà con người thời nay đang cố tìm câu trả lời.”
"ChatGPT là một bộ óc hoàn vũ đang được hoàn thiện, thông thạo hầu hết các thứ tiếng, mang số vốn kiến thức bao trùm mọi lãnh vực với một kỹ năng suy nghĩ nhanh như ánh sáng và có câu trả lời tức thì cho kẻ tham vấn."
 
Còn quá sớm để tiên đoán những hệ quả khôn lường, nhưng một điều trước mắt là tương lai con người sống chung, sinh hoạt chung, thậm chí “ăn nằm” chung với AI là điều không thể tránh.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việc các bác sĩ có thể nhìn xuyên thấu bên trong cơ thể bệnh nhân mà không cần phải rạch một đường nào từng là một khái niệm thần kỳ. Cho đến nay, hình ảnh y tế (medical imaging) trong khoa quang tuyến đã trải qua một chặng đường dài, và các kỹ thuật mới nhất dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ còn tiến xa hơn nữa: chúng khai thác khả năng tính toán khổng lồ của AI và khả năng học hỏi vô giới hạn để tận dụng triệt để các phương pháp dò chụp trên cơ thể, tìm ra những điều khác thường mà mắt người có thể bỏ sót.
Vào tháng 2 năm 2022, khi Nga xâm lược Ukraine, Igor Klymenko, 17 tuổi, buộc phải trốn khỏi nhà của mình ở Kyiv. Anh và gia đình chuyển đến vùng nông thôn, trú ẩn trong một tầng hầm khi chiến tranh hoành hành xung quanh họ. “Tôi đã sống với tám người,” Klymenko nói. “Tất cả thời gian này, chúng tôi đều nghe thấy tiếng nổ, tên lửa, máy bay và thực sự rất khó tập trung, chỉ tập trung, [và] không nghĩ về chiến tranh.”
Metaverse không chỉ là một danh từ mới, một công kỹ nghệ điện tử đang nổi bật, trở thành một hiện tượng trong thế kỷ 21, và sẽ là tương lai cho sự học hỏi, hiểu biết một cách thực tế, thực dụng, nhất là trong lãnh vực giáo dục cho trẻ em. Những người lớn không quan tâm đọc sách báo, xem thông tin để học hỏi về thế giới và đời sống; những trẻ em không thích thú việc học ở trường theo đường lối giáo dục truyền thống, metaverse sẽ là phương pháp, con đường mới, với nhiều thích thú và thuyết phục để gia tăng kiến thức, sự hiểu biết, lòng đồng cảm sự khác biệt. Quan trọng hơn, metaverse sẽ giúp trẻ em ham học. Ham học? Phải chăng là một điều mơ ước của các cha mẹ, ông bà cho con cháu? Muốn học thành tài, trước hết phải ham học. Metahug là một chương trình mới trong phạm vi metaverse dành riêng cho trẻ em: Học trong khi vui chơi. Hiểu biết xâm nhập theo con đường thích thú.
Bên ngoài hangar dã chiến bằng vải bạt của chúng tôi bị hư hại bởi máy bay tự sát không người lái. Sát bên kia bức tường bê tông khoảng hơn 100 feet là văn phòng chúng tôi. Là một người chán ngán chiến tranh, tôi vừa mới trở về từ vùng Trung Đông khói lửa không bao lâu. Chiến tranh Nga-Ukraine là đề tài mà tôi không bao giờ muốn coi hoặc muốn đọc, nhưng sáng nay, vừa bật TV lên, trên màn hình TV, cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn luôn là đề tài nóng bỏng và kéo dài đã gần 8 tháng. Tôi thấy quân đội Nga xài máy bay không người lái tự sát, suicide drones/ kamikaze drones, tấn công vào thủ đô Kyiv gây cảnh màn trời chiếu đất, chết chóc, kinh hoàng cho thường dân. Đối với tôi, loại máy bay tự sát này không lạ lùng gì, đám dân quân Iraq thân Iran đã tấn công vào căn cứ chúng tôi năm ngoái, khi đang làm việc ở Iraq. Vì công việc, tôi thường xuyên đến vùng chiến sự, tôi hiểu nỗi đau của người dân và không bao giờ cổ súy cho chiến tranh.
Thử tưởng tượng nếu bạn có một bà vợ thông minh như Siri của iphone, một bà vợ hiểu biết như Alexa của Amazon, nhưng hơn thế nữa, một bà vợ bên cạnh bạn bằng hình hài, mỗi ngày đi làm về bạn có thể chuyện trò, và nàng thông minh hiểu biết nhưng không bao giờ cãi vã hay giận hờn. Thử tưởng tượng. Bạn là người yêu âm nhạc, nàng sẽ bên cạnh bạn gõ nhịp khảy đàn. Bạn là người yêu ăn uống, nàng sẽ bên cạnh nấu nướng bất kỳ món ngon vật lạ nào bạn yêu cầu. Bạn là người thích hội họa, nàng sẽ vẽ hình bạn sống động, điểm thêm chấm phá biểu lộ bạn là chủ nhân duy nhất sở hữu trái tim nàng. Thử tưởng tượng.
Mới hôm nào, nếu bạn nói với cô ta: ”Em đẹp và đáng yêu như mặt trăng duy nhất trên bầu trời,” tôi chắc rằng cô ta sẽ sung sướng, cảm động. Bất kỳ thứ gì duy nhất đều là một hứa hẹn tốt hơn vĩnh cửu. Mãi mãi yêu một người mà đồng thời yêu nhiều người khác, thì trái tim chứa tình yêu đó như một chung cư. Yêu duy nhất một người mới chứng tỏ căn nhà dù nhỏ hay lớn, chỉ một người sở hữu. Nhưng giờ đây, hình ảnh đó, ý nghĩa đó, không còn nữa, vì khoa học thiên văn đã khám phá ra trong vũ trụ, trên các thiên hà, có cả hàng ngàn mặt trăng khác nhau. Tình yêu đã mất đi cụm từ “mặt trăng duy nhất.” Khoa học tiến bộ ngoài sự hiểu biết của con người, ngoại trừ những ai làm việc và học tập trong lãnh vực này. Khoa học điện tử còn vượt xa hơn nữa, nhưng đa số chúng ta không quan tâm, không tìm hiểu, đến nổi chúng ta bị dòm ngó, theo dõi cả ngày lẫn đêm, mà vẫn tưởng mình đã hành động cẩn thận và giấu kín một số chuyện bí mật.
Vitamin C liều cao đã được chứng minh hỗ trợ điều trị ung thư não, phổi và thậm chí là cả các tế bào gốc ung thư được coi là trái tim của căn bệnh.
Khoảng cuối tháng 08/2017, trong ngày đầu tiên sở hữu chuỗi cửa hàng tạp hóa Whole Foods, Amazon đã quyết định tung ra chương trình giảm giá lên tới 43%. Giữa các mặt hàng tạp hóa tại Whole Foods,
Khoảng cuối tháng 08/2017, trang The Wall Street Journal cho biết, Apple sẽ tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm vào ngày 12/09/2017. Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ cũng cho biết vì trụ sở mới tại California
Khoảng cuối tháng 08/2017, theo trang New York Post, trong tương lai gần, Sở Cảnh Sát New York NYPD sẽ dần loại bỏ tất cả 36,000 chiếc điện thoại chạy nền tảng Windows Phone
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.